Hướng dẫn thủ tục HQ hàng TNTX máy móc nước ngoài theo LH G12

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Năm 2020, Chúng tôi có làm thủ tục hải quan hàng TNTX máy móc từ đối tác nước ngoài để làm hàng mẫu thử nghiệm theo loại hình G12, máy mới 100% và đến nay vẫn chưa sử dụng.

Nay khách hàng muốn chuyển máy này sang 1 công ty khác tại Việt Nam. Kính mong anh/chị tư vấn giùm thủ tục?

Giải đáp vấn đề:

– Căn cứ theo quy định tại  Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Tổng cục Hải quan.:

Khoản 23. Điều 50 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 50. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm

6. Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị bán, cho, tặng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thi công xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện dự án, thử nghiệm thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 5 Chương này.

Khoản 12. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 25 như sau:

(thuộc Mc 5: TH TC HI QUAN ĐỐI VI HÀNG HÓA XUT KHU, NHP KHU, Chương III: TH TC HI QUAN, KIM TRA, GIÁM SÁT HI QUAN ĐỐI VI HÀNG HÓA XUT KHU, NHP KHU

Điu 25. Khai hi quan

5. …. hàng hóa tm nhp – tái xuđã gii phóng hàng hoc thông quan nhưng sau đó chuyn mđích s dng, chuyn tiêu th nđịa thì phi khai t khai hi quan mi. Chính sách qun lý hàng hóa xut khu, nhp khu; chính sách thuế đối vi hàng hóa xut khu, nhp khu thc hin ti thđiđăng ký t khai hi quan mi tr trường hđã thc hiđầđủ chính sách qun lý hàng hóa xut khu, nhp khu ti thđiđăng ký t khai ban đầu”.

Nguồn: CHQTĐN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Doanh nghiệp chế xuất Phải và Không phải làm thủ tục hải quan khi nào?

Trường hợp PHẢI LÀM THỦ TỤC HQ:

Hàng hóa DNCX thuê nước ngoài gia công thì thực hiện thủ tục hải quan theo quy định về hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài quy định tại Mục 3 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Trường hợp KHÔNG PHẢI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN:

1. Hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công:

Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III TT39. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ;
DNCX không phải làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa.
Trường hợp đưa hàng hóa từ DNCX vào thị trường nội địa để gia công, bảo hành, sửa chữa nhưng không nhận lại hàng hóa thì bên nhận gia công (doanh nghiệp nội địa) phải đăng ký tờ khai mới để thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Chương II TT 39.

2. Hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa:

a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài tại mục 1 và mục 3 Chương III TT 39. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ
b) DNCX không phải làm tục hải quan khi nhận hàng hóa từ nội địa để gia công và trả lại sản phẩm gia công vào nội địa.

3. Đối với hàng hóa do DNCX thuê DNCX khác gia công:

DNCX thuê gia công và DNCX nhận gia công không phải thực hiện thủ tục hải quan khi giao, nhận hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công.
Lưu ý:
Các trường hợp không làm thủ tục hải quan tại điều này, DNCX có trách nhiệm lưu giữ và xuất trình các chứng từ tài liệu liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định tại Điều 60 Luật Hải quan, Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (trừ việc thông báo cơ sở sản xuất).”

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com

BỘ CHỨNG TỪ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ: BỘ CHỨNG TỪ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

Công ty chúng tôi có lô hàng nhập khẩu qua đường hàng không. Vận đơn hàng không được hãng hàng không phát hành điện tử thay vì bản gốc cứng.
Đại lý hãng vận chuyển tại Việt nam và kho hàng đã cấp lệnh giao hàng cho chúng tôi trên cơ sở vận đơn điện tử nói trên.
Tuy nhiên khi chúng tôi vào kho hàng tại sân bay để nhận hàng thì nhân viên hải quan giám sát tại kho hàng yêu cầu chúng tôi phải xuất trình bản gốc vận đơn. Nhân viên hải quan không chấp bản copy vận đơn điện tử và không cho chúng tôi nhận hàng.
Quý cơ quan Hải quan cho chúng tôi hỏi, có qui định nào yêu cầu người nhận hàng phải xuất trình/ nộp bản gốc vận đơn vận chuyển cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhận hàng không ?
Yêu cầu trên của nhân viên hải quan giám sát kho có đúng pháp luật không ?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Hải quan thì chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử; chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 thì các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; trường hợp theo quy định tại Thông tư phải nộp bản chính các chứng từ dưới dạng giấy thì bản chính đó phải được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan.
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này được gửi cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; các chứng từ này có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số).
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thì trong bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, người khai hải quan phải nộp 01 bản chụp vận đơn.
Như vậy, trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu, người khai hải quan phải nộp 01 bản chụp vận đơn cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; chứng từ này có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số).
Liên quan đến việc công chức hải quan tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu yêu cầu doanh nghiệp nộp chứng từ có ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp và xác nhận sao y bản chính (đối với các chứng từ bản chụp) trong khi các chứng từ đó đã được gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2056/TCHQ-GSQL ngày 30/3/2020 về việc gửi chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp trong quá trình làm thủ tục hải quan, Công ty TNHH Tiếp vận M&P phát hiện cán bộ công chức hải quan yêu cầu nộp các chứng từ bản gốc không đúng quy định tại khoản 2 Điều 3, điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì phản ánh về Tổng cục Hải quan để xử lý kịp thời.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

THỦ TỤC HẢI QUAN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ MIỄN THUẾ

TƯ VẤN THẮC MẮC THỦ TỤC HẢI QUAN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ MIỄN THUẾ

Công ty chúng tôi được Ban quản lý các khu công nghiệp Hưng Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư vào địa bàn được ưu đãi. Chúng tôi muốn thông báo danh mục miễn thuế đến cơ quan hải quan để được xét miễn thuế của dự án thì thủ tục thông báo danh mục miễn thuế thực hiện trên hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan (Theo điều 30 nghị định số 134/2016/NĐ-CP).
Về thủ tục này chúng tôi có thể thuê đại lý hải quan thực hiện hay không?
Khi nhập khẩu máy móc thiết bị của dự án có thể ủy quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan thay chúng tôi kê khai việc nhập khẩu hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
“Điều 30. Thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu đối với các trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế
…2. Nguyên tắc xây dựng Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu (sau đây gọi chung là Danh mục miễn thuế):
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa (chủ dự án; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh; chủ cơ sở đóng tàu; tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí) sau đây gọi chung là chủ dự án, là người thông báo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế. Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, công ty cho thuê tài chính sử dụng danh mục miễn thuế do chủ dự án đã thông báo với cơ quan hải quan…”
– Căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
…14. Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan”
Theo đó, đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế hoạt động giao dịch của Công ty để nghiên cứu thực hiện đúng quy định. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

HD THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT HÀNG BỊ LỖI TỪ DNCX RA SỬA CHỬA

HƯỚNG DẪN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT HÀNG BỊ LỖI TỪ DNCX RA SỬA CHỬA

Công ty GPA HongKong Limited ( Thâm Quyến, Trung Quốc) bán sản phẩm bao bì hộp giấy cho Công ty TNHH Marigot Việt Nam (DNCX thuộc KCX Long Bình).
Sản phẩm bao bì hộp giấy giao từ Trung Quốc qua Công ty Marigot có một số lượng hàng bị lỗi cần kiểm tra và sửa chữa.
Công ty TNHH GPA Việt Nam thuộc sở hữu của Công ty GPA Hongkong muốn thỏa thuận với khách hàng là Công ty Marigot nhận hàng ra để kiểm tra và sửa chữa.
Công ty chúng tôi muốn xin được tư vấn:
1. Công ty GPA Viet Nam có thể lấy hàng lỗi từ DNCX Marigot về kiểm tra và sửa chữa không?
2. Nếu có thể lấy hàng lỗi ra sửa chữa và giao lại đúng số lượng cho DNCX thì thủ tục Hải Quan như thế nào? — Công ty GPA Việt Nam có phải đóng thuế nào không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2020 quy định:
“50. Điều 74 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 74. Quy định chun­g đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.”
Công ty tham khảo quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: CHQTĐN
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

THỦ TỤC HẢI QUAN TIÊU HỦY HÀNG HÓA SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

TƯ VẤN: THỦ TỤC HẢI QUAN TIÊU HỦY HÀNG HÓA SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

Công ty YPVN có đợt tiêu hủy hàng hóa không đủ điều kiện để xuất khẩu vào tháng 01/2021 bao gồm các sản phẩm plastic lỗi bằng phương pháp nghiền-chôn lấp hợp vệ sinh hoàn toàn mà không kèm theo mua/bán phế liệu vào thị trường nội địa.
Xin hỏi quý đơn vị với lô chất thải nêu trên, chúng tôi có phải thực hiện mở tờ khai hải quan hay không?
Nếu có thì thủ tục mở tờ khai có khác gì so với thủ tục mở tờ khai hải quan đối với hàng hóa thông thường?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 42 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:
“42. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
3. Thủ tục hải quan
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”
Như vậy, thủ tục tiêu hủy phế phẩm thực hiện theo quy định tại điểm d1 và phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

THỦ TỤC HẢI QUAN 1 LẦN CHO DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC THỦ TỤC HẢI QUAN 1 LẦN CHO DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT

Công ty nội địa bán hàng cho Danh nghiệp Chế xuất (Doanh nghiệp ưu tiên). Doanh nghiệp ưu tiên yêu cầu người bán giao hàng trước (3-5 lô/tuần) và thực hiện mở tờ khai vào đầu tuần kế tiếp.
Theo khoản 6 điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì “Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; ….
Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa)”.
Vậy trường hợp bên Công ty Nội địa thực hiện tờ khai XNK tại chổ bán hàng cho danh nghiệp ưu tiên được phân luồng đỏ thì có thực hiện kiểm hóa hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 quy định:
“Điều 43. Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp
1. Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.”
Theo quy định nêu trên, Doanh nghiệp ưu tiên được miễn kiểm tra thực tế trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.
Đề nghị công ty tham khảo quy định trên thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Những sửa đổi về thủ tục hải quan đối với HH KD tạm nhập tái xuất

Những thay đổi trong chính sách hiện hành cùng với những vấn đề phát sinh trong thực tế liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảo công tác quản lý hải quan. Nội dung này đang được Tổng cục Hải quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Theo Ban soạn thảo, tại Điều 81 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất hàng hóa đối với trường hợp thương nhân có nhu cầu đề nghị Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 05/2014/TT-BCT. Tuy nhiên, hiện nay Thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương đã bị bãi bỏ và thủ tục cấp mã số tạm nhập tái xuất được quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó không còn quy định yêu cầu thương nhân phải có xác nhận của Tổng cục Hải quan về doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất hàng hóa. Chính vì vậy, Ban soạn thảo đề xuất bãi bỏ Điều 81 Thông tư số 38/2015/TT-BTC để phù hợp với quy định hiện hành.

Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, theo quy định hiện hành tại Khoản 4 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC chưa có quy định đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tái xuất nhưng chỉ xuất khẩu được một phần, phần còn lại thay đổi cửa khẩu xuất khác.

Tại điểm c khoản 4 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định: “Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ hoặc hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương thì quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì thương nhân chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tiêu hủy. Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam”…

Quy định hiện hành cũng đang phát sinh một số vướng mắc khi triển khai thực hiện. Hiện nay Nghị định 187/2013/NĐ-CP đã bị bãi bỏ bởi Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi đến đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất không cụ thể việc làm thủ tục theo loại hình vận chuyển độc lập hay vận chuyển kết hợp. Do chưa có quy định đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tái xuất nhưng chỉ xuất khẩu được một phần, phần còn lại thay đổi cửa khẩu xuất khác nên chưa đảm bảo cơ sở để thực hiện thống nhất. Bên cạnh đó, nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 82 nêu trên không rõ quy trình thực hiện cũng như trình tự thủ tục xử lý vi phạm và chưa phù hợp với quy định tại Điều 22 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (được sửa đổi tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016)…

Do đó, một số vấn đề về thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được đề xuất sửa đổi bổ sung tại Điều 82 theo hướng cập nhật văn bản điều chỉnh mới là Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thay cho Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 như sau: “d) Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tái xuất nhưng chỉ xuất khẩu một phần tại cửa khẩu tái xuất đã đăng ký thì người khai hải quan thực hiện khai sửa đổi, bổ sung số lượng trên tờ khai tái xuất theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này; cơ quan Hải quan thực hiện thanh khoản tờ khai tạm nhập – tái xuất theo lượng hàng đã bổ sung. Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đối với số lượng hàng hóa còn lại thì người khai hải quan phải có văn bản gửi chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất đề nghị đưa hàng về cửa khẩu nhập ban đầu hoặc các địa điểm được lưu giữ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại Khoản 5 Điều này để xem xét, quyết định và thực hiện khai báo tờ khai tái xuất mới đối với lượng hàng còn lại”.

Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 theo hướng: “Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ hoặc thuộc Danh mục hàng hóa phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương, nếu quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thì thương nhân bị xử lý vi phạm theo quy định, và hàng hóa buộc phải tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam. Trường hợp không tái xuất được trong thời hạn 15 ngày, thì bị xử lý tịch thu theo quy định, nếu phải tiêu hủy thì thương nhân chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tiêu hủy. Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập (đối với trường hợp hàng hóa đã vận chuyển đến cửa khẩu xuất) chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam”.

Nguồn: HQO

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thủ tục hải quan đối với các hàng hóa tạm nhập tái xuất

Những điểm cần lưu ý

Trước hết phải xác định thật rõ nhu cầu tạm nhập để chọn đúng loại hình và chuẩn bị các chứng từ phù hợp với loại hình đó. Một số nhu cầu cơ bản  theo loại hình này:
– Hàng được cho mượn để giới thiệu sản phẩm (cần có hợp đồng, mail thỏa thuận cho mượn trong thời hạn bao lâu, mục đích)
– Hàng có xuất xứ Việt Nam cần tái nhập để bảo hành cho khách (cần có hợp đồng mua bán có điều khoản bảo hành còn hiệu lực)
– Hàng cần đem đi triễn lãm nhưng sẽ phải tái nhập về (phải có giấy mời, thư bảo lãnh, hợp đồng thuê mướn…-tùy theo trường hợp).
– Hàng thuê có thời hạn (phải có hợp đồng cho thuê – ghi rõ thời hạn thuê).
– Hàng đem qua nước ngoài kiểm tra, test, lấy mẫu phân tích (dạng này cần phải chắc chắn tái nhập về nếu kiểm tra đạt / không đạt, test đủ tiêu chuẩn/ không đủ tiêu chuẩn…)

Bộ chứng từ cần có:

sau khi xác định rõ là hàng làm theo dạng tạm nhập – tái xuất, cần phải chuẩn bị đầy đủ các chứng từ như sau:
– Hợp đồng sửa chữa, hợp đồng bảo hành, hợp đồng thuê mướn… (đã nêu ở trên)
– Commercial Invoice được cung cấp từ công ty người gửi. Giá trị hàng hóa tùy trường hợp, có thể là 100% giá trị nếu hàng mới mua chưa sử dụng hay hàng đem đi triễn lãm, hoặc chỉ còn 10-20% giá trị ban đầu do có khấu hao sử dụng.

– Packing List
– Công văn xin tạm nhập – tái xuất
– Tờ khai tạm nhập

– Vận đơn

Lưu ý quan trọng:

cần thể hiện rõ số serial number, model, hãng sản xuất, xuất xứ trên chứng từ trùng khớp với trên hàng hóa. -> có thể yêu cầu chụp lại ảnh trước khi gửi hàng đi để kiểm tra với chứng từ.

– Giá trị hàng hóa sẽ không tính thuế đối với hàng tạm nhập ngoại trừ trường hợp tạm nhập theo hình thức thuê mượn có phải thanh toán phí thuê mượn cho đầu nước ngoài. Thuế nhập khẩu sẽ được tính theo phí thuê mượn dựa vào mã HS của hàng hóa như lúc nhập kinh doanh bình thường. Hàng sẽ không chịu thuế VAT (điểm này quan trọng).

Thủ tục hải quan hàng tạm nhập tái xuất

Mở tờ khai nhập khẩu như các loại hình thông thường khác.

Thành phần bộ hố sơ hải quan:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý)
  •  Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ)
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá nhập khẩu
  • Công văn xin tạm nhập

Cần theo dõi và đảm bảo thời gian tạm nhập luôn còn hạn hiệu lực, nếu thấy sắp đến hiệu lực mà hàng hóa chưa sẵn sang để gửi trả cần gia hạn thêm… thì bạn phải làm thủ tục gia hạn cho tờ khai tạm nhập.

Bộ hồ sơ cho quy trình này là:
– Tờ khai tạm nhập bản gốc (liên do người nhập khẩu giữ) + bản photo sao y
– Công văn xin gia hạn
– Hợp đồng sữa chữa, thuê mướn, triển lãm…
– Điều khoản, phụ lục có ghi gia hạn trong hợp đồng thuê mướn; hoặc email, công văn thông báo cần thêm thời gian sửa chữa, thuê mượn, triễn lãm…

Sau khi trình hải quan, hải quan tại chi cục mở tờ khai tạm nhập sẽ xác nhận trên tờ khai là gia hạn đến bao lâu.

Tái xuất lô hàng 

Giả sử như hàng hóa đã xong việc, cần tái xuất trả, đây là lúc quan cần lưu ý một số điểm như sau:
– Xác định là đúng hàng hóa đã được nhập về (trùng serial number, model hay thông số trên tờ khai tạm nhập)
Sau khi xác định đầy đủ các yếu tố thì  liên hệ book lịch tàu, lịch bay để làm thủ tục tái xuất cho lô hàng

Book lịch tàu, lịch bay…Lấy B/L hay AWB khi hàng đã hoàn tất tái xuất.

Thủ tục tạm nhập tái xuất :

Làm thủ tục tái nhập cho lô hàng

Cần chuẩn bị bộ hồ sơ tái xuất như sau:
Tờ khai tái xuất khẩu thông tin hàng như tờ khai tạm nhập có thể xuất làm nhiều lần cho lô hàng tạm nhập.

  • Công văn tái xuất
  • Invoice
  • Packing List
  • Vận đơn xuất

Thông thường những lô hàng tạm nhập tái xuất thì 100% sẽ bị kiểm hóa khi hàng tái xuất lại vì hải quan sẽ kiểm tra xem có đúng như lúc nhập hay không chính vì thể mà cán bộ khai hải quan hãy cận thận khai đúng như lúc nhập khẩu để tránh bị hải quan làm luật nhé.

Nguồn: HXNK

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tất cả biểu mẫu về thủ tục hải quan, giám sát hải quan theo TT 39

 

Theo đó, Thông tư 39 đã thay thế phụ lục Phụ lục V Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về các biểu mẫu về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan.  Tổng hợp được toàn bộ các biểu mẫu này, cụ thể gồm:

STT Tên Biểu mẫu Số hiệu(Click vào số hiệu bên dưới tải về)
1. Thông báo về việc làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ Mẫu số 01:TB-XNKTC:GSQL
2. Bảng kê hóa đơn thương mại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Mẫu số 02:BKHĐ:GSQL
3. Văn bản đề nghị khai bổ sung Mẫu số 03:KBS:GSQL
4. Công văn đề nghị hủy tờ khai Mẫu số 04:HTK:GSQL
5. Phiếu theo dõi trừ lùi Mẫu số 05:TDTL:GSQL
6. Phiếu ghi kết quả kiểm tra Mẫu số 06:PGKQKT:GSQL
7. Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa Mẫu số 07:PĐNKT:GSQL
8. Biên bản lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Mẫu số 08:BBLM:GSQL
9. Biên bản tách mẫu và bàn giao mẫu Mẫu số 8a:BBTML:2018
10. Đơn đề nghị đưa hàng về bảo quản Mẫu số 09:BQHH:GSQL
11. Biên bản bàn giao hàng hóa XNK Mẫu 10:BBBG:GSQL
12. Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan Mẫu số 11:TBTDGS:GSQL
13. Thông báo cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, sản phẩm xuất khẩu Mẫu số 12:TB-CSSX:GSQL
14. Quyết định kiểm tra kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất Mẫu số 13:KTCSSX:GSQL
15. Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất Mẫu số 14:KT-CSSX:GSQL
16. Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất Mẫu số 14a:KLKT-CSSX:GSQL
17. Báo cáo quyết toán về tình hình xuất- nhập- tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu Mẫu số 15:BCQT-NVL:GSQL
18. Báo cáo quyết toán về tình hình nhập- xuất- tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu Mẫu số 15a:BCQT-SP:GSQL
19. Báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu để sản xuất hàng hóa gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX Mẫu số 15b:BCQT-NLVTNN:GSQL
20. Báo cáo quyết toán về tình hình nhập khẩu sản phẩm gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX Mẫu số 15c:BCQT-SPNN:GSQL
21. Định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu Mẫu số 16:ĐMTT:GSQL
22. Quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu Mẫu số 17:QĐKT-BCQT:GSQL
23. Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu Mẫu số 17a:BBKT-BCQT:GSQL
24. Kết luận kiểm tra báo cáo quyết toán xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu Mẫu số 17b:KLKT-BCQT:GSQL
25. Thông báo hợp đồng gia công Mẫu số 18:TB-HĐGC:GSQL
26. Thông báo hợp đồng gia công lại Mẫu số 18a:TB-HĐGCL:GSQL
27. Báo cáo hàng hóa gửi kho thuê bên ngoài DNCX Mẫu số 19:NXTK-DNCX:GSQL
28. Báo cáo hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng xây dựng Mẫu số 20:NTXD-DNCX:GSQL
29. Thông báo hàng hóa trung chuyển Mẫu số 21:BKVC:GSQL
30. Bảng kê vận chuyển Mẫu số 21a:BKVC:GSQL
31. Đơn đề nghị chuyển khẩu hàng hóa Mẫu số 22:CKHH:GSQL
32. Bản kê số thuế phải nộp Mẫu số 23:NLNK-PTQ:GSQL
33. Thông báo về thực trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của kho ngoại quan Mẫu số 24:BC-KNQ:GSQL
34. Danh mục hàng hóa đóng ghép chung container xuất khẩu Mẫu số 25:DMXK-CFS:GSQL
35. Thông báo tình hình hàng hóa nhập, xuất, tồn kho (CFS) Mẫu số 26:NXT-CFS:GSQL
36. Bảng tổng hợp các chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa Mẫu số 27:THCT-KML:GSQL
37. Sổ theo dõi quản lý hàng hóa XNK đăng ký tờ khai một lần Mẫu 28:STD:GSQL
38. Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan Mẫu số 29:DSCT:GSQL
39. Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan Mẫu số 30:DSHH:GSQL
40. Bảng kê số hiệu container xuất khẩu Mẫu số 31:BKCT:GSQL
41. Thông báo thay đổi cảng xếp hàng (hàng đã vào KVGS) Mẫu số 32:TĐCX-NK:GSQL
42. Thông báo thay đổi tên phương tiện vận tải xuất cảnh Mẫu số 33:TĐPTVT:GSQL
43. Thông báo thay đổi cảng xếp hàng (hàng chưa vào KVGS) Mẫu số 34:TĐCX:GSQL
44. Biên bản chứng nhận Mẫu số 35:BBCN:GSQL
45. Yêu cầu giải trình Mẫu số 36:YCGT:GSQL
46. Giải trình Mẫu số 37:GT:GSQL
47. Quyết định kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu Mẫu số 38:QĐ-KTTHSD-GSQL
48. Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu Mẫu số 39:BBKT-THSD:GSQL
49. Kết luận kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu Mẫu số- 39a:KLKT-THSD-GSQL
50. Công văn chuyển tiếp nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác Mẫu số 40:CT-HĐGC:GSQL
51. Thông báo hệ thống khai hải quan gặp sự cố Mẫu số 41:TB-HTSC:GSQL

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com