THỦ TỤC XUẤT BÁN HÀNG – THỦ TỤC HẢI QUAN

GIẢI PHÁP TỬ VẤN THỦ TỤC XUẤT BÁN HÀNG – THỦ TỤC HẢI QUAN

Công ty chúng tôi (Bên A) là đơn vị sản xuất ký hợp đồng bán hàng với công ty B (Nước ngoài) đơn giá bán 9đ/ SP, và công ty B chỉ định giao hàng cho Công ty C (tại Việt Nam) đơn giá 10đ/SP.
– Công ty chúng tôi làm thủ tục xuất bán hàng bình thường theo hợp đồng, invoice ….thể hiện giá 9đ/SP.
– Công ty C mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ với giá 10đ/SP và yêu cầu công ty chúng tôi cung cấp tờ khai xuất khẩu của chúng tôi làm với cty B, giá 9đ/SP.
Chúng tôi KHÔNG đồng ý cung cấp cả tờ khai có giá mà chỉ cung cấp SỐ TỜ KHAI XUẤT, vì công ty chúng tôi đã cam kết với đối tác nước ngoài là không tiết lộ giá cho bên thứ 3.
– Tuy nhiên Cty C vẫn liên tục đòi chúng tôi cung cấp tờ khai và invoice xuất khẩu.
Vậy Tôi muốn hỏi. Việc cung cấp tờ khai xuất khẩu này có bắt buộc không? căn cứ vào điều khoản luật nào.
– Công ty chúng tôi có thể cung cấp tờ khai và che giá đi được không???

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định:
“Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
…c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
…3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
5. Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
a.3) Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu;
a.4) Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
b.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;
b.4) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan…”
Theo quy định trên, hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015.
Về việc Công ty C yêu cầu cung cấp tờ khai và invoice xuất khẩu theo trình bày tại công văn không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật về hải quan.
Đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên để nghiên cứu thực hiện đúng quy định.
Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU BÊN GIA CÔNG

TƯ VẤN GIẢI ĐÁP HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU BÊN GIA CÔNG

1/ công ty A gia công khuôn làm hàng cho công ty B bên HQ. Bên A tiến hành làm KHuôn bán cho bên Hàn và bên Hàn đã chyenr tiền thanh toán hết cho bên A vào 2 đợt là tháng T9.2020 và T4.2021.
Nhưng khuôn đó bên Hàn lại yêu cầu để lại bên a (tức cho bên A mượn) để tiến hành sản xuất sản phẩm xuất bán cho bên Hàn loại hình B11. và đã xuất lô đầu tiên là đầu tháng T4.2021 ạ.
VẬy c cho e hỏi để hợp pháp hóa việc cái khuôn kia dc giữ lại tại Việt Nam thì cty A cần làm những gì ạ?
2/ công ty A gia công khuôn làm hàng cho công ty B – DNCX bên Việt Nam. Bên A tiến hành làm KHuôn bán cho bên DNCX .
Nhưng khuôn đó bên DNCX lại yêu cầu để lại bên A (tức cho bên A mượn) để tiến hành sản xuất sản phẩm.
VẬy c cho e hỏi để hợp pháp hóa việc cái khuôn kia dc giữ lại tại Việt Nam thì cty A cần làm những gì ạ?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Do Công ty không cung cấp thông tin cụ thể về loại hình các doanh nghiệp cũng như không gửi kèm hồ sơ trình bày về giao dịch giữa các bên nên chưa đủ cơ sở để hướng dẫn. Tuy nhiên, Công ty có thể tham khảo quy định sau:
– Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 35. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.”
– Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 1040/TCHQ-GSQL ngày 22/02/2019 thì trường hợp Công ty A bán hàng cho thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, sau đó được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa cho chính Công ty A để mượn phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa cho chính thương nhân nước ngoài, sau đó sẽ tái xuất trả theo thỏa thuận hai bên được vận dụng theo Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế hoạt động giao dịch của Công ty để nghiên cứu thực hiện đúng quy định.
Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
2/ công ty A gia công khuôn làm hàng cho công ty B – DNCX bên Việt Nam. Bên A tiến hành làm KHuôn bán cho bên DNCX .
Nhưng khuôn đó bên DNCX lại yêu cầu để lại bên A (tức cho bên A mượn) để tiến hành sản xuất sản phẩm.
VẬy c cho e hỏi để hợp pháp hóa việc cái khuôn kia dc giữ lại tại Việt Nam thì cty A cần làm những gì ạ?
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com