Trường hợp nào cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất? Thời gian kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất là bao lâu? Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất bao gồm những nội dung gì?
Việc kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị được áp dụng trong các trường hợp nào? Nội dung kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị bao gồm những nội dung gì? Nội dung về các quy định trên như thế nào hãy cùng Options tìm hiểu qua bài viết sau đây:
1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Công văn đề nghị kiểm tra cơ sở SXXK
- Giấy phép kinh doanh
- CMND hoặc hộ chiểu của chủ doanh nghiệp
- Bảng lương công nhân, nhân viên
- Hợp đồng thuê đất có công chứng nếu thuê hoặc giấy xác nhận quyền sử dụng đất
- Danh mục máy móc thiết bị và hóa đơn đi kèm
- Cam kết thanh toán qua ngân hàng
- Mẫu 04 – Phiếu cung cấp bổ sung thông tin doanh nghiệp
- Mẫu 12 – Thông báo cơ sở sản xuất, lưu trữ sản phẩm để xuất khẩu
- Và giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền nếu thuê đơn vị thứ 3 đi đăng ký thay.
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu,
2. Thông báo cán bộ Hải Quan đến tại nhà máy để kiểm thực tế nhà xưởng
Trường hợp chưa đạt, doanh nghiệp tiến hành hoàn thiện và bổ sung sau đó yêu càu cớ quan Hải quan xuống kiểm tra lại => Chưa được thì kiểm tra tiếp đến khi đạt yêu cầu của Hải Quan.
3. Khai mẫu 12 (lên hệ thống V5), hải quan sẽ mở tài khoản cho phép khai tờ khai loại hình SXXK
4. Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai xuất nhập khẩu bình thường cho loại hình SXXK
Thủ tục mở tờ khai như thế nào mời quý khách hàng tìm kiếm trong phần hướng dẫn làm tờ khai hải quan trên website của chúng tôi.
Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 57 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất bao gồm:
1. Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất ghi trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hoặc ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị:
a) Kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; kho, bãi chứa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị.
b) Kiểm tra quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc thiết bị, số lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có tại cơ sở gia công, sản xuất; kiểm tra tình trạng hoạt động, công suất của máy móc, thiết bị.
Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị hoặc đối chiếu sổ kế toán để xác định (trường hợp mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (trường hợp thuê tài chính); hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng (trường hợp đi thuê). Đối với hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm.
3. Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất thông qua hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động.
4. Kiểm tra thông qua Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị.
— Nguồn: Internet —
—
CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN theo Thông – Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June – Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia |
EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. – Hotline: 0972 181 589 – Email: exim.com.vn@gmail.com – Website: Exim.com.vn |