Thuế suất hàng hóa sản xuất xuất khẩu nhập tại chỗ từ DNCX

Giải đáp về thuế suất hàng hóa sản xuất xuất khẩu nhập tại chỗ từ DNCX

Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất hàng xuất khẩu (SXXK), có nhập tại chỗ hàng hóa do một DNCX ở khu chế xuất Tân Thuận sản xuất. Hàng hóa này do DNCX này sản xuất tại VN nhưng xuất tại chỗ vào nội địa nên không xin cấp được chứng nhận xuất xứ, xem như hàng hóa sản xuất ở VN nhưng không có C/O. Theo nghị định 18/2021/NĐ-CP, thì doanh nghiệp nội địa nhập tại chỗ hàng hóa loại hình SXXK (tờ khai E31) từ DNCX, từ khu phi thuế quan thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu.

Xin hỏi: trường hợp này doanh nghiệp chúng tôi phải áp mức thuế suất ưu đãi hay là mức thuế suất thông thường ?

Theo khoản 1, điều 1 của Nghị định 18/2021/ND-CP: 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau: “Điều 3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ c) Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP , Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Xin hỏi trường hợp doanh nghiệp chúng tôi nhập hàng hóa tại chỗ phục SXXK từ DNCX do họ sản xuất thì được áp mức thuế suất ưu đãi như điểm c, khoản 3 như nêu trên không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm k khoản 2 Điều 4 Nghị định 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 quy định:

Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất Atiga phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

2.Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, bao gồm các nước sau:

k) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước)

Như vậy, căn cứ theo quy định trên trường hợp của Công ty thuộc quy định về thực hiện chính sách thuế ưu đãi đặc biệt hàng nhập khẩu từ khu phi thuế quan. Tuy nhiên, để xem xét được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì công ty đồng thời phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại các khoản 1,3,4 Điều 4 Nghị định 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017.

Công ty tham khảo quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

NGUỒN: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI

——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

KHAI BẢO HIỂM HÀNG NHẬP KHẨU TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN

TƯ VẤN KHAI BẢO HIỂM HÀNG NHẬP KHẨU TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN

Công ty chúng tôi có nhập khẩu hàng hóa từ công ty mẹ TP-Link Trung Quốc, term FOB, công ty mẹ thực hiện mua bảo hiểm hàng hóa cho toàn bộ các lô hàng nhập khẩu của công ty chúng tôi và công ty chúng tôi TPLink Việt Nam không phải thanh toán lại số tiền bảo hiểm hàng hóa này cho công ty mẹ.
Vậy chúng tôi muốn hỏi chúng tôi có phải khai số tiền bảo hiểm hàng hóa này lên tờ khai hải quan không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Nguyên tắc:
a) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;
b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;
c) Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
a) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận”
Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch
“1. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này”.
Điều 13. Các khoản điều chỉnh cộng
“1. Chỉ điều chỉnh cộng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
b) Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
c) Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có liên quan.
Trường hợp lô hàng nhập khẩu có các khoản điều chỉnh cộng nhưng không có các số liệu khách quan, định lượng được để xác định trị giá hải quan thì không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
2. Các khoản điều chỉnh cộng, trong đó có phí bảo hiểm, với quy định:
“….
h) Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
h.1) Trường hợp người nhập khẩu không mua bảo hiểm cho hàng hóa thì không phải cộng thêm chi phí này vào trị giá hải quan;
h.2) Phí bảo hiểm mua cho cả lô hàng gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa, thì phân bổ theo trị giá của từng loại hàng hóa”.
Việc khai báo trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu, khai số tiền bảo hiểm hàng hóa lên tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định nêu trên.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính trên để áp dụng vào trường hợp xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu của công ty. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: CHQTĐN
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com