HỆ THỐNG KIỂM SOÁT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO EU (ICS2) VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM   

Liên minh Châu Âu (EU) coi việc đảm bảo an ninh an toàn chung cho công dân và thị trường EU là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, EU đã và đang nỗ lực triển khai chương trình an ninh và an toàn của Hải quan áp dụng trước khi hàng đến, được củng cố bởi hệ thống thu thập thông tin hàng hóa với quy mô lớn – Hệ thống kiểm soát nhập khẩu ICS2. Chương trình tiếp nhận thông tin qua hệ thống ICS2 này là một trong những đóng góp quan trọng vào việc tăng cường quản lý rủi ro hải quan tích hợp trong khuôn khổ quản lý rủi ro chung (CRMF) của EU.

Chương trình an ninh và an toàn trước khi hàng đến được thiết lập theo nguyên tắc của Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại của WCO (SAFE). Chương trình ICS2 sẽ điều chỉnh lại quy trình hiện tại về mặt Công nghệ thông tin, pháp lý, quản lý và kiểm soát rủi ro Hải quan và các hoạt động thương mại có liên quan.

Hệ thống ICS2 sẽ thu thập dữ liệu về tất cả hàng hóa trước khi đến biên giới EU. Doanh nghiệp sẽ phải khai báo dữ liệu an toàn và bảo mật trên hệ thống ICS2, thông qua Tờ khai NK tóm tắt (ENS). Thông tin trước về hàng hóa và phân tích rủi ro sẽ cho phép xác định sớm các mối đe dọa về an ninh và giúp cơ quan hải quan can thiệp vào thời điểm thích hợp nhất trong chuỗi cung ứng. 

Các mốc chính khi triển khai ICS2 giai đoạn 3 từ 03/6/2024

Đây là giai đoạn cuối triển khai ICS2 và sẽ tác động đến tất cả các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xuất khẩu hàng hóa tới EU trong các lĩnh vực vận tải, chuyển phát nhanh, bưu điện, logistics đường biển, đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Để hỗ trợ Doanh nghiệp tiếp cận thông tin và kết nối tốt với hệ thống, EU áp dụng biện pháp hỗ trợ từng đối tượng trong khung thời gian như sau:

– Từ 03/6/2024 đến 01/9/2025: Các doanh nghiệp kết nối với ICS2 được cấp thời hạn triển khai dành riêng cho từng phương thức vận chuyển:

+ Ngày 03/6/2024 – 04/12/2024: các hãng vận chuyển đường biển và đường thủy nội địa;

+ Ngày 04/12/2024 – 01/4/2025: Các doanh nghiệp nộp hồ sơ thứ cấp vận tải đường biển và đường thủy nội địa;

+ Ngày 01/4/2025 – 01/9/2025: các doanh nghiệp vận chuyển đường sắt và đường bộ.

Từ thời điểm 3/6/2024, tất cả các doanh nghiệp logistics, chuyển phát nhanh, giao nhận và các doanh nghiệp vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường bộ có liên quan tới hàng hóa XK từ Việt Nam vào EU đều phải khai báo dữ liệu trước khi hàng đến vào hệ thống ICS2 của Liên minh Hải quan EU. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không nắm được các quy định này có khả năng phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng như: Các containers và lô hàng sẽ bị dừng tại Biên giới với EU; Hàng hoá sẽ không được thông quan bởi Hải quan EU; Hoặc các tờ khai không đầy đủ hoặc bị từ chối hoặc sẽ bị cấm vận vì không tuân thủ quy định của EU.

Nguồn: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=2&aid=198444&cid=25

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

  EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: (024) 66 750 939

– Email: info@exim.com.vn

– Website: Exim.com.vn

– Facebook: Exim.com.vn.

NHỮNG RỦI RO VÀ SAI SÓT MÀ DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP PHẢI TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHẬP – XUẤT – TỒN

Báo cáo quyết toán Hải quan là một cơn sốt đối với các doanh nghiệp gia công và sản xuất xuất khẩu. Trong quá trình làm và hoàn thiện BCQT Hải quan không thể tránh được các rủi ro và sai sót.

So với việc thực hiện BCQT thì việc giải trình báo cáo sẽ khó hơn nhiều. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp không có sự phân công rõ ràng về bộ phận sẽ chịu trách nhiệm lập BCQT. Quy định về phối kết hợp giữa các bộ phận trong nội bộ khi lập BCQT chưa được các công ty quan tâm đúng mực.

Để lập đúng BCQT, cần dựa trên số liệu thực tế và chứng minh bởi các chứng từ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo quy định của chế độ kế toán kiểm toán (Bộ Tài chính). Những dữ liệu về khai báo hải quan của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu không đủ cơ sở để lập BCQT theo quy định của Thông tư 39.

Từ đó, việc doanh nghiệp thường gặp những rủi ro và sai sót trong công tác quản trị nhập – xuất – tồn như:

✔ Doanh nghiệp chưa có sự thống nhất đơn vị đầu mối chính phụ trách hoạt động báo cáo cho cơ quan hải quan

✔ Hiểu chưa đúng các hướng dẫn về các chỉ tiêu thông tin trên báo cáo quyết toán

✔ Sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan gồm mã nguyên vật liệu, mã thành phẩm trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu với mã tại bộ phận kế toán, đơn vị tính về số lượng, trọng lượng và tờ khai sửa, hủy sau thông quan.

✔ Sai sót trong theo dõi kế toán: tách nguồn nguyên vật liệu theo các loại hình xuất nhập khẩu: miễn thuế, không chịu thuế; kinh doanh nộp thuế; mua, cung ứng nội địa,…; mã kế toán của nguyên vật liệu, thành phẩm với mã trên tờ khai hải quan; các trường hợp không thực hiện thủ tục hải quan nhưng vẫn phải lưu giữ các chứng từ kế toán.

✔ Thiếu tính liên kết giữa bộ phận kế toán – kho – xuất nhập khẩu

✔ Xuất, nhập kho nguyên vật liệu/thành phẩm thừa/thiếu so với thông tin trên tờ khai hải quan

✔ Các hoạt động sản xuất diễn ra trong kho nhưng bộ phận kế toán không thông báo cho xuất nhập khẩu

✔ Nguyên liệu xuất kho vào nhiều mục đích khác với mục đích sản xuất nhưng kế toán không thông báo cho xuất nhập khẩu biết

✔ Sản xuất thực tế khác với các thông tin báo cáo cho kế toán: cấp phát thừa thu hồi không thông báo, sản xuất thiếu phải cấp bù không thông báo,…

✔ Hàng hóa thực tế xuất kho thừa, hoặc thiếu số lượng, hoặc khác chủng loại so với khai báo hải quan

✔ Một số hàng hóa xuất kho vào mục đích khác xuất khẩu nhưng kế toán không hạch toán tài khoản  mà hạch toán vào các tài khoản khác

✔ Do thiếu nhất quán giữa bộ phận kho và kế toán dẫn đến số liệu tồn kho thực tế khác biệt so với tồn kho sổ sách kế toán và tồn kho xuất nhập khẩu

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

  EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: (024) 66 750 939

– Email: info@exim.com.vn

– Website: Exim.com.vn

– Facebook: Exim.com.vn.

Chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra Báo cáo quyết toán

1. Kiểm tra định mức

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người khai hải quan không có trách nhiệm phải khai báo đăng ký định mức sản phẩm với cơ quan hải quan khi mở tờ khai nhập xuất, tuy nhiên có trách nhiệm xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt đối với từng mã sản phẩm. Lưu trữ và xuất trình định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư….Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.

Đồng thời, người khai hải quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng
mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Do đó, tại thời điểm kiểm tra, ghi nhận trên biên bản kiểm tra việc người khai hải quan cung cấp các chứng từ, tài liệu, dữ liệu về định mức đối với các mã sản phẩm,
các mã nguyên liệu, vật liệu cần kiểm tra; quy trình sản xuất đối với các mã sản phẩm cần kiểm tra; việc sử dụng các loại nguyên liệu, vật liệu trong từng công đoạn sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm xuất khẩu để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đối chiếu.

Tùy theo các đặc tính, quy trình sản xuất của sản phẩm xuất khẩu, việc lưu trữ, quản lý các chứng từ, tài liệu, dữ liệu về định mức của người khai hải quan mà
quyết định phương pháp kiểm tra định mức phù hợp.

Tuy nhiên nhìn chung có các phương pháp cơ bản sau:

+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở tài liệu kỹ thuật;

+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở lượng xuất – nhập – tồn;

+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở tài khoản kế toán

>> Xem thêm: Thời điểm nào kiểm tra báo cáo quyết toán tại doanh nghiệp? 

2. Kiểm tra tình hình tồn kho nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu

Kiểm tra xác định lượng nguyên liệu, vật tư đã sử dụng, còn tồn theo các khai báo của doanh nghiệp với cơ quan hải quan với lượng tồn kho thực tế tại doanh nghiệp theo 01 trong các phương pháp sau:

– Xác định lượng tồn kho theo kê khai của người khai hải quan;

– Xác định lượng tồn kho thực tế tại trụ sở người khai hải quan;

+ Xác định lượng tồn kho thực tế trên cơ sở kiểm tra thực tế tồn kho tại thời điểm kiểm tra;

+ Xác định lượng tồn kho thực tế tại doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng báo cáo quyết toán đã được kiểm toán độc lập.

* Một số lưu ý khi xác định lượng tồn kho theo kê khai hải quan và tồn kho thực tế tại doanh nghiệp:

– Xác định lại số liệu doanh nghiệp kê khai hải quan trong đó lưu ý các trường hợp doanh nghiệp bị lập biên bản chứng nhận, biên bản vi phạm, kê khai bổ sung và các trường hợp hủy tờ khai. Trong đó đối với số liệu khai thác từ hệ thống VNACCS/VIS cần lưu ý về các trường hợp kê khai bổ sung sau thông quan vì khi kết xuất dữ liệu đối với các trường hợp này đều không thể hiện đúng chính xác dữ liệu doanh nghiệp đã khai bổ sung sau thông quan.

– Kiểm tra và xác định các yếu tố phải cộng, phải trừ khi xác định tồn thực tế nguyên phụ liệu của một công ty như nguyên liệu giao, nhận gia công trong nước; nguyên phụ liệu đi đường; hàng gửi bán và nguồn gốc nguyên vật liệu; thời điểm hạch toán kế toán với thời điểm khai báo hải quan.

– Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của bộ hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu: Đối chiếu thông tin trên tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu với thông tin trên chứng từ kèm theo (hợp đồng, hóa đơn, packinglist, bill…); Đối chiếu số lượng nguyên phụ liệu trên tờ khai nhập khẩu với sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; sản phẩm xuất khẩu trên tờ khai xuất khẩu với sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu.

– Kiểm tra thực nhập, thực xuất: Đối chiếu số lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu với sổ/thẻ kho của bộ phận kho nhằm xác định các trường hợp nhập thừa, nhập thiếu; có nhập khẩu nhưng không nhập kho; Đối chiếu số lượng sản phẩm xuất khẩu với sổ/thẻ kho của bộ phận kho nhằm xác định các trường hợp xuất thừa, xuất thiếu; có xuất kho nhưng không xuất khẩu; Đối chiếu công nợ phải trả người bán với trị giá nguyên liệu, vật tư trên tờ khai nhập khẩu để phát hiện các trường hợp khai sai số lượng, trị giá hàng nhập khẩu, phát hiện các khoản điều chỉnh tăng, giảm công nợ; Đối chiếu công nợ phải thu của khách hàng với trị giá trên tờ khai xuất khẩu để phát hiện các trường hợp khai sai số lượng.

– Xác định chênh lệch:
Chênh lệch giữa tồn kho theo kê khai của người khai hải quan và tồn kho thực tế tại doanh nghiệp được xác định

– Xác định chênh lệch:
Sau khi xác định được lượng chênh lệch sẽ phát sinh 03 trường hợp: Không chênh lệch; chênh lệch thiếu và chênh lệch thừa. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện việc xác định số tiền thuế ấn định, trong đó.

>> Xem thêm: KHAI BÁO TRONG BCQT THEO MẪU SỐ 15 CỦA THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC

a) Chênh lệch bằng 0 (không chênh lệch):

Doanh nghiệp kê khai hải quan phù hợp với số liệu thực tế, số liệu kế toán tại doanh nghiệp.

Do đặc thù của sản xuất, kinh doanh cũng như định mức, tỷ lệ hao hụt do doanh nghiệp kê khai với cơ quan hải quan thì việc không phát sinh chênh lệch giữa số liệu tồn kho thực tế tại doanh nghiệp với số liệu tồn kho theo kê khai hải quan đối với tất cả các mã nguyên vật liệu là khó có thể xảy ra.

Thực tế phát sinh nhiều doanh nghiệp hiện nay khi cung cấp Báo cáo tài chính đã được kiểm toán (thường có mối liên hệ với đơn vị làm dịch vụ kế toán của doanh nghiệp) thực hiện việc hạch toán kế toán hoàn toàn dựa trên cơ sở số liệu tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu; định mức do doanh nghiệp kê khai với cơ quan hải quan trong các hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế, không thu, ….

Từ đó bộ phận kế toán mới lập các chứng từ như phiếu xuất kho, nhập kho và các chứng từ kế toán khác một các phù hợp để xuất trình, cung cấp cho hải quan.

Khi kiểm tra thực tế nếu chỉ căn cứ vào các chứng từ do doanh nghiệp cung cấp và đối chiếu với số liệu quản lý của cơ quan hải quan thì sẽ không phát sinh bất cứ chênh lệch hay sai sót nào. Khi phát sinh trường hợp này, vấn đề đặt ra là cần kiểm tra lại tính chính xác, hợp lý, đúng quy định của việc hạch toán kế toán cũng như chính xác thực của số liệu kiểm kê tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

– Làm việc bộ phận kho nguyên liệu, thành phẩm để làm rõ việc quản lý, lưu trữ, báo cáo hay cung cấp chứng từ xuất kho, nhập kho nguyên vật liệu cho bộ phận kế toán để thực hiện việc hạch toán kế toán như thế nào? Tiến hành kiểm tra thực tế (nếu cần) để xác minh tính chính xác các trình bày của bộ phận kho nguyên liệu.

– Kiểm tra chi tiết việc hạch toán kế toán vào tài khoản 152, 621 tại các thời điểm có đối chiếu với số liệu qua làm việc với bộ phận kho nguyên liệu. Từ đó xác định việc hạch toán kế toán có hay không dựa trên số liệu thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Làm việc với bộ phận kho nguyên liệu, thành phẩm và bộ phận kế toán để làm rõ cơ sở của việc xây dựng bảng kiểm kê tồn kho cuối kỳ. Trong đó lưu ý đối với các nguyên liệu, vật liệu không thể tồn tại dưới dạng số lẻ nhưng trong bảng kiểm kê vẫn thể hiện số lẻ (ví dụ: Cúc áo: 1.567,38 cái; Dây kéo: 365.869,72 cái….).

Qua làm việc tại một cách tổng thể như trên, sẽ chứng minh được với đại diện doanh nghiệp về tính không chính xác, trung thực và đúng quy định của các chứng từ, số liệu tài liệu đã cung cấp, kể cả số liệu đã được kiểm toán.

Từ kết quả làm việc này doanh nghiệp cung cấp số liệu đúng, chính xác phản ánh đúng thực tế tại doanh nghiệp vì tại doanh nghiệp luôn phải nắm rõ số liệu này để quản trị, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể kiểm định tính chính xác này bằng cách kiểm tra thực tế đại diện một số mã nguyên vật liệu.

b) Chênh lệch thừa (lượng tồn kho tại doanh nghiệp nhiều hơn lượng tồn kho theo số liệu kê khai hải quan)

Việc tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp lớn hơn tồn theo hồ sơ, chứng từ hải quan có thể do: doanh nghiệp thanh quyết toán nguyên vật liệu gia công, xét hoàn thuế, không thu thuế, xây dựng báo cáo xuất nhập tồn… với định mức xây dựng cao hơn định mức thực tế sản xuất; doanh nghiệp có hành vi xuất khống; đưa tờ khai xuất khẩu đã hủy hoặc kê khai thiếu tờ khai nhập khẩu trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, báo cáo quyết toán; hàng thực nhập kho thừa so với khai báo hải quan trên tờ khai nhưng không khai bổ sung.

Đoàn Kiểm tra, nếu có đủ điều kiện, thực hiện việc xác định, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến chênh lệch tồn kho thừa để ngoài việc ấn định thuế còn thực hiện lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến chênh lệch thừa thì cũng ghi nhận ý kiến giải trình của doanh nghiệp về nguyên nhân dẫn đến chênh lệch thừa để làm cơ sở cho việc để xuất xử lý hay không xử lý vi phạm hành
chính của doanh nghiệp.

Lưu ý:

+ Chênh lệch thừa của doanh nghiệp chế xuất:

Cơ sở pháp lý cho việc đề xuất không ấn định thuế (không thuộc đối tượng chịu thuế) đối với phần chênh lệch thừa này khi có đủ cơ sở để xác định:

– Lượng nguyên vật liệu này thực tế còn tồn tại kho doanh nghiệp chế xuất;

– Doanh nghiệp chế xuất không vi phạm Điều 39 Luật Quản lý thuế;

– Doanh nghiệp chế xuất cam kết sẽ tiếp tục quản lý, sửdụng số nguyên liệu, vật tư này để sản xuất hàng xuất khẩu

Lưu ý:

+ Chênh lệch thừa của hợp đồng gia công:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bên nhận gia công được quyền xử lý đối với lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải
làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.

Do đó khi xem xét ấn định thuế đối với lượng nguyên liệu, vật tư gia công dư thừa cũng cần lưu ý đến quy định trên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

c) Chênh lệch thiếu (lượng tồn kho tại doanh nghiệp ít hơn lượng tồn kho theo số liệu kê khai hải quan):

Việc tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp nhỏ hơn tồn theo hồ sơ, chứng từ hải quan có thể do: doanh nghiệp bán, tiêu thụ nội địa nguyên liệu nhập khẩu nhưng không khai báo hải quan; doanh nghiệp thanh quyết toán nguyên vật liệu gia công, xét hoàn thuế, không thu thuế, xây dựng báo cáo xuất nhập tồn… với định mức xây dựng thấp hơn định mức thực tế sản xuất; đưa tờ khai nhập khẩu đã hủy hoặc kê khai thiếu tờ khai xuất khẩu trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, báo cáo quyết toán; hàng thực nhập kho thiếu so với khai báo hải quan trên tờ khai nhưng không khai bổ sung, khai báo xuất khẩu trên tờ khai ít hơn thực tế xuất kho tại doanh nghiệp…

Khi phát sinh lượng chênh lệch thiếu, phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến lượng chênh lệch thiếu này có hay không phải do doanh nghiệp thực hiện việc tiêu thụ nội địa trực tiếp đối với nguyên liệu, vật liệu hay tiêu thụ các sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu. Nội dung này có thể bị xử lý theo hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Để kiểm tra phát hiện các trường hợp thay đổi mục đích sử dụng (có tiêu thụ nội địa, cho, biếu, tặng …không kê khai hải quan), thực hiện:

– Kiểm tra hóa đơn giá trị gia tăng bán ra có thuế suất 0%;
– Kiểm tra sổ chi tiết nguyên liệu, thành phẩm nội địa (nếu có) nhằm phát hiện những mã thành phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu thay đổi mục đích sử dụng.

Để kiểm tra phát hiện các trường hợp thay đổi mục đích sử dụng (có tiêu thụ nội địa, cho, biếu, tặng …không kê khai hải quan), thực hiện:

– Kiểm tra các trường hợp xuất kho nguyên phụ liệu không phải xuất vào sản xuất, không phải tái xuất, xuất gia công.

– Kiểm tra chi tiết các khoản doanh thu, doanh thu bất thường của doanh nghiệp (tài khoản 511, 711…);

Ngoài các nội dung trên cần kiểm tra thêm hoạt động giao gia công, nhận gia công của doanh nghiệp (nếu có); kiểm tra đối với việc xử lý phế liệu, phế phẩm (nếu có).

 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Tải download – Biểu thuế XNK 2022 mới nhất

Biểu thuế XNK 2022 mới nhất

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai gửi tặng cộng đồng Doanh nghiệp File Biểu thuế XNK năm 2022 cập nhật chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 và nội dung hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 521/TCHQ-TXNK ngày 18/02/2022.

Khi tra cứu biểu thuế GTGT, ngoài thuế suất tại cột 3 trong File Biểu thuế, các bạn cần xem thêm các cột F (Ghi chú) và cột H (Chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP) đã tham chiếu với các Phụ lục I, II, IIIA, IIIB và IV.

Nguồn: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai
Phần mềm Kế toán Vĩnh viễn, Phần mềm Kế toán Online, Phần mềm Kế toán Dược phẩm, Trang chủ

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hướng dẫn sử dụng phần mềm khai báo hải quan miễn phí – CCS4EO_VNACCS

Tổng cục Hải quan triển khai Phần mềm Khai Hải quan (CCS4EO-VNACCS) miễn phí cho doanh nghiệp Xuất nhập khẩu trên website thuộc Tổng cục hải quan bắt đầu sử dụng từ ngày 01/01/2022. CCS4EO-VNACCS được thực hiện bởi Công ty cổ phần dịch vụ EPAY.

Link đăng nhập phần mềm khai báo hải quan miễn phí – CCS4EO_VNACCS: https://e-declaration.customs.gov.vn:8443/

Giao điện màn hình đăng nhập:

Phần mềm khai hải quan miễn phí mới sẽ được cài đặt tập trung tại Tổng cục Hải quan, cơ quan Hải quan sẽ triển khai địa chỉ khai báo trên Internet, doanh nghiệp chỉ cần có thiết bị kết nối internet là có thể truy cập để khai báo mà không cần phải  đầu tư về máy móc, thiết bị cũng như chi phí bản quyền mua phần mềm của bên thứ 3 (ECUS5 VNACCS 2018 của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn, Phần mềm khai hải quan điện tử FPT.VNACCS (FPT e-Customs Service) của Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPS FPT, Phần mềm khai hải quan trực tuyến CDS Live (Customs Declaration System) của Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Công Nghệ Thông Tin G.O.L, PHẦN MỀM KHAI BÁO THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ SOFTECH-ECS 2018 của Công ty cổ phần Softech, Phần mềm khai hải quan điện tử Dịch vụ iHQ S / iHQ C của Công ty cổ phần TS24).

Tài liệu HDSD tải về tại đây: HDSD_Phan mem khai bao hai quan mien phi_PDF

Chúng tôi sẽ sớm làm video hướng dẫn trực tiếp sử dụng phần mềm này trong các bài đăng sau.

Tải download Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành mới nhất

Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là mẫu bản báo cáo của chủ đầu tư về việc tổng hợp quyết toán các khoản chi phí dự án khi dự án hoàn thành. Bao gồm số vốn đầu tư, số chi phí đầu tư đề nghị quyết toán, giá trị tài sản….. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTC quyết toán dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước.


Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

1. Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là gì?

Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành mới nhất – Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là mẫu bản báo cáo của chủ đầu tư về việc tổng hợp quyết toán các khoản chi phí dự án khi dự án hoàn thành.

2. Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành – Mẫu 09/QTDA

Mẫu số: 09/QTDA

(Ban hành kèm theo Thông tư s10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính)

CHỦ ĐẦU TƯ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…………, ngày  tháng  năm…..

BÁO CÁO

Quyết toán dự án hoàn thành

Của Dự án:……………………………..

(Dùng cho dự án Quy hoạch, Chuẩn bị đầu tư và dự án bị dừng thực hiện vĩnh viễn)

1. Văn bản pháp lý:

Số TT Tên văn bản Ký kiệu văn bản; ngày ban hành Tên cơ quan duyệt (ban hành) Tổng giá trị phê duyệt (nếu có)
1 2 3 4 5
I Hồ sơ pháp lý
– Quyết định phê duyệt dự án, dự toán
– Chủ trương lập quy hoạch hoặc chuẩn bị đầu tư dự án
– Văn bản phê duyệt đề cương (đối với dự án quy hoạch)
– Văn bản phê duyệt dự toán chi phí
– Văn bản phê duyệt dự án (nhiệm vụ) quy hoạch hoặc chuẩn bị đầu tư
– Văn bản cho phép hủy bỏ hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn
– Các văn bản khác có liên quan
…..
II Hợp đồng
1
III Kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, kiểm tra, kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật (trường hợp không có thì phải ghi rõ là không có)
1

II. Thc hin đầu tư

1. Nguồn vốn đầu tư:

Đơn vị: đồng

Nguồn vốn đầu tư Được duyệt Thc hin Ghi chú
1 2 3 4
Tổng số
1. Nguồn vốn đầu tư công:
1.2. Vốn NSNN
1.2. Vốn đầu tư công khác
2. Nguồn vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh
3. Nguồn vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của nhà nước
4. Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước
5. Nguồn vốn khác (nếu có)

2. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:

Đơn vị: đng

Nội dung chi phí Dự toán được duyệt Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán Tăng (+)
Giảm (-)
1 2 3 4
Tng số

3. Số lượng, giá trị tài sản cố định hình thành sau đầu tư, tên đơn vị tiếp nhận quản lý và sử dụng tài sản (nếu có):

III. Thuyết minh báo cáo quyết toán:

1 .Tình hình thực hiện:

– Thuận lợi, khó khăn

– Những thay đổi nội dung của dự án so với chủ trương được duyệt.

2. Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án:

– Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước

– Công tác quản lý vốn và tài sản trong quá trình đầu tư

3. Kiến nghị:

Kiến nghị về việc giải quyết các vướng mắc, tồn tại của dự án

NGƯỜI LẬP BIU
(Ký, ghi rõ họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
………,ngày… tháng… năm….
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Mẫu báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành cơ bản như sau:

3. Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo Thông tư 09/2016/TT-BTC

Mẫu số: 01/QTDA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH

Tên dự án:…………………………………………………….

Tên công trình, hạng mục công trình:………………………………………..

Chủ đầu tư:………………………………………..

Cấp quyết định đầu tư:………………………………………..

Địa điểm xây dựng:………………………………………..

Quy mô công trình: …………………………Được duyệt:………….. Thực hiện…………………

Tổng mức đầu tư được duyệt: ………………

Thời gian khởi công – hoàn thành: ……………………..Được duyệt:……………….. Thực hiện………………..

I/ Nguồn vốn đầu tư:

Đơn vị: đồng

Tên nguồn vốn Theo Quyết định đầu tư Thực hiện
Kế hoạch Đã thanh toán
1 2 3 4
Tổng cộng
– Vốn NSNN

– Vốn TD ĐTPT của Nhà nước

– Vốn TD Nhà nước bảo lãnh

– Vốn ĐTPT của đơn vị

– …

II/ Tổng hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:

Đơn vị: đồng

STT Nội dung chi phí Dự toán được duyệt Đề nghị quyết toán Tăng, giảm so với dự toán
1 2 3 4 5
Tổng số
1 Bồi thường, hỗ trợ, TĐC
2 Xây dựng
3 Thiết bị
4 Quản lý dự án
5 Tư vấn
6 Chi khác

III/ Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:

1. Chi phí thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng:

2. Chi phí không tạo nên tài sản:

IV/ Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:

STT Nhóm Giá trị tài sản (đồng)
Tổng số
1 Tài sản dài hạn (cố định)
2 Tài sản ngắn hạn

V/ Thuyết minh báo cáo quyết toán

1 – Tình hình thực hiện dự án:

– Những thay đổi nội dung của dự án so với quyết định đầu tư được duyệt:

+ Quy mô, kết cấu công trình, hình thức quản lý dự án, thay đổi Chủ đầu tư, hình thức lựa chọn nhà thầu, nguồn vốn đầu tư, tổng mức vốn đầu tư.

+ Những thay đổi về thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt.

2 – Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án:

– Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước.

– Công tác quản lý vốn, tài sản trong quá trình đầu tư.

3 – Kiến nghị:

…………, ngày… tháng… năm…

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

TRADEMARK LICENSE AGREEMENT


Tên file: TRADEMARK LICENSE AGREEMENT


 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Phụ lục hóa chất


Tên file: Phụ lục hóa chất


 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Phiếu giám sát hàng hóa xuất khẩu (Mẫu PGSXK-2010)


Tên file: Phiếu giám sát hàng hóa xuất khẩu (Mẫu PGSXK-2010)


 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

NOTICE-LOSS-DAMAGE


Tên file: NOTICE-LOSS-DAMAGE


 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn