Công ty nhập khẩu loại hình A11 xuất xứ TQ, thực tế khác nhau áp dụng thế nào?

Công ty chúng tôi có nhập khẩu lô hàng theo loại hình A11 ngày 09/08/2021 , trên invoice , trên TNNK có thể hiện tiêu chí xuất xuất xứ là Made in China . Nhưng khi kiểm tra thực tế hàng hóa : trên nhãn mác chỉ thể hiện các tiêu chí bắt buộc ( a,b và d ) theo quy định của nghị định 43/2017/NĐ-CP và thiếu tiêu chí c ( thiếu dòng chữ made in China ) .
Xin cho công ty hỏi trường hợp này thì công ty chúng tôi có được xem xét áp dụng theo cv 1512/TCHQ-PC ngày 11/03/2020 là không xử phạt ?
Còn nếu bị phạt thì bị bị áp dụng theo khoản 1 hay khoản 2 điều 22 nghị đinh 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 ? Rất mong nhận được hồi đáp sớm của quý cơ quan

Trả lời vướng mắc:

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định:
“1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện những nội dung sau: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa; d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.”
Căn cứ khoản 3 điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định:
“Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với các nội dung ghi trên nhãn gốc”.
Căn cứ công văn 1512/TCHQ-PC ngày 11/03/2020 thì trường hợp công ty nêu, cơ quan hải quan không phải xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, công ty cần lưu ý, khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài yêu cầu đối tác ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Nguồn: CHQTBD

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Cơ quan Hải quan chỉ hoàn thuế GTGT nộp thừa ở khâu Nhập khẩu

Theo quy định tại Thông tư 219/20013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu.


Hoàn thuế GTGT nộp thừa ở khâu Nhập khẩu

Trước đề nghị của Công ty TNHH Henkel Adhesive Technologies VN về hướng dẫn việc hoàn thuế GTGT nộp thừa, Tổng cục Hải quan đã có trả lời cụ thể để DN nắm được đầy đủ các quy định nhằm triển khai có hiệu quả vào quá trình sản xuất, kinh doanh, XNK.

Theo đó, tại Điều 22 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định: Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh và cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT đối với hàng hóa NK.

Tại khoản 64, khoản 65 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng quy định cụ thểvề thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK.

Đối chiếu với các quy định hiện hành thì thủ tục hoàn thuế đã được quy định rõ trách nhiệm cho từng cơ quan quản lý thực thi. Cụ thể, cơ quan Thuế chịu trách nhiệm hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh và cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm hoàn thuế GTGT nộp thừa ở khâu NK.

Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị DN liên hệ và làm việc trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục NK hàng hóa để được hướng dẫn và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan đến hàng hóa XNK.

Nguồn:  HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hàng hóa Xuất khẩu, Nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế

Hàng hóa XK, NK tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế

Chúng tôi là DN kinh doanh thông thường A, có mua sản phẩn từ cty B tại Hàn quốc. Công ty B tại Hàn Quốc chỉ định công ty C (Kinh doanh thông thường khác) giao hàng cho chúng tôi. Theo khoản c, điềm 1, điều 86 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì chúng tôi phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ. Bản chất giao dịch hàng hóa này xảy ra giữa 2 DN kinh doanh thông thường (Không thuộc khu phi thuế quan) thì khi mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ, chúng tôi có phải đóng thuế nhập khẩu không? Có văn bản, quy định nào cụ thể về trường hợp này không?

Trả lời vướng mắc:

– Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 quy định:

 Điều 2. Đối tượng chịu thuế

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Đề nghị công ty tham khảo quy định trên thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: CHQTĐN 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tổng cục Hải quan ban hành Bảng mã loại hình XK, NK mới

Ngày 01/4/2015, cùng với việc chính thức vận hành Hệ thống Thông quan tự động VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan có Công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 1/4/2015 ban hành bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng. Đến nay, sau thời gian  triển khai thực hiện cùng với sự sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đã phát sinh một số vướng mắc. Vì vậy cần phải ban hành bảng mã loại hình mới thay thế cho Công văn số 2765/TCHQ-GSQL.

Theo đó, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 1357/QĐ-TCHQ về Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng

Đối với các loại hình xuất khẩu; Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ quy định gồm 16 mã loại hình, trong đó giữ nguyên 5 mã; sửa đổi 10 mã; bổ sung một mã (mã C12: Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài), đồng thời bãi bỏ 1 mã (mã E56: Xuất sản phẩm gia công giao hàng tại nội địa)

Đối với các loại hình nhập khẩu, Quyết định 1357/QĐ-TCHQ quy định gồm 24 loại hình, trong đó giữ nguyên 6 mã; sửa đổi 16 mã bổ sung 2 mã gồm (A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế; A44: Nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế).

Tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ, Tổng cục Hải quan cũng quy định điều khoản chuyển tiếp nhằm xử lý đối với các trường hợp đã đăng ký tờ khai trước ngày quyết định này có hiệu lực. Cụ thể đối với các tờ khai hải quan đã đăng ký theo loại hình tương ứng trước ngày Quyết định này có hiệu lực, nếu có thay đổi mục đích sử dụng và đăng ký tờ khai hải quan mới thì sử dụng mã loại hình theo quy định tại Quyết định này kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Đối với các mã loại hình đã được quy định tại Quyết định này nhưng thủ tục hải quan chưa được quy định cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính thì chưa thực hiện cho đến khi có quy định cụ thể.

Quyết định 1357/QĐ-TCHQ được ban hành nhằm giải quyết những vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện cũng như đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về thống kê và quản lý hải quan theo quy định. Cụ thể như mã A11, A12 cần phân loại rõ theo mục đích sử dụng của hàng hóa; mã A31 cần phân loại mục đích nhập khẩu trở lại để áp dụng chế độ quản lý phù hợp.

Ngoài ra, các quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế cũng cần điều chỉnh, bổ sung một số mã loại hình cho phù hợp với chính sách thuế như: bổ sung loại hình hàng hóa được thanh toán, nộp thuế bằng vốn ngân sách nhà nước, hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên…

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM

————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tổng cục HQ ban hành Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mới

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/6/2021 và thay thế công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 1/4/2015 của Tổng cục Hải quan về mã loại hình xuất nhập khẩu trên hệ thống VNACCS.

Theo Bảng mã loại hình được ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ, có 16 mã loại hình xuất khẩu; 24 mã loại hình nhập khẩu.

Quyết định của Tổng cục Hải quan quy định điều khoản chuyển tiếp như sau:

Đối với các tờ khai hải quan đã đăng ký theo loại hình tương ứng trước ngày Quyết định 1357/QĐ-TCHQ có hiệu lực, nếu có thay đổi mục đích sử dụng, đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mới thì sử dụng mã loại hình theo quy định tại Quyết định này kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Đối với các mã loại hình đã được quy định tại Quyết định này nhưng thủ tục hải quan chưa được quy định cụ thể tại các nghị định của Chính phủ và thông tư của Bộ Tài chính thì chưa thực hiện cho đến khi có quy định cụ thể.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

HÀNG NHẬP KHẨU KHÔNG DÁN NHÃN XUẤT XỨ

Giải đáp vấn đề: HÀNG NHẬP KHẨU KHÔNG DÁN NHÃN XUẤT XỨ

Công ty chúng tôi xin được tư vấn về việc dán nhãn xuất xứ hàng hóa trên hàng nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ SXXK.
Nếu trường hợp hàng nhập về không dán nhãn xuất xứ thì có bị phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP hay không? Vì theo nội dung CV 1512/TCHQ-PC ngày 19/10/2020 thì Hải quan không xử phạt vấn đề này.

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có Hiệu lực từ ngày 10/12/2020.
Theo quy định hiện hành, hàng hóa nhập khẩu phải thể hiện ghi nhãn hàng hóa cụ thể (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP nêu trên).
Trường hợp hàng nhập khẩu vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017) thì tùy theo trị giá lô hàng, Công ty sẽ bị xử phạt theo quy định . Đồng thời, Công ty cũng bị buộc áp dụng khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 22, Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Trường hợp cần thêm thông tin, đề nghị Công ty liên hệ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tổng quan cách làm hạch toán thuế nhập khẩu thông tư 200/2014/TT-BTC

Hạch toán Thuế nhập khẩu theo TT200. Khi Doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán Thuế nhập khẩu theo TT200.

1. Nguyên tắc kế toán thuế nhập khấu

Tài khoản này sử dụng cho người có nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Trong giao dịch nhập khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên giao ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.

Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá, TSCĐ được ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp vào giá gốc hàng mua. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hộ nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa, ví dụ giao dịch tạm nhập – tái xuất hộ bên thứ ba thì số thuế nhập khẩu phải nộp không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa mà được ghi nhận là khoản phải thu khác.

Kế toán số thuế nhập khẩu được hoàn, được giảm thực hiện theo nguyên tắc:

+ Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nếu được hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán) hoặc giảm giá trị hàng hóa (nếu xuất trả lại do vay, mượn…);

+ Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ, nếu được hoàn ghi giảm chi phí khác (nếu bán TSCĐ) hoặc giảm nguyên giá TSCĐ (nếu xuất trả lại);

+ Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu, khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác (ví dụ hàng tạm nhập – tái xuất để gia công, chế biến…) thì khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.

2. Nguyên tắc kế toán thuế xuất khẩu

Tài khoản này sử dụng cho người có nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên giao ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.

Thuế xuất khẩu là thuế gián thu, không nằm trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Khi xuất khẩu hàng hóa, kế toán phải tách riêng số thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. Trường hợp không tách ngay được số thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu thì được ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế nhưng định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế xuất khẩu phải nộp. Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều không bao gồm số thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu nhưng sau đó được hoàn, được giảm thì kế toán ghi nhận vào thu nhập khác.

Phương pháp kế toán thuế xuất, nhập khẩu

Phương pháp kế toán thuế nhập khẩu

a) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112, 331,…

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi nộp thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

b) Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112,…

c) Kế toán hoàn thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu

+ Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)

Có các TK 152, 153, 156 – Hàng hóa (nếu xuất hàng trả lại).

+ Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất TSCĐ, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)

Có TK 811 – Chi phí khác (nếu bán TSCĐ).

+ Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất (ví dụ thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng phục vụ gia công, chế biến), ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 138 – Phải thu khác.

+ Khi nhận được tiền từ NSNN, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

d) Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

+ Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

+ Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)

Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu).

+ Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

Phương pháp hạch toán thuế xuất khẩu

a,Kế toán thuế xuất khẩu phải nộp khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ:

+ Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

+ Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu. Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

b) Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

Có các TK 111, 112,…

c) Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 3333

Có TK 711 – Thu nhập khác.

d) Trường hợp xuất khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

+ Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và số thuế xuất khẩu phải nộp như trường hợp xuất khẩu thông thường quy định tại điểm a mục này.

+ Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế xuất khẩu cho bên nhận ủy thác)

Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế xuất khẩu).

+Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com