Sửa biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi: Bám sát lộ trình các cam kết quốc tế

(HQ Online) – Chia sẻ với Tạp chí Hải quan, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Trưởng Bộ môn Nghiệp vụ Hải quan, Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính cho rằng, việc Bộ Tài chính liên tục sửa đổi, cập nhật các quy định liên quan đến biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan là nhằm bám sát các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã kí kết, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

Thưa bà, hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến với dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Bà đánh giá như thế nào về vai trò và ý nghĩa của Biểu thuế này?
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (khoản 1 Điều 11) quy định Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu bao gồm thông tin cụ thể như: danh mục hàng hóa được chi tiết theo mã HS 08 chữ số, mô tả hàng hóa, mức thuế suất và điều kiện được áp dụng mức thuế suất ưu đãi…
Những thông tin chi tiết được ban hành trong Nghị định hướng dẫn doanh nghiệp đang có hoạt động XNK hiểu rõ hơn đối tượng được áp dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi và thủ tục cần thiết doanh nghiệp cần thực hiện để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi này, qua đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn lộ trình cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã kí kết.
Từ đó thấy rõ hơn được việc đảm bảo tuân thủ và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay các FTA.
Với dự thảo Nghị định về Biểu thuế mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến, việc đưa ra mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cụ thể với từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu được chi tiết theo mã HS 08 chữ số và mô tả của hàng hoá sẽ tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan Hải quan trong việc thống nhất thực hiện khi làm thủ tục hải quan đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Nghị định này.
Qua đó, góp phần gia tăng giá trị kim ngạch XNK trong thời gian tới đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa có thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi, từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển.
Ở một khía cạnh khác, doanh nghiệp kinh doanh những hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa được ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khi có biểu thuế ưu đãi với thông tin cụ thể sẽ có thể tính toán được chính xác chi phí thuế với từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu cũng như những điều kiện cần đáp ứng để được hưởng mức thuế suất ưu đãi, từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch tài chính, kế hoạch dòng tiền, chiến lược kinh doanh cụ thể, chính xác và hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải.
Đối với những hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa có thuế xuất khẩu ưu đãi, các quy định trong dự thảo Nghị định sẽ góp phần khuyến khích sản xuất, tăng nguồn thu ngoại tệ đối với hàng hóa xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, tạo ra nhiều lợi thuế cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu; đồng thời hạn chế xuất khẩu khoáng sản tài nguyên chưa qua chế biến, giảm xuất khẩu hàng hóa gia công giá trị gia tăng thấp.
Đứng trên góc độ quản lý nhà nước, việc ban hành Nghị định sửa đổi là thực hiện theo đúng lộ trình khi Việt Nam kí kết các FTA cũng như các cam kết quốc tế. Việc này góp phần làm minh bạch hoá thông tin, giúp hỗ trợ doanh nghiệp có thông tin một cách rõ ràng.
Theo tôi, việc thực hiện nội luật hóa văn bản quốc gia để phù hợp với cam kết quốc tế là tất yếu khi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi được sửa đổi một cách kịp thời, theo sát lộ trình triển khai các FTA đã được kí kết, tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bởi vì, theo xu hướng tự do hóa thương mại hiện nay, các dòng thuế quan ngày càng giảm đi, nếu việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thay đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi muộn hơn so với lộ trình cắt giảm thuế quan sẽ làm cho doanh nghiệp thiệt thòi, không được hưởng sớm mức thuế suất giảm này.

Với dự thảo Nghị định về Biểu thuế đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, theo bà, các quy định trong đó đã hợp lý chưa?
Việc sửa đổi Biểu thuế được thực hiện kịp thời và bám sát các yêu cầu về lộ trình cắt giảm thuế quan tại các FTA là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đến nay đã qua 4 lần sửa đổi, nhiều nội dung đã có sự thay đổi, bổ sung đáng kể so với Nghị định gốc (Nghị định số 122/2016/NĐ-CP, Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP; Nghị định số 101/2021/NĐ-CP và gần đây nhất là Nghị định số 51/2022/NĐ-CP).
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc phân loại, áp mã hàng hóa thì cần thiết ban hành một Nghị định mới về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi để thay thế 5 Nghị định có liên quan được ban hành từ năm 2016 đến nay, qua đó, đảm bảo tính minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm chi phí hành chính cho cơ quan hải quan và người nộp thuế.
Đồng thời, một số nội dung liên quan đến câu chữ thể hiện trong các Nghị định này cũng cần được rà soát để đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Kỳ vọng của bà như thế nào về dự thảo Nghị định về Biểu thuế khi chính thức được ban hành?
Tôi mong muốn sau khi Nghị định được ban hành, tất cả các thông tin tại đây được công bố công khai, rộng rãi. Và quan trọng nhất là cần có công cụ phần mềm đi kèm để có thể dễ dàng tra cứu thay vì phụ thuộc vào các văn bản giấy. Việc tra cứu thông tin dễ dàng, chính xác sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện, đồng thời thực hiện đúng những điều kiện về ưu đãi thuế suất và nhanh chóng được hưởng lợi từ thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi; cơ quan Hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan cũng sẽ thuận lợi hơn trong công tác kiểm tra hải quan đối với những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/sua-bieu-thue-xuat-khau-bieu-thue-nhap-khau-uu-dai-bam-sat-lo-trinh-cac-cam-ket-quoc-te-168828.html

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Kiểm Tra Sau Thông Quan


Câu hỏi:
Công ty tôi có nhập khẩu mặt hàng thép. Khi khai báo hải quan , cty tôi khai báo mã hàng là A với thuế suất thuế NK 0% và đã được hải quan cảng cho thông quan sau khi kiểm tra thực tế 5% lô hàng.
Vừa rổi hải quan có kiểm tra sau thông quan tại cty tôi và đã kết luận:
1. Cty tôi khai báo sai mã hàng , mã hàng là B chứ không phải A và thuế suất thuế NK là 10% và quyết định truy thu thuế NK. Quyết định này của đội kiểm tra có đúng không? Vậy Nếu cty chúng tôi khai sai tại sao hải quan cảng lại xác nhận là đúng và cho thông quan và ai sẽ chịu trách nhiệm?
2. Tại thời điểm kiểm tra, đội đã kiểm tra lượng hàng còn tại kho của cty tôi là 50 tấn , (số còn lại đã bán hết khoảng 200 tấn – không thể kiểm tra được) , vậy giá trị để xác định thuế truy thu căn cứ vào 50 tấn hay toàn bộ hàng cty chúng tôi đã nhập về?

Nội dung trả lời:
1. Ý kiến trả lời cho câu hỏi số 1:
Điểm b, Mục 2, Khoản 14,  Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số  42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định:
“14. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
2. Người khai hải quan có nghĩa vụ:
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình, về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ giấy lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ điện tử;”
Mục a, Khoản 2, Điều 56 của Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan quy định:
“Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan khi kê khai, tính thuế, nộp thuế
2. Người khai hải quan có nghĩa vụ:
a) Tự kê khai đầy đủ, rõ ràng các căn cứ tính thuế, số tiền thuế, các khoản thu khác trên tờ khai hải quan và tự chịu trách nhiệm về nội dung kê khai;”
Căn cứ các quy định nêu trên thì người khai hải quan tự khai và tự chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.
Điểm 1, Khoản 20, Điều 1 của của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định:
“20. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 32. Kiểm tra sau thông quan
1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm:
a) Thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan;
b) Thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.”
Do đó khi tiến hành kiểm tra sau thông quan, Cơ quan hải quan có đủ cơ sở pháp luật để kết luận về việc khai sai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế là đúng với quy định của pháp luật.
2. Ý kiến trả lời cho câu hỏi số 2:
Khoản 1, Điều 8 của Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005 quy định:
“Điều 8. Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế
1. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.”
Căn cứ quy định nêu trên thì căn cứ để tính số tiền thuế truy thu là số lượng, trị giá hàng hóa và thuế suất tại thời điểm nhập khẩu.

Nguồn: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=16&id=51419&cid=952

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình


Câu hỏi:
Cty chúng tôi là cty TNHH MTV, do tôi làm chủ sở hữu- được chuyển đổi từ Cty TNHH 2 TV do Ông A làm đại diện pháp luật, tôi là thành viên góp vốn.
Trước đây khi còn hoạt động, cty TNHH 2 TV có thực hiện nhập khẩu hàng hóa. Tại thời điểm kiểm tra cty không có quyết định kiểm tra sau thông quan và cũng không có nợ thuế.
Vậy xin hỏi sau khi chuyển đổi thành Cty TNHH 1 TV do tôi làm chủ sở hữu, cty tôi có phải chịu sử kiểm tra sau thông quan đối với những tờ khai trước kia do cty TNHH 2 TV nhập khẩu hay không?


– Theo như nội dung trình bày và câu hỏi nêu trong thư của Công ty Kim Ngân, cơ quan hải quan hiểu là: Trước khi thực hiện chuyển đổi, Công ty B đã được  KTSTQ. Đối với trường hợp KTSTQ không có quyết định kiểm tra thì việc KTSTQ chỉ được thực hiện dưới hình thức KTSTQ tại trụ sở cơ quan HQ. Vì KTSTQ tại trụ sở cơ quan HQ không ban hành quyết định kiểm tra.
+ Việc KTSTQ nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm (nếu có), trong đó có vi phạm pháp luật về thuế.
+ Pháp luật quy định việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp được quy định tại điều 55, luật Quản lý thuế; khoản 3, điều 154 luật Doanh nghiệp. Căn cứ những quy định này thì,  nếu doanh nghiệp chuyển đổi chưa hoàn thành các nghĩa vụ về thuế có trách nhiệm trước pháp luật hoàn thành các nghĩa vụ về thuế trước khi chuyển đổi. Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp chuyển đổi có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp bị tổ chức lại. Việc hoàn thành các nghĩa vụ về thuế được hiểu bao gồm cả việc hoàn thành các nghĩa vụ về ấn định thuế, xử phạt về thuế (nếu có).
+ Như vậy, doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp chuyển đổi có nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi đối với doanh nghiệp chuyển đổi. Trong các nghĩa vụ, trách nhiệm đó có nghĩa vụ, trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra; chấp hành các nghĩa vụ về thuế cũng như việc truy thu thuế (nếu có) của doanh nghiệp chuyển đổi.
+ Căn cứ những quy định trên và áp dụng vào trường hợp công ty hỏi nêu trong thư thì Công ty A có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công ty B, trong đó có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các quyết định thanh tra, kiểm tra, các nghĩa vụ về thuế.
– Áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành đối với trường hợp cụ thể của Công ty, được nêu trong thư thì:
+ Nếu Công ty A thuộc đối tượng KTSTQ thì chỉ chịu sự KTSTQ đối với những tờ khai, hồ sơ hải quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, cho dù công ty A là công ty mới thành lập có hoặc không có hoạt động XNK hàng hóa (trong thư không nêu rõ Công ty A có hoạt động về kinh doanh XNK hay không). Trong thời hạn kiểm tra  05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai. Như vậy, có thể có cả những tờ khai của Công ty B (còn nằm trong thời hạn) và tờ khai của Công ty A (nếu có). Vì như trên đã  dẫn chứng, Công ty A còn có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công ty B là công ty có hoạt động XNK hàng hóa trước khi chuyển đổi.
+ Trong thư  có nêu việc Công ty B đã được kiểm tra STQ trước khi chuyển đổi, nhưng sau khi chuyển đổi mà cơ quan HQ phát hiện có dấu hiệu vi phạm  (kể cả những tờ khai đã được kiểm tra STQ trước đây của công ty B và còn trong thời hạn 05 năm như nêu trên) thì cơ quan HQ tiếp tục KTSTQ đối với công ty A và công ty A có nghĩa vụ, trách nhiệm trước pháp luật. Việc kiểm tra như vậy là đúng với các quy định của pháp luật hiện hành.

Nguồn: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=16&id=52390&cid=952

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Kiểm Tra Sau Thông Quan

Câu hỏi:
Quyết định kiểm tra sau thông quan do Phó cục trưởng ký có hợp lệ không? Và quyết định được gửi qua fax, qua email có hợp lệ không? Nếu doanh nghiệp ủy quyền cho người khác tới chi cục kiểm tra sau thông quan để làm việc về thay đổi mã hs code mà hải quan nói trong khi làm việc với người được ủy quyền, nhưng doanh nghiệpbkhông đồng ý với mã hs code đó, thì doanh nghiệp sẽ phải làm gì để không đồng ý với mã hs code mà cb ktstq đưa ra? Và ktstq sẽ phải làm gì khi doanh nghiệp không đồng ý mã hs code, ktstq có phải gửi công văn hay quyết định cho doanh nghiệp jay không, hay ktstq chỉ nói bằng lời nói?


1/ Về thẩm quyền ký Quyết định:
Điều 79 Luật Hải quan năm 2014 quy định:
“Điều 79. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
1. Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan, yêu cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan…”
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ “Về công tác văn thư” đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của chính phủ “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư” quy định:
“1. Ở cơ quan tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Cấp phó ký thay chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật.”.
Do vậy, Quyết định kiểm tra sau thông quan do Phó cục trưởng ký là hợp lệ.
2/ Về kết quả kiểm tra sau thông quan:
Được quy định cụ thể tại khoản 3, khoản 4 Điều 79 Luật Hải quan năm 2014, cụ thể như sau:
“3. Việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau:
a) Trường hợp thông tin, chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận;
b) Trường hợp không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc người khai hải quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, không giải trình theo yêu cầu kiểm tra thì cơ quan hải quan quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải ký thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho người khai hải quan.”
Như vậy, kết quả kiểm tra phải được lập thành văn bản và gửi cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm quy định về “Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan” tại Điều 81; quy định về “Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan” tại Điều 82 Luật Hải quan năm 2014.

Nguồn: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=16&id=57400&cid=952

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Khi tính định mức thực tế của sản phẩm thì doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không?


Câu hỏi:
Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu (doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nội địa) nhập khẩu hàng hóa từ cả 03 nguồn: nhập khẩu từ nước ngoài (loại hình E31); nhập từ các doanh nghiệp nội địa khác theo chỉ định của người bán ở nước ngoài (loại hình A12); mua từ trong nước, sử dụng hóa đơn GTGT, không mở tờ khai. Như vậy cùng một mã nguyên liệu, doanh nghiệp nhập từ cả 03 nguồn. Vậy khi doanh nghiệp tính định mức thực tế của sản phẩm, doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không? Trong khi báo cáo quyết toán hàng sản xuất xuất khẩu không yêu cầu phải báo cáo cho lượng nguyên liệu, vật tư nhập theo tờ khai nhập A12 và mua từ nội địa?

Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu?

Theo quy định tại Điều 59 Luật Hải quan 2014 quy định về trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu cụ thể như sau:
(1) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng.
(2) Cơ quan hải quan có trách nhiệm:
– Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
– Kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
– Kiểm tra việc quyết toán, quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
(3) Việc kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Điều này thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
Khi doanh nghiệp tính định mức thực tế của sản phẩm, doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không?
Khi tính định mức thực tế của sản phẩm thì doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không?

Định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu là bao nhiêu?

Tại khoản 35 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu cụ thể như sau:
(1) Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá để sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh… thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2);
Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.
(2) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này.
Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chưa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chưa phải nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết toán (Ví dụ: gia công, sản xuất xuất khẩu tàu biển có thời gian dự kiến hoàn thành trong 3 năm thì đến năm tài chính thứ 3 mới phải nộp định mức thực tế).
Vật tư không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lưu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư và thể hiện trong báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho của vật tư này.
(3) Tổ chức, cá nhân và cơ quan hải quan sử dụng định mức thực tế sản xuất để xác định số thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, hoàn thuế, không thu thuế hoặc khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.

Khi doanh nghiệp tính định mức thực tế của sản phẩm, doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 31 Bảng giải đáp thắc mắc ban hành kèm Công văn 5529/TCHQ-TXNK năm 2021 xử lý vướng mắc Nghị định 18/2021/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành có trả lời câu hỏi trên cụ thể như sau:
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp sản phẩm sản xuất được cấu thành từ cả 03 nguồn (Nhập khẩu từ nước ngoài (loại hình E31), nhập từ các doanh nghiệp nội địa khác theo chỉ định của người bán ở nước ngoài (loại hình A12), mua từ trong nước, sử dụng hóa đơn GTGT, không mở tờ khai) thì doanh nghiệp chỉ khai báo định mức thực tế cho cơ quan hải quan đối với phần nguyên liệu, vật tư đã được giải quyết miễn thuế theo mã loại hình E31.
Việc xây dựng định mức đối với nguyên liệu mua từ trong nước và nguồn nhập từ các doanh nghiệp nội địa khác theo chỉ định của người bán ở nước ngoài (loại hình A12) để sản xuất sản phẩm do doanh nghiệp tự xây dựng và quản lý nội bộ.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/khi-tinh-dinh-muc-thuc-te-cua-san-pham-thi-doanh-nghiep-co-can-tinh-ca-luong-nguyen-lieu-tu-nguon-a-14627.html

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Loại Hình Nhập Khẩu


Câu hỏi:
Công ty chúng tôi nhập khẩu dây thép để sản xuất khung ghế ô tô loại hình A12, trên invoice và tờ khai khai số lương như sau : Dây thép số 1 : 1000 cái, dây thép số 2 : 1200 cái , tuy nhiên khi về kiểm đếm thực tế số lượng như sau : dây thép số 1 : 935 cái, thiếu 65 cái, dây thép số 2 : 1350 cái, dư 150 cái . Trên hợp đồng mua bán không đề cập đến số lượng thừa thiếu cho phép. Kính mong tổ tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp cách giải quyết số lượng thiếu và dư thừa nêu trên?

Việc xử lý kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu do cơ quan Hải quan nơi kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 30 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, việc khai báo và thực tế có khác biệt; do đó, tuỳ theo tình tiết, mức độ vi phạm mà cơ quan Hải quan sẽ căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính, hồ sơ vụ việc cụ thể và quá trình chấp hành pháp luật của công ty… để xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan.
Công ty có thể tham khảo  Nghị định 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP và các hướng dẫn liên quan để biết và thực hiện giải trình cũng như hướng dẫn của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục.

Nguồn: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=16&id=24220&cid=952

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Kiểm Tra Sau Thông Quan

Câu hỏi:
Hiện công ty em mở tờ khai ở các chi cục hải quan ở các cảng Hải Phòng / Bắc Ninh / Hồ Chí Minh / Hà Nội.
Vừa rồi bên em có nhận đc thông báo kiểm tra sau thông quan.
Cục Hải Quan Hà Nội đã kiểm tra sau thông quan tất cả các tờ khai hải quan ở các cửa khẩu cảng biển sân bay ở các Cục trên. Như vậy là đúng hay sai ? Doanh nghệp em đóng ở Hà Nội.
Cục Hải Quan Hà Nội đã kiểm tra sau thông quan như vậy Các Cục Hải Quan như Hải Phòng / Bắc Ninh , Hồ Chí MInh khác có kiểm tra sau thông quan công ty em nữa hay không ạ ?
Có công văn nào về việc quy định việc kiểm tra sau thông quan có thế sau này các Cục khác cũng kiểm tra như vậy sẽ là chồng chéo or làm khó Doanh Nghiệp.
Kính mong anh chị giải đáp giúp doanh nghiệp.


– Nội dung câu hỏi không cho biết doanh nghiệp nhận được Quyết định KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan hay tại trụ sở người khai hải quan và không rõ trường hợp Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, Kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hay Kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó, Cục KTSTQ đưa ra một số quy định liên quan để bạn đọc tham khảo, cụ thể: Điều 77,78,79, 80 Luật Hải quan số 54/2014/QH13; Điều 97, 98 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015; Khoản 50 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, Khoản 73,74 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
– Về việc tránh chồng chéo trong việc kiểm tra sau thông quan:
Tại điểm 1 Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn trình hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, quy định: “1. Khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động kiểm toán nhà nước thì chủ động phối hợp, trao đổi với Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ để thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp, cần tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt theo tinh thần trên.”

Nguồn:https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=16&id=62271&cid=952

 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Thủ tục kiểm tra sau thông quan

 

Câu hỏi:
Thứ nhất: Khi doanh nghiệp nhận được thông báo kiểm tra sau thông quan về việc xác định lại trị giá nhập khẩu hàng hóa nhưng vì khó khăn trong kinh doanh nên doanh nghiệp phải tạm thời ngừng hoạt động kinh doanh ( đã thông báo lên cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan thuế) nhưng chi cục hải quan lại ra quyết định ấn định thuế trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thì có vi phạm pháp luật không a?
Thứ hai: Chi cục hải quan ra quyết định kiểm tra sau thông quan trước khi hàng hóa được thông quan và khi doanh nghiệp lên làm việc về việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan thì nhân viên hải quan không lập biên bản làm việc ngay tại đó mà sau vài ngày lại gửi mail và bắt doanh nghiệp phải kí vào biên bản đó thì có vi phạm pháp luật không ạ?

Dẫn câu trả lời của Cục giám sát quản lý:

Thứ nhất: Trong trường của Công ty là tạm thời ngừng hoạt động kinh doanh (đã thông báo lên cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế) chứ không nói đến việc chấm dứt tư cách pháp nhân của Công ty (được thể hiện việc chấm dứt tư cách pháp nhân của Công ty bằng các quyết định hành chính của Nhà nước), do đó được hiểu về mặt pháp luật Công ty vẫn tồn tại.
Việc thực hiện KTSTQ được quy định các Điều 77, Điều 78, Điều 79, Điều 80 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Do vậy, nếu cơ quan hải quan ra quyết định ấn định thuế thì Công ty vẫn phải chấp hành các nghĩa vụ về thuế theo quy định.
Thứ hai: Tại Điều  77 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 quy định về Kiểm tra sau thông quan: Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệụ, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã thông quan.
Tại khoản 3, Điều 142 Thông tư 38/2015/TT_BTC ngày 25/3/2015 quy định về kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan:
“Trong qua trình kiểm tra, nội dung kiểm tra được ghi nhận tại các biên bản kiểm tra, kèm các hồ sơ, chứng từ người khai hải quan giải trình, chứng minh.”
Tại điểm 1e, Điều 18 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của người khai hải quan: “ Người khai hải quan có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan”
Đề nghị Công ty căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên và căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan để làm việc với cơ quan liên quan theo đúng quy định.

Nguồn: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=16&id=60064&cid=952

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Tái nhập hàng trả lại (A31) từ doanh nghiệp ưu tiên

 

Câu hỏi: Công ty chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng tới Quý Tổng cục và có một vấn đề muốn được giải đáp như sau:
Công ty chúng tôi xuất bán hàng cho khách hàng Samsung (Doanh nghiệp ưu tiên). Một số hàng bị lỗi đối tác Samsung tái xuất hàng Công ty chúng tôi. Công ty chúng tôi mở tờ khai tái nhập hàng trả lại (A31). Trong trường hợp này, tờ hàng tái nhập phân luồng đỏ.
Vậy chúng tôi xin được hỏi, Công ty chúng tôi có được miễn kiểm hóa hàng thực tế không? (dựa theo khoản 6 điều 86 TT39/TCHQ).

Trả lời câu hỏi của Công ty, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau:
Tại Điều 10 thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: Người khai hải quan được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật như sau:
1. Mức 1: Doanh nghiệp ưu tiên.
2. Mức 2: Tuân thủ cao.
3. Mức 3: Tuân thủ trung bình.
4. Mức 4: Tuân thủ thấp.
5. Mức 5: Không tuân thủ.
– Tại Khoản 6, điều 86 Thông tư 38/2015/BTC quy định: “6. Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau… Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa)….”
– Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Tại Dự thảo Thông tư đã gửi lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Dự thảo ngày 07/10/2021), khoản 6 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC dự kiến sửa đổi như sau: “ Trường hợp người khai hải quan được đánh giá tuân thủ là doanh nghiệp ưu tiên (mức 1) và các đối tác mua bán, giao nhận hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ cao (mức 2) và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ cao (mức 2) theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau… Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa)….”
Nguồn: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=16&id=67704&cid=952
pageId=16&id=66959&cid=952″>https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=16&id=66959&cid=952


 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Giải đáp 06 vướng mắc về loại hình nhập khẩu


Mã loại hình: A12

Hỏi: Loại hình A12 sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu để sản xuất. Như vậy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước có sử dụng loại hình A12 không?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là doanh nghiệp Việt Nam.

Đề xuất: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (không thực hiện quyền nhập khẩu) sử dụng loại hình A12.

Giải đáp:

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư) thì sử dụng mã loại hình A12 (Nhập kinh doanh sản xuất).

Mã loại hình: A11 & A41

Hỏi: Theo ghi chú tại mã loại hình A11-Nhập kinh doanh tiêu dùng: Riêng doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu. Như vậy được hiểu loại hình A41-Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu áp dụng cho trường hợp:

+ Trường hợp 1: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu;

+ Trường hợp 2: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký theo quyền nhập khẩu.

Vậy nếu hiểu theo trường hợp 2 thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không phải DNCX; không nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu) nhập hàng tiêu dùng trong doanh nghiệp sẽ áp dụng mã loại hình nào?.

Đề xuất áp dụng mã loại hình A11

Giải đáp:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ thì quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.

Do vậy, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không phải DNCX) nhập khẩu hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh thương mại mà chỉ sử dụng trong doanh nghiệp thì áp dụng loại hình A11

Mã loại hình: A11 và A12

Hỏi: Việc phân chia loại hình A11 và A12 theo mục đích sử dụng hàng hóa nhập khẩu (A11-nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng; A12-nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất trong nước) phát sinh vướng mắc đối với một số trường hợp doanh nghiệp đặc thù như: nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, hóa chất, thép…với số lượng lớn trong đó một phần hàng hóa phục vụ sản xuất của doanh nghiệp, một phần kinh doanh thương mại thì việc khai báo chia tách một lô hàng nhập khẩu theo hai loại hình khác nhau (hàng chung một tàu hoặc được đóng trong nhiều container) sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong xác định lượng hàng của từng loại hình khi khai báo (trọng lượng hàng, số lượng/số hiệu container tại mỗi tờ khai/loại hình). Ngoài ra, khó khăn khi doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa chuyển từ kinh doanh sang sản xuất hoặc ngược lại theo nhu cầu thực tế (hiện chưa có hướng dẫn về tờ khai thay đổi mục đích sử dụng đối với trường hợp này).

Đề xuất: Đối với các trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu một lô hàng có hai mục đích sử dụng thì chấp nhận cho người khai được lựa chọn và khai báo theo 1 mã loại hình A11 hoặc A12, đồng thời ghi chú trên tờ khai số lượng hàng dự kiến phục vụ sản xuất và thương mại? Trường hợp sau này khi thực tế sử dụng khác so với dự kiến thì thực hiện khai báo bổ sung và không thực hiện xử phạt (do ban đầu chỉ là số dự kiến)

Giải đáp: Theo hướng dẫn tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 thì loại hình A12-Nhập kinh doanh sản xuất: sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trực tiếp đưa vào sản xuất. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu theo các loại hình khác nhau phải khai trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng giữa hai loại hình A11 và A12 nhưng không thay đổi chính sách mặt hàng và chính sách thuế thì không phải thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng.

Mã loại hình: A21

Hỏi: Tại Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định về thủ tục hải quan khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa. Khi doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng (không chuyển tiêu thụ nội địa) hàng hóa có nguồn tạm nhập thì chưa có quy định rõ mã loại hình. Đề nghị TCHQ hướng dẫn thực hiện.

Giải đáp: Hàng hóa tạm nhập chỉ có 2 hình thức xử lý: tái xuất hoặc tiêu thụ nội địa nếu không thực hiện tái xuất. Trường hợp hàng tạm nhập thay đổi mục đích sử dụng (chuyển sang các chế độ quản lý hải quan khác) mà không phải tiêu thụ nội địa thì phải thanh khoản tờ khai tạm nhập bằng việc khai tờ khai tái xuất sau đó khai tờ khai nhập khẩu theo mục đích sử dụng mới để theo dõi quản lý tiếp (vd: nhập gia công hoặc SXXK…)

Mã loại hình: A31

Hiện nay chưa có quy định mã loại hình sử dụng trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, bưu chính quốc tế phải tái nhập (nhóm 1 quy định tại Điều 7 Thông tư 49/2015/TT-BTC và nhóm 2 quy định tại Điều 6 Thông tư 191/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 56/2019/TT-BTC ngày 23/8/2019).

Đề xuất bổ sung quy định hướng dẫn sử dụng mã loại hình A31 trong trường hợp này

Giải đáp: Trường hợp hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế nếu phải tái nhập thì khai mã loại hình A31

Mã loại hình: E13

Hỏi:

– Công văn số 2751/TXNK-CST ngày 05/4/2019 thì DNCX nhập khẩu đồng phục, giầy cho công nhân trước đây sử dụng mã loại hình A12. Tuy nhiên, theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ hướng dẫn mã loại hình A12-Nhập kinh doanh sản xuất. Do đó, hiện nay hoạt động này sẽ áp dụng mã loại hình A11-Nhập kinh doanh tiêu dùng hay mã loại hình E13-Nhập hàng hóa khác chỉ sử dụng trong DNCX thuộc đối tượng không chịu thuế.

Đề xuất: DNCX nhập quần áo đồng phục cho công nhân sử dụng mã loại hình A11-Nhập kinh doanh tiêu dùng.

– DNCX nhập khẩu hàng mẫu, hàng hóa phục vụ nghiên cứu phát triển sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế thì sử dụng mã loại hình nào?

– Hàng hóa DNCX nhập khẩu để làm quà tặng cho nhân viên (vd: tặng Giầy, dép cho công nhân …)

Giải đáp:

Mã loại hình E13-Nhập khẩu hàng hóa khác vào DNCX sử dụng trong trường hợp hàng hóa khác chỉ sử dụng trong DNCX (thuộc đối tượng không chịu thuế).

– Trường hợp DNCX mua hàng hóa (đồng phục, giầy dép …) để cung cấp hoặc làm quà tặng cho công nhân viên sử dụng loại hình A11.

– Trường hợp DNCX nhập khẩu hàng mẫu, hàng hóa phục vụ nghiên cứu phát triển sản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh nếu chỉ sử dụng trong DNCX, thuộc đối tượng không chịu thuế thì sử dụng mã loại hình E13. Các trường hợp còn lại sử dụng loại hình H11, DNCX nộp đủ các khoản thuế, hoàn thành đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa.

– Trường hợp DNCX gửi quà biếu, quà tặng từ nước ngoài cho nhân viên, không nhằm mục đích thương mại, DNCX nộp đủ các khoản thuế, hoàn thành đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa thì sử dụng mã loại hình H11.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/tai-chinh/40476/hoi-dap-11-vuong-mac-ve-ma-loai-hinh-xuat-nhap-khau

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn