Giải đáp hướng dẫn về báo cáo quyết toán theo thông tư 39/2018/TT-BTC

Câu hỏi

chúng tôi sản xuất các sản phẩm hương nén, hương thơm từ bột gỗ. – Tại khoản 1 điều 60 sửa đổi ” Tổ chức cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu ( bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm …”. Trong thực tế chúng tôi có nhập khẩu một số vật tư phục vụ trong sản xuất như: bu lông, ốc vít, băng dính, màng chít, dầu máy, bìa lót, bìa đỡ bán thành phẩm, pallet nhựa; các bộ phận sửa chữa, thay thế của máy móc hoặc các thiết bị máy văn phòng (máy tính, máy in); các máy móc sản xuất với giá trị dưới 30 triệu không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định, khuôn mẫu sản phẩm.

  • Những sản phẩm trên đây chúng tôi có báo cáo với cơ quan hải quan theo như mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL thuộc phục lục V- Thông tư 39/2018/TT-BTC hay không?
  • Đối với thành phẩm chúng tôi quản lý sản xuất theo mã sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi mã sản phẩm tương ứng với một loại sản phẩm. Tuy nhiên trong từng chu kì sản xuất sẽ có sự khác nhau về định mức thực tế. Do đó, khi làm thủ tục xuất khẩu thành phẩm, doanh nghiệp đã đăng kí mã sản phẩm xuất khẩu (mã này khác so với mã sản phẩm doanh nghiệp quản lý nội bộ). Vậy khi làm báo cáo theo mẫu 16/DMTT-GSQL theo phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC chúng tôi sẽ báo cáo theo mã sản phẩm quản lý nội bộ hay mã sản phẩm đã đăng kí với cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu?

Trả lời

1. Vướng mắc 1

– Theo điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) của Bộ Tài chính quy định về việc báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu.

– Căn cứ khoản 34 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính:

34. Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 54. Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu

1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:

a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;

b) Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;

c) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu;

d) Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;

đ) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;

e) Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Công ty căn cứ các quy định trên và các hướng dẫn lập báo cáo quyết toán tại khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC để thực hiện báo cáo quyết toán các loại nguyên liệu, vật tư, bao bì,… dùng sản xuất hành xuất khẩu tuỳ theo loại hinh kinh doanh cụ thể.

2. Vướng mắc 2

– Căn cứ khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

39. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu

…tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.

Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;…”

– Căn cứ hướng dẫn lập mẫu số 16/ĐMTT/GSQL tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

1. Hướng dẫn lập Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL:

Cột (2): Mã sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (3): Tên sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (4): Đơn vị tính của sản phẩm xuất khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan.

Như vậy, khi báo báo định mức thực tế theo Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL thì mã sảm phẩm xuất khẩu phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan. Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình.

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

———–

Tham khảo dịch vụ của chúng tôi

Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất

lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

(Quan trọng) Trong hồ sơ chuẩn bị quyết toán thuế gồm những gì?

Hồ sơ chuẩn bị quyết toán thuế gồm những gì? Kế toán cần chuẩn bị: sổ sách, bảng kê mua vào – bán ra, báo cáo quyết toán, hóa đơn, hợp đồng, bảng lương,… như thế nào trong kỳ quyết toán sắp tới. Cùng tìm hiểu bài chia sẽ trong bài viết dưới đây nhé.

1. Sổ kế toán File Excel (gửi mail)

– Xuất tất cả sổ cái từ loại 1 đến loại 9, Cân đối phát sinh, Công Nợ năm thanh kiểm tra thuế ra excel => gửi vào mail bên thuế

– In toàn bộ sổ sách ra excel đóng quyển và đóng thùng cacton => mang lên đội kiểm tra thuế hoặc kiểm tại doanh nghiệp tùy theo từng chi cục/ cục

2. Bảng kê mua vào, bán ra file excel (gửi mail)

– Mua vào bán ra từ năm thanh kiểm tra thuế ra excel gộp các năm/ cùng 1 files

– Lọc tất cả những hóa đơn đơn > 20 triệu, ghi chú ngày thanh toán và số tiền thanh toán

*Ghi chú: nên lưu riêng bộ hồ sơ công nợ: photo những hóa đơn > 20 + Uỷ nhiệm chi photo hoặc gốc lưu thành bộ

3. Bộ báo cáo quyết toán TNDN + BCTC năm thanh kiểm tra (photo 1 bản cho bên thuế khi họ kiểm tra)

– In bản mềm 01 bản lưu trữ sổ sách

– In 01 bản gửi cán bộ thuế

– Bao gồm: Quyết toán TNDN, TNCN, BCTC các năm

*Ghi chú: thường cán bộ thuế chỉ quan tâm bản cuối cùng doanh nghiệp đã nộp nếu trong các năm có làm KHBS bổ sung, vẫn phải lưu trữ bản gốc lần nộp đầu để khi hỏi kiểm tra vẫn có số liệu để giải trình

4. Hóa đơn mua vào, bán ra (bản gốc) và tờ khai thuế hàng kỳ

– Hóa đơn kẹp theo tờ khai hàng tháng/ Quý

– Hóa đơn kẹp chứng từ: phiếu thu, chi, hạch toán, nhập kho ….

*Ghi chú:

– Sắp thành bộ theo tháng / quý của tờ khai thuế

– Sắp chứng từ và hóa đơn đầu ra theo thứ tự đã kê khai thuế

– Sắp chứng từ và hóa đơn đầu vào theo thứ tự đã kê khai thuế

–Tờ khai thuế nào mất thì làm công văn lên thuế xin sao y trích lục lại

5. Sổ phụ ngân hàng + Ủy nhiệm chi bản gốc (Liệt kê các hóa đơn mua vào >= 20 triệu, ghi rõ ngày thanh toán)

– Kẹp Uỷ nhiệm chi vào các hóa đơn > 20 triệu để dễ kiếm và tra cứu

– Có thể là bản photo để 1 bản riêng hoặc bản gốc riêng, bản photo kẹp chứng từ sổ sách

*Ghi chú: Đối chiếu bảng tổng hợp công nợ và công nợ chi tiết với bảng kê Excel xem chênh lệch công nợ thanh toán với công nợ khách hàng là bao nhiêu

Nếu kiểm tra phát hiện UNC nào bị mất thì làm công văn lên ngân hàng xin sao y trích lục nếu không kịp có thể lấy giấy báo Nợ + sao kê chi tiết khoanh tròn đánh dấu lại để giải trình và xin bổ sung chứng từ sau

–Tìm hiểu tại các văn bản pháp lý về thuế GTGT (đi từ TT06 – Luật Thuế GTGT số 13- NĐ209 – TT219 …)

6. Hợp đồng lao động + bảng lương (bản gốc)

– Hợp đồng lao động kẹp CMT

– Bảng chấm công đầy đủ

– Quyết định tăng lương, và phụ lục hợp đồng lao động

– Quyết toán thuế TNCN đầy đủ

– Ký tá đầy đủ

*Ghi chú: các khoản chi lương và phụ cấp theo lương không có trong văn bản sau thì sẽ bị loại trừ không được tính vào chi phí hợp lý: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

–Tìm hiểu tại các văn bản pháp lý về thuế TNDN (đi từ TT130 – TT123 – NĐ218 – TT78 – TT96…)

7. Hợp đồng kinh tế

– Hợp đồng kinh tế đã ký kết, phụ lục hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận….

– Hợp đồng đầu vào là hợp đồng nguyên tắc do việc mua bán là thường xuyên

– Hợp đồng mượn xe để hợp lý chi phí xăng dầu đã đưa vào

*Ghi chú:

– Lưu trữ theo bìa còng, công ty nào phát sinh nhiều có thể lưu riêng 1 bìa còng, nếu ít thì lưu chung nhưng có ghi chú bằng giấy note

– Mỗi công ty là 01 tập liền nhau để dễ tìm kiếm

– Đánh dấu bằng giấy note màu để dễ nhận biết

– Hợp đồng chứng từ nào mất thì liên hệ khách hàng để xin bản sao y lại hoặc bản gốc thì càng tốt

8. Giấy phép kinh doanh

– Photo sao y hoặc photo đóng dấu treo đều được

– Các chứng từ khác như đăng ký mẫu dấu….

– Điều lệ công ty

– Quy chế tài chính công ty

*Ghi chú:

– Quy chế tài chính công ty là một loại văn quan trọng nhất xuyên suốt trong quá trình thanh kiểm tra vì nó có mối liên hệ mật thiết đến những chi phí phát sinh trong doanh nghiệp như: tiền tiếp khách hàng, phòng nghỉ, máy bay,công tác phí khác, mượn xe, sữa chữa xe đi mượn, điện thoại…..

– Kiểm tra chi phí của doanh nghiệp sau đó soạn quy chế tài chính cho phù hợp với những chi phí đã phát sinh

———–

Tham khảo dịch vụ của chúng tôi

Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất

lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Cách lập Báo Cáo Quyết Toán Loại Hình Gia Công Theo thông tư 38

Hàng gia công là một trong những mặt hàng cần thực hiện báo cáo quyết toán hàng năm.

Việc thực hiên báo cáo quyết toán vô cùng quan trọng và dễ bị sai sót, nên người thực hiện cần đảm bảo những bước tiến hành một cách chính xác.

1.Căn cứ pháp lý liên quan đến báo cáo quyết toán loại hình gia công

Báo cáo quyết toán hàng gia công, căn cứ theo các quy định dưới đây:

  • Điều 7 và điều 10a (đối với loại hình đặt GC ở nước ngoài) Công văn số 18195/BTC-TCHQ ngày 08/12/2015
  • Công văn số 597/TCHQ-GSQL 21/01/2016 về Thực hiện báo cáo Quyết toán.
  • Công văn số 1501/TCHQ-GSQL ngày 29/02/2016 về việc hướng dẫn báo cáo quyết toán nguyên vật liệu hàng Gia công và sản xuất xuất khẩu theo năm tài chính và triển khai thực hiện phần III quyết định số 1966/QĐ-TCHQ.
  • Công văn 1171/TCHQ-GSQL ngày 17/02/2016 về việc thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp chế xuất (Vướng mắc khi thực hiện báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư, thành phẩm từ nguồn nhập khẩu theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL).

2. Hồ sơ báo cáo quyết toán

  • Hợp đồng gia công/ phụ lục hợp đồng gia công đã thực hiện nhưng chưa thanh khoản hoặc các báo cáo quyết toán và hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công đang thực hiện
  • Bảng tiêu chí và điều chỉnh định mức
  • Biên bản thỏa thuận, biên bản thanh lý hợp đồng gia công và thỏa thuận chuyển giao nguyên phụ liệu, sản phẩm  sang hợp đồng gia công khác.
  • Tờ khai hải quan.
  • Phiếu nhập kho, xuất kho (kể cả nguyên phụ liệu, sản phẩm, máy móc thiết bị chuyển giao).
  • Các chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế thải.
  • Báo cáo tài chính và hạch toán chi tiết các tài khoản liên quan đến các hợp đồng giao công (tài khoản theo dõi nguyên phụ liệu, thành phẩm, tài khoản theo dõi chi phí gia công, các sổ kế toán nếu có…).
  • Chứng từ về xử lý nguyên phụ liệu dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
  • Thực hiện theo biểu mẫu của Báo cáo quyết toán gồm: Mẫu 15/BCQT/GSQL và Mẫu 16/BCQT-MMTB/GSQL.

3.Các bước lập Báo cáo quyết toán khi không có số liệu từ kế toán:

Các bước thực hiện như sau:

a. Lên danh sách các hợp đồng gia công cần nộp báo cáo quyết toán.

b.Căn cứ theo cột trên báo cáo quyết toán để nhập số liệu phù hợp

Lưu ý về vấn đề chênh lệch số lượng/tên hàng/ĐVT giữa kho và Xuất nhập khẩu

Trên bảng Báo cáo quyết toán, làm tổng cho tất cả các nguyên phụ liệu, thành phẩm có chung tên hàng, đơn vị tính của tất cả các Hợp đồng gia công.

Chèn thêm thêm vài cột sau cột Ghi chú như Số HDGC, mã HS code, mã NPL/SP đã đăng ký với HQ nếu chỉ thuộc 1 hợp đồng gia công….

Khi in Báo cáo quyết toán gửi Hải quan thì ẩn những cột đã chèn kia.

Lập sổ chi tiết, theo dõi file excel…như thế nào thì tùy bạn, miễn là khi HQ yêu cầu giải trình thì bạn có số liệu chi tiết khớp với BCQT bạn đã nộp với cơ quan HQ là được.

c. Báo cáo theo thứ tự từ trên xuống

Tất cả các loại Nguyên phụ liệu rồi mới đến Thành phẩm.

d. Dòng 1: NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬP KHẨU.

  • Tồn đầu kỳ 2015: Dành cho các hợp đồng gia công thực hiện từ 2014 đến 2015(Đối phó để ra báo cáo chứ có thời gian phải làm lại toàn bộ sổ kế toán kho chi tiết theo đúng luật nhá).

Cách 1: Chạy thanh khoản trên phần mềm ( chỉ là thao tác để DN theo dõi chứ không có khai báo gì lên cơ quan hải quan nên không cần lo lắng-> note cho những bạn chưa biết thao tác này), chiết xuất báo cáo 05, lọc và chốt số liệu đến 31/12/2014-> cách lọc thì các bạn cần tự mày mò nhé.

Cách 2: Vào phần theo dõi nguyên phụ liệu nhâp xuất theo ngày tháng, chọn từng loại NPL, chiết xuất ra excel, hơi lâu vì chỉ có sheet từng mã NPL nhưng lại đầy đủ tk xuất nhập, ngày tháng và SL của từng mã đó.

  • Như vậy đã có tồn đầu kỳ NPL để điền vào cột 4. Tuy nhiên, nếu có sản phẩm tồn đầu kỳ 2015, thì các bạn cần tính lại lượng tồn đầu kỳ NPL: Lượng tồn trên phần mềm – lượng sử dung cho số sản phẩm tồn đầu kỳ.
    Nhập trong kỳ : tương ứng với lượng tờ khai NK thôi (bao gồm cả TK nhập chuyển giao nhé).
  • Xuất trong kỳ: lương NPL đã xuất kho để sử dụng cho các sp đã xuất khẩu + sản phẩm tồn kho + xuất chuyển giao.
  • Tồn cuối kỳ:

e. Dòng 2: THÀNH PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ NGUỒN NHẬP KHẨU

  • Tồn đầu kỳ 2015:Dành cho các h thực hiện từ 2014 đến 2015: Kiểm tra với kho xem có lượng sản phẩm tồn kho không, nếu có thì thêm vào (xem lại phần tồn đầu kỳ NPL2015 hợp đồng gia công trên).
  • Nhập trong kỳ : ứng với lượng SP đã sản xuất xong và được nhập kho thành phẩm.
  • Xuất trong kỳ: lương sp đã xuất kho để xuất khẩu + xuất chuyển giao.
  • Tồn cuối kỳ: ai cũng hiểu rùi.

f. Lưu ý:

  • Xuất NPL trong kỳ luôn luôn >=lượng SP xuất trong kỳ X định mức sử dụng-> Vì NPL có thể xuất cho cả sp tồn kho.
  • Cần làm sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo yêu cầu, đúng quy định của báo cáo kế toán để ra được báo cáo quyết toán, vì vậy nếu ai đang sử dụng phần mềm của Thái Sơn thì chịu khó nhập dữ liệu vào mục KẾ TOÁN KHO nhé. Còn không thì làm thủ công file excel, căn cứ vào dữ liệu trên phần mềm HQ. Cách làm thì hỏi kế toán.
  • Đối với loại NPL nhập GC tự cung ứng, các bạn cần lấy tên hàng, số liệu bên kế toán để đối chiếu vì họ có theo dõi loại NPL này(nó có thanh toán). NPL Nhập SXXK cung ứng cho HDGC thì được báo cáo theo loại hình sản xuất xuất khẩu.