Lý do: Chưa đến 50% Doanh Nghiệp nộp báo cáo quyết toán đúng hạn

Quy định liên quan

Các quy định về quản lý đối với hoạt động gia công, SXXK trong thời gian gần đây có sự thay đổi lớn. Luật Hải quan năm 2014 và các văn bản dưới Luật đã góp phần giảm bớt các thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công, SXXK; trong đó phải kể đến thủ tục quản lý, thanh khoản đối với hàng nhập SXXK và gia công với thương nhân nước ngoài.

Quy định mới của pháp luật đã bỏ các thủ tục thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công; thông báo, điều chỉnh định mức gia công, SXXK, thông báo nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm XK; thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công. DN chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc chuyển giao nguyên vật liệu giữa các hợp đồng gia công và chỉ phản ánh trong bảng nhập-xuất-tồn. Thủ tục thanh khoản theo từng hợp đồng gia công cũng được bỏ, DN chỉ thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị theo năm tài chính của DN.

Theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo quyết toán của DN gia công, SXXK chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.

Hiện tại, việc nộp báo cáo quyết toán áp dụng đối với loại hình gia công; loại hình SXXK không có đề nghị hoàn thuế/không thu thuế, trừ trường hợp đã thực hiện hoàn thuế/không thu thuế theo hướng dẫn tại công văn số 16120/BTC-TCHQ của Tổng cục Hải quan; DN chế xuất (gồm loại hình gia công và SXXK).

Tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội, kì nộp báo cáo quyết toán đầu tiên có 114 DN gia công và 20 DN SXXK thuộc diện phải nộp báo cáo quyết toán. Tuy nhiên, theo Chi cục trưởng Trịnh Văn Sử, đến hết 30-3, mới có 50 DN gia công (chiếm 43%) và 10 DN SXXK thuộc diện phải thực hiện báo cáo quyết toán theo Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC (chiếm 50%) ) đã nộp báo cáo đúng hạn. Ngoài ra, có một số DN đã thực hiện nộp báo cáo theo đúng hạn nhưng báo cáo chưa đúng với quy định.

Thủ tục đổi mới, tạo thuận lợi, tuy nhiên DN vẫn chưa thực hiện theo đúng các quy định, lý do của DN thì “muôn hình vạn trạng. Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Sử, việc rất nhiều DN chậm nộp báo cáo quyết toán một phần do thói quen của các DN, thường đến sát ngày yêu cầu mới thực hiện lập báo cáo. Bên cạnh đó, có một phần DN báo cáo chưa đúng với quy định. “DN gia công thì lập báo cáo theo hướng dẫn đối với DN SXXK và ngược lại, DN SXXK lại lập báo cáo như hàng gia công. Cụ thể, DN SXXK phải báo cáo theo tổng trị giá của tài khoản 152, 155 của hệ thống kế toán chính thống thì lại thực hiện báo cáo theo từng dòng hàng”-ông Sử nói.

Có DN thì phản ánh chưa nộp báo cáo quyết toán do chưa tích hợp được số liệu từ các bộ phận như bộ phận quản lý kho; bộ phần kế toán và bộ phận XNK thành nộp số liệu.

Theo ông Trịnh Văn Sử, mặc dù đơn vị đã thực hiện hướng dẫn cụ thể với từng DN, tuy nhiên việc tiếp nhận và thực hiện theo đúng quy định vẫn chưa đạt yêu cầu. Lý giải về vấn đề này, ông Sử cho rằng, hiện nay có tình trạng cơ quan Hải quan khi tổ chức các buổi hướng dẫn thì nhiều DN không cử đúng cán bộ có chức trách và chuyên môn, vì vậy nên nội dung hướng dẫn và yêu cầu của cơ quan Hải quan có thể không được truyền đạt hết đến người có trách nhiệm. Đối với những trường hợp chưa nộp đúng hạn, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục thực hiện các bước xử lý theo quy định tại Điều 65 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Tuy nhiên, điều mà các cán bộ Hải quan “đau đầu” không phải chỉ là việc DN nộp báo cáo quyết toán đúng hạn hay không đúng hạn, mà là việc xử lý các báo cáo quyết toán mà DN đã nộp. Hiện nay, cơ quan Hải quan chưa có hệ thống thông tin nào để theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu tồn kho và sản phẩm đã XK, sản phẩm tồn… làm cơ sở đối chiếu với Báo cáo quyết toán theo năm tài chính của DN.

Bên cạnh đó, Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định, trong trường hợp phải kiểm tra, cơ quan Hải quan phải đến trụ sở DN để thực hiện kiểm tra, mỗi đoàn kiểm tra phải có tối thiểu 3 công chức thực hiện kiểm tra theo nhiều nội dung, như vậy với hàng trăm DN đang hoạt động trong lĩnh vực này, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội sẽ gặp không ít khó khăn về nguồn lực.

Trong lúc chưa có hệ thống dữ liệu thông tin để theo dõi, đối chiếu, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công đã thực hiện thống kê lượng DN thuộc diện phải nộp báo cáo quyết toán, phân loại các trường hợp cần kiểm tra báo cáo quyết toán dựa trên việc theo dõi, thu thập, phân tích thông tin đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của DN như: Trường hợp DN vi phạm nhiều, thường xuyên lỗi; những ngành hàng có khả năng dễ lợi dụng…

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin