Tổng quan về Vai trò của kiểm tra sau thông quan XNK cần biết

Vai trò của kiểm tra sau thông quan

– Kiểm tra sau thông quan là một trong những biện pháp nâng cao năng lực quản lí của cơ quan hải quan, thực hiện chống gian lận thương mại có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện thông quan nhanh, góp phần tích cực phát triển giao lưu thương mại quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp

– Kiểm tra sau thông quan còn là một trong những biện pháp góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả pháp luật hải quan và các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp

– Đảm bảo ngăn chặn tình trạng thất thu ngân sách, giảm chi phí quản lí về hải quan, giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hải quan

– Kiểm tra sau thông quan tác động tích cực trở lại với hệ thống quản lí của cơ quan hải quan thông qua việc nhận biết và xử lí các rủi ro tiềm ẩn của hệ thống.

– Thông qua hoạt động kiểm tra sau thông quan có thể dẫn tới mở rộng phạm vi kiểm tra tiếp theo khi cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác, như kiểm tra chế độ giấy phép, về hạn ngạch, về xuất xứ hàng hóa, về chống bán phá giá…

– Kiểm tra sau thông quan là một công cụ hiệu quả đối với công tác kiểm tra, giám sát của hải quan, bởi thông qua nghiệp vụ này cơ quan hải quan được khá đầy đủ thông tin về giao dịch có liên quan được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

– Kiểm tra sau thông quan cho phép cơ quan hải quan áp dụng đơn giản hóa các biện pháp giám sát, quản lí trên cơ sở hiện đại hóa hải quan nhưng vẫn đảm bảo chức năng quản lí nhà nước về hải quan.

Nguồn: Luật Minh Khuê

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hướng dẫn sử dụng mã loại hình B13 trong bảng mã loại hình XNK

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố liên quan đến sử dụng mã loại hình B13- xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua gia công, chế biến) theo hướng dẫn tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 8/5/2021.

Hướng dẫn sử dụng mã loại hình B13 trong bảng mã loại hình XNK

Theo đó, khi xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc từ hàng nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) để trả lại chủ hàng, xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan thực hiện một số nội dung cụ thể.

Trường hợp người xuất khẩu là người nhập khẩu ban đầu hoặc được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu và hàng hóa đáp ứng điều kiện không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì sử dụng mã loại hình B13- xuất khẩu hàng đã nhập khẩu.

Lưu ý, khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy phải khai chính xác, trung thực số tờ khai nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu trước đây và khai rõ “Hàng hóa thuộc đối tượng không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu theo quy định”.

Trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu hoặc người xuất khẩu không phải người nhập khẩu ban đầu, người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu theo quy định thi sử dụng mã loại hình B11- xuất kinh doanh.

Lưu ý, trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy phải ghi rõ nội dung “Tờ khai này không sử dụng để thực hiện các thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu”.

Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thàng phố quán triệt đến công chức thực hiện thủ tục, đồng thời tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện thống nhất, đúng quy định.

Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan căn cứ quy định tại Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ về hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tải xuất; quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2021/TT-BTC ngày 22/1/2021 của Bộ Tài chính về thủ tục không thu thuế đối với trường hợp không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

07 Bí quyết để học và làm Xuất Nhập Khẩu thành công

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Nghề Xuất nhập khẩu là nghề đem lại cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai, tuy nhiên học và làm xuất nhập khẩu như thế nào cho hiệu quả, bài viết này, tác giả bật mí các bí quyết làm và học xuất nhập khẩu thành công của các chuyên gia XNK hiện nay.

Những bí quyết để học và làm Xuất Nhập Khẩu thành công

1. Xác định rõ mục tiêu làm nghề Xuất nhập khẩu

Nghề Xuất nhập khẩu phù hợp với mọi đối tượng, ở tất cả các ngành học, miễn sao bạn có một đam mê và luôn cố gắng hết sức để có thể làm được nghề xuất nhập khẩu.
Thực tế, có rất nhiều các chuyên gia xuất nhập khẩu xuất than từ cách ngành nghề không lien quan như công nghệ thông tin, nông nghiệp, xây dựng, cơ khí … Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là phủ nhận sự khác biệt của việc đào tạo bài bản.
Được đào tạo bài bản sẽ giúp bạn tự tin và hành nghề hiệu quả hơn, nhưng nếu bạn không có sự tìm tòi và cố gắng thì cũng không thể thành công trong nghề này được.
Vì vậy, đừng mặc cảm về việc mình học đúng chuyên ngành hay không, bạn sẽ thành công nếu như bạn xác định được 1 đích đến rõ rang và luôn cố gắng hết sức về nó.

2. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu

Đây là việc làm rất quan trọng. Bạn sẽ không thể làm nghề nếu bạn không có kiến thức chuyên môn. Mà kiến thức chuyên môn về lĩnh vực Xuất nhập khẩu và Logistics là những kiến thức chuyên môn rộng lớn, thường xuyên có sự thay đổi. Vì thế bạn cần có thói quen đọc sách về xuất nhập khẩu, các văn bản luật liên quan, cũng như học hỏi từ các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Với ngành này, bạn cần có kiến thức chắc chắn ở các kiến thức chuyên môn sau:
Kiến thức về Quy trình Xuất nhập khẩu hàng hóa (export-import process) theo các phương thức khác nhau

  • Các vấn đề về hợp đồng ngoại thương trong giao dịch, ký kết
  • Các quy định về Incoterms
  • Các vấn đề về thủ tục hải quan và văn bản pháp luật liên quan
  • Hoạt động thanh toán quốc tế học nghiệp vụ xuất nhập khẩu
  • Hoạt động bảo hiểm vận tải quốc tế

Ngoài ra là kiến thức về ngành nghề, sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp.

3. Rèn luyện kỹ năng mềm để tạo sự khác biệt

Nghề Xuất nhập khẩu là nghề cần sự linh hoạt và kỹ năng xử lý tình huống, và các kỹ năng khác. Vì vậy, để có thể thành công trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu, bạn cần rèn luyện cho mình các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình: Tốt kỹ năng này, bạn sẽ là người thành công trong việc giải quyết các tình huống của nghề xuất nhập khẩu, trong ký kết hợp đồng ngoại thương, xử lý công việc với các bên lien quan. Đồng thời, cho bạn sức hút của 1 người thành công với phong thái tự tin, quyết đoán.
  •  Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, vì bạn nhận được sự hỗ trợ từ các cá nhân khác, bạn sẽ không phải làm việc đơn độc, và nhận được sức mạnh của tập thể.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, sẽ có rất nhiều tình huống mà nhiều khi với kinh nghiệm của bạn, bạn chưa thể xử lý được, nếu bạn làm việc nhóm tốt, bạn sẽ nhận được sự giúp sức, tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trong cộng đồng.

  • Kỹ năng làm việc khoa học, có kế hoạch: Bạn cần có thói quen lên kế hoạch cho công việc, cũng như sắp xếp công việc khoa học để công việc trở lên hiệu quả và có thể xử lý nhiều công việc khác nhau. Công việc Xuất nhập khẩu là 1 công việc rất áp lực, vì thế bạn cần có kỹ năng này để giảm đi được áp lực trong công việc nhé.
  • Kỹ năng Tin học: Công việc XNK sẽ cần bạn có kỹ năng tin học tốt để có thể truyền tờ khai hải quan, soạn thảo email, báo giá, cũng như tra mã HS Code, học tập các kiến thức qua mạng …, vì thế nếu không tốt kỹ năng này, công việc của bạn sẽ không thể thành công.
  • Kỹ năng Tiếng Anh: Không phải vị trí công việc nào của xuất nhập khẩu và Logistics cũng cần tiếng anh giỏi, nhưng rõ ràng, nếu không tốt Tiếng Anh, bạn sẽ tự thu hẹp cơ hội nghề nghiệp của bạn lại. Vì thế bạn nên chịu khó đầu tư cho việc học Tiếng Anh nhé.
  • Sau cùng, đó là kỹ năng thích nghi, mình nghĩ đây là kỹ năng rất quan trọng để bạn có thể hòa đồng với tập thể, làm chủ buổi gặp mặt, chịu được áp lực với công việc và thể hiện khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, những người thành công đều là những người có kỹ năng thích nghi tốt.

4. Luôn duy trì một thái độ hành nghề chuyên nghiệp với tinh thần học tập cao nhất.

  •  Luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao
  •  Làm việc với sự say mê nhất
  • Luôn lắng nghe, học hỏi từ tất cả những người xung quanh
  • Đừng ngại khó, ngại khổ
  • Luôn chịu trách nhiệm về những việc mình làm
  • Hãy hiểu rằng việc của mình là làm tốt công việc mà mình đang làm, đừng đánh giá, so bì với những người khác. Bạn làm tốt, ắt sẽ được ghi nhận.
  • Không nản chí dù gặp thất bại, luôn coi khó khăn là thử thách, hãy tin rằng qua khó khăn, bạn sẽ trưởng thành hơn.
  • Luôn làm việc với tâm thế của người có chính kiến, đáng tin.

5. Rèn luyện sức khỏe và tinh thần vui vẻ

Bạn nên nhớ, nếu không có sức khỏe và 1 tâm trạng tốt, bạn sẽ không thể làm được việc gì. Vì thế, hãy biết chăm sóc bản than để mình khỏe nhất, hãy luôn làm cho tâm hồn tươi trẻ để bạn có nhiều năng lượng.

6. Luôn mở rộng mối quan hệ và chịu khó tham gia các diễn đàn

Bạn nghĩ xem, nếu bên cạnh bạn có 1 chuyên gia Xuất nhập khẩu giỏi ở bên cạnh để hướng dẫn, tư vấn cách làm, công việc sẽ trở lên tốt hơn, và bạn đỡ lo sợ hơn đúng không nào?
Đặc thù của nghề XNK sẽ luôn cho bạn cơ hội giao tiếp với rất nhiều người trong nghề, vì thế hãy luôn tận dụng và trân trọng các cơ hội này để kết bạn, kết than nhé.

Bên cạnh đó, việc tham gia các diễn đàn về xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn có nhiều mối quan hệ hơn, học tập được nhiều kinh nghiệm thực tế hơn.

7. Nếu bạn đang ở những bước đi khởi đầu trong nghề Xuất nhập khẩu

Nên tham gia khóa học xuất nhập khẩu thực tế của các trung tâm uy tín (nhớ là uy tín nhé, vì hiện có nhiều trung tâm lừa đảo). Vì thế, cần tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia khóa học.
Các vấn đề mà bạn cần xem xét khi lựa chọn địa chỉ học là:

Giảng viên

Chương trình đào tạo

Giấy phép hoạt động

Quyền lợi của học viên khóa học lập báo cáo tài chính

Uy tín của trung tâm qua sự đánh giá của cộng đồng.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Loại hình XNK – 07 Lưu ý khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Bạn đang băn khoăn vì cần xuất hay nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa biết phải làm gì?

Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ được thực hiện bởi các chính phủ, tổ chức, cá nhân hay các chủ thể giữa hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau.

Loại hình xuất nhập khẩu là tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến ngoại thương như: ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, thủ tục hải quan, các thủ tục đăng ký kiểm tra với cơ quan nhà nước mà bên nhận dịch vụ sẽ đảm nhận giúp cho bên giao dịch vụ.

Trước khi xuất hay nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, các chủ thể phải thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu cũng như các thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Lưu ý khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa

Những điều cần lưu ý khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa

1. Xin giấy phép xuất – nhập khẩu hàng hóa

Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với những mặt hàng thông thường được sự cho phép của các cơ quan chủ quản hoặc cán bộ chuyên ngành. Nhưng đối với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt, hàng hạn chế hay xuất khẩu có điều kiện thì cần xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Giấy phép nhập khẩu cũng được thực hiện tương tự xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu ở các quốc gia sẽ được kiểm định chặt chẽ hơn để đảm bảo nguồn hàng chất lượng.

2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa và giao/ nhận hàng xuất – nhập khẩu

Đây là công việc cần thiết để đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu, ngăn chặn những hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất và đảm bảo uy tín cho người xuất khẩu. Vì vậy, trước khi xuất khẩu và nhập khẩu, phải kiểm nghiệm về chất lượng cũng như số lượng hàng hóa.

3. Thuê phương tiện vận tải

* Đối với bên xuất khẩu:

– Liên hệ với đại lý vận chuyển để lấy thông tin về lịch trình và giá cước.

– Lựa chọn hãng vận chuyển uy tín và chuyến vận chuyển thích hợp. Ngoài ra, có thể phát sinh thuê dịch vụ khác như bốc xếp.

– Giao hàng cho hãng vận chuyển, người chuyên chở ký biên bản giao hàng.

– Cung cấp thông tin bổ sung cho hãng vận chuyển.

– Đổi biên lai hay biên bản lấy vận đơn và thanh toán cước phí.

* Đối với bên nhập khẩu:

Cũng giống với nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải khi xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu nên phối hợp với nhà xuất khẩu để biết lịch trình, tên và số hiệu của phương tiện vận tải, thời gian phương tiện khởi hành, thời gian dự kiến hàng đến,… để tiện cho công việc của hai bên.

4. Mua bảo hiểm (nếu có)

Cần xem xét kỹ hợp đồng và thư tín dụng, nếu trong hợp đồng không quy định mua bảo hiểm thì mua ở mức bảo hiểm thấp nhất. Việc mua bảo hiểm không phải bắt buộc đối với nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, để tránh tổn thất khi rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển quốc tế, người nhập khẩu cần xem xét mua bảo hiểm cho hàng hóa, các nghiệp vụ mua bảo hiểm do bên nhập khẩu thực hiện tương tự như bên xuất khẩu.

5. Làm thủ tục hải quan

Trước khi giao hàng lên phương tiện vận tải, người xuất khẩu cần khai hải quan cho lô hàng cần xuất khẩu, việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo các quy định của quốc gia sở tại.

Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu cũng tương tự như khai báo hàng xuất khẩu. Cần chú ý đến mã số hàng hóa và áp mức thuế phải nộp. Nếu áp sai mã hàng dễ dẫn đến việc hải quan phạt hành chính và quy vào gian lận thuế.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, nhà nhập khẩu có thể làm công văn xin giải phóng hàng sớm và xin nợ chứng từ trong thời gian làm thủ tục khai hải quan. Nếu có trường hợp bất thường, hải quan có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu giải trình về giá trị hoặc số lượng hàng hóa đã thông quan.

6. Xác nhận thanh toán

Một trong những nội dung quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa là thanh toán. Những vướng mắc trong vấn đề thanh toán thường đem lại rủi ro cao cho nhà xuất – nhập khẩu. Chính vì vậy, cần kiểm tra kỹ hợp đồng và lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để hạn chế rủi ro thanh toán xảy ra.

7. Giải quyết tranh chấp

Nếu có những phát sinh về việc thiếu hàng, hàng hư hỏng hay hàng kém chất lượng thì việc khiếu nại sẽ diễn ra. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi soạn hợp đồng và rà soát lại các điều khoản đã có trong hợp đồng để tránh những sai phạm đáng tiếc cho hai bên.

— Sưu tầm —

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi mức thuế XNK ưu đãi đối với một số mặt hàng tăng giá mạnh

Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 57/2020/NĐ-CP

Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội thế giới và trong nước, làm đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Trong nước, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất phải thu hẹp hoặc tạm ngừng hoạt động; hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, trong đó lĩnh vực vận tải, vận chuyển hành khách bị gián đoạn do giãn cách xã hội. Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, quy mô thị trường bị thu hẹp…

Thời gian gần đây, Bộ đã nhận được kiến nghị của một số hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đến việc điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất nhập khẩu của một số mặt hàng trong biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; đồng thời phản ánh một số vấn đề phát sinh từ việc thực hiện Nghị định số 57/2020/NĐ-CP.

Bộ Tài chính cũng nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về kiến nghị của Tỉnh ủy Hải Dương liên quan đến đề nghị của Công ty Ford Việt Nam, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể về việc thực hiện Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô quy định tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP; nghiên cứu, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong đó bao gồm cả việc xem xét khả năng tiếp tục gia hạn Chương trình cho giai đoạn tiếp theo (sau năm 2020).

Chính vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 57/2020/NĐ-CP cho phù hợp với yêu cầu và bối cảnh hiện nay. Việc xây dựng Nghị định sẽ phù hợp với các nguyên tắc về ban hành biểu thuế, mức thuế suất quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Đồng thời, việc sửa đổi Nghị định số 57/2020/NĐ-CP cũng khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm giá thành sản phẩm để tăng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu; góp phần bảo vệ và khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước.

Sửa đổi mức thuế xuất khẩu, mức thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng

Dự thảo Nghị định được Bộ Tài chính xây dựng gồm có 2 Điều với 4 nhóm nội dung chính. Theo đó, sẽ sửa đổi mức thuế xuất khẩu, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng tăng giá mạnh thời gian qua để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Dự thảo cũng sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu và mức thuế xuất nhập khẩu MFN (hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc) đối với một số mặt hàng để bảo vệ, thúc đẩy khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo trong nước, hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thô, chưa qua chế biến và góp phần đơn giản biểu thuế.

Đáng chú ý, dự thảo Nghị định cũng sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện chương trình ưu đãi thuế theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP cho giai đoạn sau năm 2022 và sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp.

Ngoài ra, tại dự thảo, Bộ Tài chính cũng điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý, khắc phục các bất cập phát sinh trên thực tiễn, và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển như: mặt hàng vàng, bột thạch anh mịn, hạt giống trồng cây…

Bộ Tài chính khẳng định, dự thảo Nghị định sẽ không phát sinh thủ tục hành chính mới hay thủ tục hành chính cần sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ. Đồng thời các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung là những vấn đề đã được cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan thực hiện trong giai đoạn vừa qua. Theo đó, khi thực hiện dự thảo Nghị định theo phương án sửa đổi bổ sung, đề xuất sẽ không làm phát sinh chi phí tuân thủ cũng như nguồn lực cho tổ chức thực hiện.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

VẤN ĐỀ VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA – GHI NHÃN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

VẤN ĐỀ VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA – GHI NHÃN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Công ty chúng tôi nhập khẩu linh phụ kiện của cửa nhôm kính, cửa cuốn từ Trung quốc. Nhà máy trung quốc sản xuất theo tiêu chuẩn của Đức. Nếu trên bao bì và nhãn hiệu hàng hoá có ghi “Standard of Germany” thì có vi phạm quy định nhãn hiệu và xuất xứ hàng hoá không?
Công ty chúng tôi có phải xuất trình tài liệu để chứng minh hàng hoá sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản không? Tài liệu đó là gì?

Trả lời vướng mắc:

– Căn cứ Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2017 về nhãn hàng hóa của Chính phủ quy định:
“Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa

1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

2. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm tại Phụ lục I hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.”

Điều 15. Xuất xứ hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

2. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.

Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.
Theo các quy định nêu trên, sản xuất theo tiêu chuẩn không phải là nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa. Công ty tham khảo các quy định trên để thực hiện việc nghi nhãn hàng hóa nhập khẩu, trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: CHQTĐN

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

05 giải pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu rất quan trọng

Thứ nhất, công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý ngoại thương đã luôn được coi trọng, phù hợp với thực tiễn quản lý và tuân thủ các cam kết quốc tế.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Cục Xuất nhập khẩu đã trình Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Công Thương ký ban hành số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 04 Nghị định và 82 Thông tư thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu. Riêng trong năm 2020, tính đến hết tháng 8, Cục Xuất nhập khẩu đã trình Lãnh đạo Bộ Công Thương ký ban hành 11 Thông tư thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng theo hướng minh bạch, ổn định, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đồng thời, các văn bản được ban hành theo đúng nguyên tắc, biện pháp quản lý và thẩm quyền ban hành tại Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch cho người dân và doanh nghiệp.

Với sự nỗ lực, quyết liệt của Bộ Công Thương, nhiều điều kiện kinh doanh chưa hợp lý đã được bãi bỏ; công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu đã được đổi mới cơ bản theo nguyên tắc đánh giá rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với nhiều loại hàng hóa.
Tính đến hết năm 2019, Bộ Công Thương đã triển khai 56 dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở cấp độ 3 và 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương. Đây đều là những thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ nhiều, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cục Xuất nhập khẩu đã tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của Bộ Công Thương giai đoạn 2018-2020. Cục Xuất nhập khẩu cũng chỉ đạo thiết lập và duy trì hoạt động của Đường dây nóng của Bộ Công Thương hỏi đáp về thủ tục xuất nhập khẩu qua điện thoại và qua email. Thông qua đó, các vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được kịp thời thông tin, giải đáp, giúp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như xây dựng hình ảnh của Bộ Công Thương.

Thứ ba, là việc tận dụng các lợi thế do các FTA mang lại hiệu quả hơn.

Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về các FTA và cách thức tận dụng các FTA, Cục Xuất nhập khẩu đã chỉ đạo đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, đẩy mạnh C/O điện tử; song song với tăng cường chống gian lận xuất xứ hàng hóa; tăng cường công tác hậu kiểm tại tổ chức cấp C/O và các doanh nghiệp đề nghị cấp C/O.
Từ ngày 1/1/2020, Cục Xuất nhập khẩu tổ chức cấp C/O điện tử hoàn toàn đối với hàng hóa xuất khẩu sang 6 nước ASEAN là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei và Campuchia. Điều này có ý nghĩa quan trọng về C/O là thủ tục có số lượng hồ sơ rất lớn, việc triển khai điện tử hoàn toàn giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu chi phí giao dịch, nâng cao tính công khai, minh bạch.

Thứ tư, công tác quản lý, điều hành xuất nhập khẩu trong tình hình mới theo sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước

Kịp thời thông tin cho các Hiệp hội, doanh nghiệp và phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các Bộ, ngành, địa phương, hay các cơ quan, đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành, địa phương để cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, phát triển thị trường xuất khẩu. Nhiều Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu đã được tổ chức để bàn các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu: Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, sang Liên minh châu Âu; Hội nghị quốc tế mặt hàng gạo;… Bộ đã biên soạn, phát hành Sổ tay hướng dẫn xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc với các thông tin cụ thể về dung lượng thị trường, các yêu cầu về bao bì, nhãn mác, kiểm dịch động thực vật của cơ quan có thẩm quyền phía Trung Quốc, địa chỉ cần biết cũng như thông tin về các chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan của Việt Nam. Sổ tay này đã được gửi tới các địa phương nuôi trồng, xuất khẩu trọng điểm, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ năm, chú trọng công tác thông tin, truyền thông về xuất nhập khẩu.

Việc xử lý, truyền tải và cung cấp thông tin cho báo chí, Hiệp hội, doanh nghiệp đã được quan tâm và trở thành một phần trong công tác điều hành. Bên cạnh các hoạt động truyền thông về các Hiệp định FTA, Cục Xuất nhập khẩu đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn, phát hành nhiều ấn phẩm thông tin về xuất nhập khẩu: Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam thường niên; Báo cáo Logistics thường niên; Sổ tay văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản hàng tuần,… Việc cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, có hệ thống giúp các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu chủ động dự báo, ra quyết định hiệu quả hơn.
Tiếp tục duy trì hiệu quả xuất nhập khẩu
Những tháng đầu năm 2020 ghi nhận những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta phải đối phó với một dịch bệnh có tính chất nguy hiểm, tốc độ lây lan đáng báo động trên phạm vi toàn cầu và tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội như dịch Covid-19 lần này.
Các chỉ tiêu về xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm đều cho thấy chịu tác động khá lớn từ dịch Covid-19. Qua 7 tháng năm 2020, xuất khẩu đạt 147,61 tỷ USD, chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện thoại… giảm sút mạnh.
Ngay khi dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Công Thương đã thực hiện nhiều biện pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động giao thương xuất khẩu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất trong nước…
Đến nay, với việc kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, kinh tế nước ta đứng trước nhiều cơ hội để ổn định và hồi phục. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 1457/QĐ-BCT ngày 03 tháng 6 năm 2020 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới phòng, chống dịch Covid-19. Trong bối cảnh Covid-19 và các ảnh hưởng liên quan dự báo còn duy trì trong thời gian dài, các biện pháp của ngành Công Thương là rất kịp thời, toàn diện, đồng bộ, do vậy cần được các cơ quan, đơn vị trực thuộc tập trung triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, ngành Công Thương cũng tiếp tục phát huy những điểm mạnh, những công tác xuất nhập khẩu đã và đang làm tốt trong thời gian qua như công tác hội nhập kinh tế, xây dựng thể chế chính sách về xuất nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tái cơ cấu sản xuất công nghiệp… để tạo nền tảng cho xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.
Với chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp, sự nỗ lực của Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, địa phương, mặc dù nhiều khó khăn, thách thức trước mắt nhưng giai đoạn 2020-2025 sẽ tiếp tục ghi nhận những thành công, dấu mốc phát triển mới của hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động của ngành Công Thương nói chung.
Nguồn: Melodylogistics
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

ĐIỀU KIỆN CHI NHÁNH ĐƯỢC ĐỨNG TÊN TRÊN TỜ KHAI XNK

GIẢI ĐÁP VỀ ĐIỀU KIỆN CHI NHÁNH ĐƯỢC ĐỨNG TÊN TRÊN TỜ KHAI XUẤT NHẬP KHẨU

Khách hàng của công ty chúng tôi là doanh nghiệp FDI vốn 100% Nhật bản, công ty thương mại. Hiện khách hàng này của chúng tôi có trụ sở ở Hcm và chi nhánh ở Hà Nội.
Trong thời gian tới, khách hàng của công ty chúng tôi muốn chi nhánh được phép đứng tên trên tờ khai xuất nhập khẩu hàng hoá. Vậy kính mong quý cục tư vấn giải đáp theo quy định hải quan hiện hành thì chi nhánh phải đáp ứng những điều kiện cần và đủ gì về mặt giấy phép, thủ tục thì mới được đứng tên trên tờ khai xuất nhập khẩu hàng hoá.

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

1) Về người khai hải quan:
– Khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định “Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan”;
– Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 quy định:
“Người khai hải quan gồm:
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.
3. Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
5. Đại lý làm thủ tục hải quan.
6. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác”.
Như vậy, Chi nhánh chỉ được đứng tên trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá khi Chi nhánh là “Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” và là pháp nhân. Trong trường hợp này, khi khai báo hải quan, Chi nhánh phải thực hiện đúng các quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, trong đó cần lưu ý:
+ Điều 5. “Sử dụng chữ ký số trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử”;
+ Khoản 2, Phụ lục 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC: “Chỉ tiêu thông tin khai báo đối với tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu và chứng từ kèm theo”, chú ý:
++ Mẫu số 01: Tờ khai điện tử nhập khẩu (Khi thực hiện đăng ký trước thông tin hàng hóa nhập khẩu). Chỉ tiêu 1.12 – Mã người nhập khẩu, 1.13 – Tên người nhập khẩu. (1.12 là mã số người nộp thuế, 1.13 là tên người nộp thuế ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế do cơ quan thuế nội địa cấp cho DN theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế);
++ Mẫu số 02: Tờ khai điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu (Áp dụng cho trường hợp xuất khẩu). Đặc biệt chú ý chỉ tiêu 2.11 – Mã người xuất khẩu, chỉ tiêu 2.12 – Tên người xuất khẩu (2.11 là mã số người nộp thuế, 2.12 là tên người nộp thuế ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế do cơ quan thuế nội địa cấp cho DN theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế).
2) Về ủy quyền của Công ty cho Chi nhánh:
Theo điều 84 Luật Dân sự thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân mà không phải là pháp nhân. Ngoài ra, theo khoản 1 điều 45 Luật Doanh nghiệp thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hay 01 phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc điều lệ hoạt động và việc uỷ quyền cho chi nhánh mà công ty hay chi nhánh sẽ đứng tên, ký duyệt và sử dụng mộc dấu được cấp (nếu có) để khai báo, làm thủ tục khi nhập khẩu.
Khi công ty uỷ quyền cho chi nhánh làm thủ tục thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, tranh chấp phát sinh (nếu có) và chấp hành pháp luật về hải quan, chi nhánh công ty vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ hải quan, phân loại hàng hoá, áp mã, tính thuế… mà chi nhánh công ty được uỷ quyền. Mã số thuế ghi tờ khai hải quan là mã số thuế của công ty, dấu đóng trên tờ khai hải quan là dấu của chi nhánh nhưng phải ghi rõ là “Thừa uỷ quyền của giám đốc công ty”.
3) Về thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:
DN phải thực hiện theo quy định của Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

HÀNG NHẬP KHẨU KHÔNG DÁN NHÃN XUẤT XỨ

Giải đáp vấn đề: HÀNG NHẬP KHẨU KHÔNG DÁN NHÃN XUẤT XỨ

Công ty chúng tôi xin được tư vấn về việc dán nhãn xuất xứ hàng hóa trên hàng nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ SXXK.
Nếu trường hợp hàng nhập về không dán nhãn xuất xứ thì có bị phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP hay không? Vì theo nội dung CV 1512/TCHQ-PC ngày 19/10/2020 thì Hải quan không xử phạt vấn đề này.

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có Hiệu lực từ ngày 10/12/2020.
Theo quy định hiện hành, hàng hóa nhập khẩu phải thể hiện ghi nhãn hàng hóa cụ thể (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP nêu trên).
Trường hợp hàng nhập khẩu vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017) thì tùy theo trị giá lô hàng, Công ty sẽ bị xử phạt theo quy định . Đồng thời, Công ty cũng bị buộc áp dụng khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 22, Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Trường hợp cần thêm thông tin, đề nghị Công ty liên hệ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

VẤN ĐỀ MIỄN THUẾ HÀNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

GIẢI ĐÁP VẦN ĐỀ: MIỄN THUẾ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

Công ty chúng tôi chuyên sản xuất xuất khẩu hàng may mặc các loại. Công ty chúng tôi nhập khẩu NPL trong nước để SXXK và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Theo nội dung tại NGHỊ ĐỊNH 18/NĐ-CP (Điều 12.
Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu), như vậy Công ty chúng tôi sẽ được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 12 khoản 1 hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ điểm 6, Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai có ý kiến như sau:
Do nội dung câu hỏi của Công ty chưa nêu cụ thể về nhập NL SXXK từ DN nội địa (XNK tại chỗ), nhập từ khu PTQ (DNCX), hay nhập khẩu từ nước ngoài….do đó không thể tư vấn chính xác. Tuy nhiên Công ty có thể tham khảo nội dung sau:
– Trường hợp nhập khẩu NL từ nước ngoài: Cty được miễn thuế nhập khẩu NL nếu sản phẩm sau khi sản xuất được xuất khẩu ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan. Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được miễn thuế là lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu.
– Trường hợp nhập khẩu NL từ nước ngoài được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là lượng hàng hóa thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ, nếu người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
– Trường hợp nhập khẩu NL từ DN trong nước (NK-TC): Công ty phải đóng thuế nhập khẩu khi nhập NL để SXXK. Trường hợp đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này (trừ xuất khẩu tại chỗ thì không được hoàn thuế nhập khẩu).
Đề nghị Công ty nghiên cứu kỹ Nghị định 18/2021/NĐ-CP để thực hiện. Trường hợp cần thêm thông tin, đề nghị Công ty liên hệ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com