Quy định hiện nay về hoạt động gia công trong thương mại

Gia công trong thương mại là gì?

Điều 178 Luật thương mại 2005 quy định Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Thù lao gia công

1. Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.

2. Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.

Hàng hóa gia công

1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.

2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.

2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.

5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.

2. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.

3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.

4. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.

5. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

Chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài

Việc chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tất tần tật khái niệm về hàng hóa gia công, hợp đồng, thủ tục, thông báo?

1. Thế nào được coi là một bước gia công:

Gia công hay sản xuất xuất khẩu đều giống nhau về quy trình đó là nhập nguyên vật liệu về, sản xuất ra sản phẩm và xuất khẩu. Theo đó, hàng hóa gia công phải trải qua ít nhất một công đoạn của quy trình sản xuất; để được coi là một bước gia công, phải làm biến đổi bản chất của nguyên vật liệu đầu vào. Vì vậy, những bước như kiểm đếm (sorting) sẽ không được coi là 1 bước gia công mà đó là 1 ngành dịch vụ.

2. Định nghĩa về gia công:

Gia công được hiểu là việc bỏ sức để làm ra một sản phẩm mới hay thực hiện một số công đoạn trong quá trình sản xuất trên cơ sở nguyên phụ liệu hay các bán thành phẩm để tạo ra một sản phẩm nào đó.

Theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005, Điều 178: “Gia công trong thương mại là hoạt động kinh doanh sản xuất thương mại, Theo đó bên thuê gia công cung cấp 1 phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hoặc có thể cả chuyên gia, tài liệu kỹ thuật để bên nhận gia công thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm và nhận về thù lao”

2.1. Gia công xuôi : Nhận gia công cho đối tác nước ngoài (Bao gồm cả DN nội địa nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất)

Gia công hàng hoá xuất nhập khẩu hay còn gọi là gia công quốc tế ( International Processing) là các hoạt động sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng gói… nhằm chuyển hoá nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm theo các yêu cầu của bên đặt gia công. Trong đó, bên đặt gia công là pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài (kể cả các doanh nghiệp trong khu chế xuất), bên gia cônglà các doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao…).

Bên đặt gia công cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Bên gia côngtrong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên gia côngsẽ giao lại cho bên đặt gia công.

2.2. Gia công ngược: Thuê đối tác nước ngoài hoặc doanh nghiệp nội địa thuê doanh nghiệp chế xuất gia công.

2.3. Gia công lại: Doanh nghiệp có hợp đồng gia công nhưng thuê doanh nghiệp khác thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng gia công.

2.4. Gia công ngoài: Doanh nghiệp thuê ngoài một số công đoạn hoặc toàn bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm .

2.5. Gia công chuyển tiếp :Sản phẩm hợp đồng gia công này là nguyên vật liệu của hợp đồng gia công khác.

Kết luận:

  • Dựa trên các định nghĩa này, thì gia công không nhất thiết việc đối tác thuê gia công cung ứng bao nhiêu phần trăm nguyên vật liệu.
  • Gia công có quan hệ phụ thuộc giữa người thuê gia công và người nhận gia công, quyền sở hữu nguyên vật liệu được cung cấp bởi bên thuê gia công được đảm bảo; sản phẩm cuối cùng của hợp đồng gia công cũng thuộc sở hữu của đối tác thuê gia công, bất kỳ sự thay đổi nào về mục đích sử dụng chúng đều phải có sự chấp thuận bằng văn bản của đối tác thuê gia công.
  • Gia công là loại hình sản xuất, khác với loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp chế xuất), nên doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực hiện hợp đồng gia công bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất.
  • Về cơ bản gia công tương đồng với sản xuất xuất khẩu, khác biệt là sản xuất xuất khẩu là quan hệ mua đứt bán đoạn còn gia công là quan hệ phụ thuộc.
  • Cần phân biệt rõ gia công lại và gia công ngoài, tránh nhầm lẫn 02 khái niệm trên.

3. Hợp đồng gia công :

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:

1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.

2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.

3. Giá gia công.

4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.

5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.

6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).

7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.

8. Địa điểm và thời gian giao hàng.

9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.

10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

 Như vậy: 

  • Hợp đồng gia công chúng ta cần làm theo quy chuẩn được quy định rõ tại điều 39 nghị định 187/2013/NĐ-CP nay là nghị định 69/2018/NĐ-CP. Chú ý, đối với phương pháp xử lý nguyên liệu vật tư dư thừa, máy móc thiết bị thuê mượn chúng ta bê nguyên điều 64 thông tư 38/2015/TT-BTC vào.
  • Những hạng mục nào chưa có trong hợp đồng thì được thể hiện trong các phụ lục hợp đồng. Một hợp đồng gia công, không giới hạn bao nhiêu phụ lục hợp đồng gia công.

​4. Lựa chọn địa điểm làm thủ tục Hải quan.

Căn cứ điều 58 thông tư 38/2015/TT-BTC, khi thực hiện hợp đồng gia công chúng ta được phép chọn một trong những chi cục sau:

a) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:

a.1) Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;

a.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

a.3) Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.

Việc lựa chọn chi cục Hải quan là tùy ý doanh nghiệp, sau khi lựa chọn được nơi thực hiện thủ tục Hải quan, chúng ta cần thông báo cơ sở sản xuất.

 5. Thông báo cơ sở sản xuất.

Điều 56. Thông báo  sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công

1. Thông báo cơ sở gia công, gia công lại, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu (sau đây gọi là thông báo CSSX)

a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:

a.1) Thông báo CSSX theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX).

Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo CSSX theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

a.2) Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi;

a.3) Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;

a.4) Trường hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trước đây, Chi cục Hải quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo CSSX cho Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại Điều 60 Thông tư này;

a.5) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;

a.6) Tiếp nhận phản hồi của cơ quan hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông báo trên Hệ thống.

Lưu ý:

Những doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất vẫn được thực hiện hợp đồng gia công nếu thông báo cơ sở sản xuất của đối tác gia công lại. Đọc quy định tại khoản 1 điều 10 nghị định 134/2016/NĐ-CP

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

 

Báo cáo quyết toán TT39 đối với loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK)

“Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu

…tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.

Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;…”

– Căn cứ hướng dẫn lập mẫu số 16/ĐMTT/GSQL tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

1. Hướng dẫn lập Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL:

Cột (2): Mã sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (3): Tên sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (4): Đơn vị tính của sản phẩm xuất khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan.

Như vậy, khi báo báo định mức thực tế theo Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL thì mã sảm phẩm xuất khẩu phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan. Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com