Có được miễn thuế nếu mua SP của DN nội địa dưới hình thức nhập tại chỗ?

Theo quy định của Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp nội địa mua sản phẩm của doanh nghiệp nội địa khác dưới hình thức nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu thì không được miễn thuế nhập khẩu như đối với trường hợp nhập khẩu từ nước ngoài, nhập khẩu từ khu phi thuế quan.

Tập đoàn quốc tế Pouchen nêu ý kiến quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP chưa có sự công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để gia công (được miễn thuế nhập khẩu) với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu (phải nộp thuế nhập khẩu và được hoàn lại tiền thuế đã nộp sau khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan).

Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, khoản 1, khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

Cũng tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 quy định “Khu vực hải quan riêng” là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam, có quan hệ mua bản, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất nhập khẩu.

Điểm e khoản 1 Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương thì bên đặt gia công “được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”.

Cũng tại điểm e khoản 2 Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định bên nhận gia công được “làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công”.

Ngoài ra, Điều 43 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp. Cụ thể, sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam; sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.

Đối chiếu với các quy định hiện hành và quy định cụ thể tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP: “Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tinh thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai. Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này”.

Tuy nhiên, Luật Thương mại số 36/2005/QH11, Nghị định 82/2018/NĐ-CP không quy định về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ giữa hai doanh nghiệp nội địa đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu để gia công và hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu có sự khác nhau.

Cụ thể, đối với loại hình nhập khẩu để gia công (bao gồm nhập khẩu tại chỗ): Với hoạt động gia công cho nước ngoài, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công thuộc sở hữu của bên nước ngoài đặt gia công, tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định bên đặt gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công (điểm e khoản 1 Điều 42), bên nhận gia công được thuê thương nhân khác gia công (điểm b khoản 2 Điều 42), thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này để làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam và sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo (Điều 43). Do đó, khi xây dựng chính sách, để phù hợp với Điều 42, Điều 43 Nghị định 69/2018/NĐ-CP nêu trênm cơ quan soạn thảo đã xây dựng khoản 4 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định miễn thuế đối với sản phẩm nhập khẩu tại chỗ để gia công.

Còn đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, khác với hàng gia công chỉ có 1 hợp đồng nhận nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị từ thương nhân nước ngoài và phải xuất trả sản phẩm cho thương nhân nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu dễ sản xuất xuất khẩu thuộc sở hữu hoàn toàn của doanh nghiệp Việt Nam, được nhập khẩu theo hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài thông qua 2 hợp đồng riêng biệt (bao gồm 1 hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và 1 hợp đồng xuất khẩu sản phẩm).

Theo đó, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu có quyền chủ động nguồn hàng (nhập khẩu từ nước ngoài hoặc nhập khẩu từ khu phi thuế quan hoặc nhập khẩu tại chỗ) cũng như chủ động trong lựa chọn phương án bán hàng (xuất bán cho khách hàng ở nước ngoài hoặc xuất bán cho khách hàng trong khu phi thuế quan hoặc xuất bản cho khách hàng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hình thức xuất khẩu tại chỗ hoặc thay đổi mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa) để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất.

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan thì được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP.

Do đó, tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nội địa mua sản phẩm của doanh nghiệp nội địa khác dưới hình thức nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu thì không được miễn thuế nhập khẩu như đối với trường hợp nhập khẩu từ nước ngoài, nhập khẩu từ khu phi thuế quan.

Doanh nghiệp nội địa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu tại chỗ; sau khi sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đưa vào sản xuất và thực xuất khẩu ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan thì doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tại chỗ cấu thành trong sản phẩm đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Như vậy, cơ quan Hải quan cho rằng, quy định tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP vẫn đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp nội địa khi tạm nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu và sau đó được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất, xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan.

Cơ quan Hải quan đề nghị, Tập đoàn quốc tế Pouchen thực hiện chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ giữa hai doanh nghiệp trong nội địa để sản xuất xuất khẩu theo quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP.

Nguồn: Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

VẤN ĐỀ: MIỄN THUẾ NHẬP KHO NGOẠI QUAN

CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN MIỄN THUẾ NHẬP KHO NGOẠI QUAN

Theo hướng dẫn của NĐ 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 thì ” Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai , nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tại thời điểm đăng ký tờ khai”.
Doanh nghiệp chúng tôi hoạt động theo loại hình sxxk, chúng tôi có hợp đồng mua bán vải 3 bên như sau :
1. Bên A : Bên bán là doanh nghiệp tại Hàn quốc
2. Bên B : Bên mua là doanh nghiệp chúng tôi
3. Bên C : là bên giao hàng-một doanh nghiệp tại Việt nam.
Bên A mua vải từ bên C, yêu cầu giao hàng vào kho ngoại quan, bên C mở tờ khai xuất theo loại hình E62, sau đó bên A bán lại cho bên B, bên B làm thủ tục nhập từ kho ngoại quan theo loại hình E31 để làm hàng sxxk theo hợp đồng mua bán giữ bên A và bên B.
Vậy tờ khai E31 nhập từ kho ngoại quan của công ty chúng tôi đã đáp ứng được tiêu chí miễn thuế nhập khẩu chưa ?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định:
“Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế đối chiếu với các quy định hiện hành để thưc hiên miễn thuế theo quy đinh. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai bảo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định”
Trường hợp vướng mắc nêu trên, Công ty căn cứ khoản 2 Điều 12, Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ, Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC xác định đối tượng miễn thuế và có hồ sơ miễn thuế theo quy định gửi cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan để thực hiện miễn thuế theo quy định.
Nguồn: CHQTĐN
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

THỦ TỤC HẢI QUAN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ MIỄN THUẾ

TƯ VẤN THẮC MẮC THỦ TỤC HẢI QUAN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ MIỄN THUẾ

Công ty chúng tôi được Ban quản lý các khu công nghiệp Hưng Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư vào địa bàn được ưu đãi. Chúng tôi muốn thông báo danh mục miễn thuế đến cơ quan hải quan để được xét miễn thuế của dự án thì thủ tục thông báo danh mục miễn thuế thực hiện trên hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan (Theo điều 30 nghị định số 134/2016/NĐ-CP).
Về thủ tục này chúng tôi có thể thuê đại lý hải quan thực hiện hay không?
Khi nhập khẩu máy móc thiết bị của dự án có thể ủy quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan thay chúng tôi kê khai việc nhập khẩu hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
“Điều 30. Thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu đối với các trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế
…2. Nguyên tắc xây dựng Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu (sau đây gọi chung là Danh mục miễn thuế):
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa (chủ dự án; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh; chủ cơ sở đóng tàu; tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí) sau đây gọi chung là chủ dự án, là người thông báo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế. Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, công ty cho thuê tài chính sử dụng danh mục miễn thuế do chủ dự án đã thông báo với cơ quan hải quan…”
– Căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
…14. Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan”
Theo đó, đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế hoạt động giao dịch của Công ty để nghiên cứu thực hiện đúng quy định. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

VẤN ĐỀ MIỄN THUẾ HÀNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

GIẢI ĐÁP VẦN ĐỀ: MIỄN THUẾ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

Công ty chúng tôi chuyên sản xuất xuất khẩu hàng may mặc các loại. Công ty chúng tôi nhập khẩu NPL trong nước để SXXK và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Theo nội dung tại NGHỊ ĐỊNH 18/NĐ-CP (Điều 12.
Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu), như vậy Công ty chúng tôi sẽ được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 12 khoản 1 hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ điểm 6, Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai có ý kiến như sau:
Do nội dung câu hỏi của Công ty chưa nêu cụ thể về nhập NL SXXK từ DN nội địa (XNK tại chỗ), nhập từ khu PTQ (DNCX), hay nhập khẩu từ nước ngoài….do đó không thể tư vấn chính xác. Tuy nhiên Công ty có thể tham khảo nội dung sau:
– Trường hợp nhập khẩu NL từ nước ngoài: Cty được miễn thuế nhập khẩu NL nếu sản phẩm sau khi sản xuất được xuất khẩu ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan. Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được miễn thuế là lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu.
– Trường hợp nhập khẩu NL từ nước ngoài được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là lượng hàng hóa thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ, nếu người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
– Trường hợp nhập khẩu NL từ DN trong nước (NK-TC): Công ty phải đóng thuế nhập khẩu khi nhập NL để SXXK. Trường hợp đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này (trừ xuất khẩu tại chỗ thì không được hoàn thuế nhập khẩu).
Đề nghị Công ty nghiên cứu kỹ Nghị định 18/2021/NĐ-CP để thực hiện. Trường hợp cần thêm thông tin, đề nghị Công ty liên hệ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com