LƯU Ý VỀ HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CẦN BIẾT

Câu hỏi:
Doanh nghiệp chúng tôi có nộp Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ kiêm Hóa đơn thương mại được đính kèm điện tử V5 qua hệ thống Hải Quan. Tuy nhiên, cán bộ chi cục Hải Quan đầu tư Thành phố Hồ chí minh yêu cầu phải nộp hồ sơ giấy mà không nói rõ lý do. Chúng tôi không hiểu lý do vì sao chúng tôi phải nộp lại hồ sơ giấy khi đã đính điện tử V5?
Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 thì các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; trường hợp theo quy định tại Thông tư phải nộp bản chính các chứng từ dưới dạng giấy thì bản chính đó phải được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan.

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này được gửi cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; các chứng từ này có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số).

Căn cứ quy định tại điểm c, điểm i khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì người khai hải quan phải nộp: 01 bản chụp vận đơn hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương và chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo quy định phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O) cho cơ quan hải quan thì phải nộp 01 bản chính C/O; trường hợp sử dụng C/O điện tử được truyền qua Cổng thông tin một cửa quốc gia thì người khai hải quan không phải nộp C/O bản giấy theo quy định của Điều này.

Như vậy, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được gửi theo hình thức điện tử; trường hợp theo quy định phải nộp chứng từ bản chính dưới dạng giấy thì người khai hải quan có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan.
Liên quan đến việc công chức hải quan tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu yêu cầu doanh nghiệp nộp chứng từ có ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp và xác nhận sao y bản chính (đối với các chứng từ bản chụp) trong khi các chứng từ đó đã được gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2056/TCHQ-GSQL ngày 30/3/2020 về việc gửi chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp trong quá trình làm thủ tục hải quan, Công ty phát hiện cán bộ công chức hải quan yêu cầu nộp các chứng từ có ký tên, đóng dấu không đúng quy định tại khoản 2 Điều 3, điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì phản ánh về Tổng cục Hải quan để xử lý kịp thời.
Đề nghị Công ty TNHH MTV KARCHER nghiên cứu quy định và các văn bản nêu trên để thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc, liên hệ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM Tại đây

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Khái niệm Vận chuyển bảo thuế, thủ tục ra sao, gồm những gì?

Hàng bảo thuế là gì? Vận chuyển bảo thuế là gì?

Trước khi đi sâu hơn về quy trình, hồ sơ làm vận chuyển bảo thuế, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm hàng bảo thuế, vận chuyển bảo thuế là gì?

Hàng bảo thuế được hiểu là nguyên liệu nhập khẩu nhưng chưa phải nộp thuế để sản xuất hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải khai hồ sơ hải quan riêng biệt cho phần nguyên liệu nhập khẩu được bảo thuế và đăng ký lượng sản phẩm xuất khẩu cho một năm kế hoạch. Kho bảo thuế là kho được thành lập để lưu giữ nguyên liệu nhập khẩu để cung ứng cho sản xuất của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế.

Tóm lại, hàng bảo thuế là nguyên vật liệu không tiêu thụ trong nước mà chỉ nhập về làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, trừ thủ tục nộp thuế. Hàng hóa đưa vào kho bảo thuế chỉ được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.

Như vậy, vận chuyển bảo thuế thực chất là việc vận chuyển những nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu về kho bảo thuế của công ty đó.

Thủ tục hải quan khi vận chuyển hàng hóa ra – vào kho bảo thuế

Thủ tục hải quan khi vận chuyển hàng hóa ra – vào kho bảo thuế như sau:

Quyết định số 2770/QĐ-BTC ban hành ngày 25/12/2015 nêu rõ các bước và những yêu cầu về thủ tục hải quan khi vận chuyển hàng ra –vào kho bảo thuế.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư

Bước 2: Thông tin trên tờ khai hải quan được Hệ thống tự động kiểm tra để đánh giá các điều kiện được chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Bước 3: Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa.

Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.

Bước 4: Thông quan hàng hóa.

Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan khi vận chuyển hàng hóa ra – vào kho bảo thuế

Cụ thể, bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan khi vận chuyển hàng hóa ra – vào kho bảo thuế gồm:

– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

– Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

– Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;

– Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

– Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Nguồn: KNXNK

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Phân biệt địa điểm đích vận chuyển bảo thuế và lưu kho hàng chờ thông quan

Phần mềm lập Báo cáo Quyết toán JUNE

Địa điểm đích vận chuyển bảo thuế là gì?

1. Địa điểm đích vận chuyển bảo thuế : là địa điểm hàng sẽ đến cuối cùng. (đối với hàng nhập thì đó sẽ là kho công ty, còn đối với hàng xuất thì đó là 1 cảng nào đó tại việt nam mà hàng của chúng ta từ đó sẽ rời việt nam đi nước ngoài)

Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan là gì?

2. Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan : là nơi tập kết hàng chờ thông quan (đối với hàng nhập thì chắc chắn nó sẽ là 1 cảng nào đó tại việt nam mà hàng chúng ta được nhập về, còn đối với hàng xuất thì đó chắc chắn là kho công ty, nếu không có kho thì đó sẽ là địa đểm tập kết do hải quan nơi làm thủ tục.)

Sự khác nhau của 2 khái niệm

Điểm khác nhau của 2 địa điểm này là như đã nói rõ ở trên thì địa điểm đích vận chuyển bảo thuế đó là nơi đích đến của vận chuyển (nó giống như đơn xin chuyển của khẩu của V4 nhưng VNACCS thì sử dụng bộ mã và cái tên trưu tượng hơn). Còn ông nội địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan thì là nơi hàng tập kết chờ làm thủ tục thông quan.

Quy tắc để không bị sai và nhầm lẫn là :

Đối với địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan thì hàng ở đâu sẽ khai báo nơi đó. (Vậy chúng ta sẽ biết hàng nhập thì chắc chắn sẽ là ở cảng, còn xuất thì ở kho công ty, nếu xuất mà không có kho thì sử dụng địa điểm tập kết do hải quan nơi làm thủ tục quy định.)

Còn địa điểm đích vận chuyển bảo thuế thì thật ra mình không có cụm từ để diễn tả quy tắc cho địa điểm này.

Nguồn: HXNK Phần mềm Kế toán Vĩnh viễn, Phần mềm Kế toán Online, Phần mềm Kế toán Dược phẩm, Trang chủ

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com