Tất cả Kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu

Chuẩn bị đầy đủ thông tin công ty

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu thì đây là thủ tục khá phức tạp. Để mở một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì bước đầu tiên cần chuẩn bị đó là thông tin công ty. Doanh nghiệp cần:

– Đặt tên cho công ty xuất nhập khẩu: Tên công ty xuất nhập khẩu phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về tên công ty như phải là tên riêng, không giống doanh nghiệp khác, từ ngữ sử dụng hợp văn hoá thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Cấu trúc tên đầy đủ.

– Chọn loại hình cho công ty: Phải xác định xem loại hình công ty như thế nào thì phù hợp với tính chất cũng như điều kiện hoạt động của công ty xuất nhập khẩu. Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay gồm công ty tư nhân, doanh nghiệp hợp dân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Vốn điều lệ: Công ty xuất nhập khẩu sẽ cần thực hiện kê khai, đăng ký vốn điều lệ phù hợp với khả năng hoạt động của công ty. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ tối thiểu cần ngang bằng với vốn pháp định.

– Ngành nghề kinh doanh: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có rất nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như xuất nhập khẩu hàng hóa, nông sản, thủy hải sản hay xuất khẩu lao động. Mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những điều kiện khác nhau, doanh nghiệp cần lưu ý.

– Trụ sở công ty: Trụ sở công ty phải đúng pháp luật, rõ ràng, chính xác. Văn phòng thuê hay đất thuê nhằm mục đích đăng ký trụ sở chính phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp lệ.

– Người đại diện theo pháp luật: Doanh nghiệp cần có người đại diện pháp luật phù hợp. Có thể để giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch làm người đại diện công ty hoặc thuê người làm người đại diện.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất, nhập khẩu

Tiến trình quan trọng khi mở một doanh nghiệp chính là làm hồ sơ để đăng ký công ty. Như vậy, công ty mới có thể hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật. Hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị phòng Đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép đăng ký kinh doanh lĩnh vực xuất, nhập khẩu (hay còn gọi là giấy phép thành lập công ty).

– Danh sách có thông tin đi kèm của những cổ đông và thành viên cùng mở công ty.

– Văn bản về điều lệ công ty xuất, nhập khẩu.

– Hộ chiếu bản sao, chứng minh nhân dân bản sao, thẻ căn cước bản sao kèm theo giấy phép đăng ký công ty (nếu là tổ chức mở công ty).

– Giấy ủy quyền nếu chủ doanh nghiệp không trực tiếp hoàn thành và nộp hồ sơ.

Hồ sơ nộp cho Phòng ĐKKD của Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép trong vòng 3 đến 6 ngày.

Tiến hành công bố thông tin công ty

Sau khi được cấp giấy phép đăng ký công ty, doanh nghiệp cần:

– Công bố về việc đăng ký thông tin công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày.

– Khắc dấu tròn doanh nghiệp hợp lệ và báo mẫu dấu công khai.

– Tiến hành treo biển hiệu của công ty.

– Làm tài khoản ngân hàng giao dịch để báo số tài khoản lên cho Sở KH & ĐT.

– Kê khai và đóng các loại thuế đầy đủ.

Hoàn thành điều kiện và xin giấy phép xuất, nhập khẩu theo quy định

Tùy vào ngành nghề hay sản phẩm mà doanh nghiệp tiến hành xuất, nhập khẩu mà công ty cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Lúc đó, doanh nghiệp hãy hoàn thành các điều kiện cơ bản và làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện thực hiện xuất nhập khẩu theo đúng quy định.

Trên đây là những kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu. Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý hỗ trợ thành lập doanh nghiệp hoặc các thủ tục pháp lý hành chính khác.

——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

 

CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO DNCX CÓ PHẢI MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN KHÔNG?

gIẢI ĐÁP: CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO CÔNG TY CHẾ XUẤT CÓ PHẢI MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN KHÔNG?

Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nội địa, vốn FDI có ký hợp đồng với công ty mẹ bên hàn quốc làm dịch vụ lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị công nghiệp. Trong quá trình lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng máy mà phát sinh chi phí nguyên vật liệu như bu lông, ốc vít, đai ốc, đồ gá gia công,… thì sẽ tính vào giá trị của dịch vụ lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng của máy móc đó (thực hiện dự án tại Việt Nam, công ty chế xuất).
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2020 quy định:
“50. Điều 74 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 74. Quy định chun­g đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Theo quan điểm của doanh nghiệp: Công ty chúng tôi được phép lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan cho phần nguyên vật liệu là bu long, ốc vít, đồ gá gia công,….để lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng máy thiết bị công nghiệp. Điều này có đúng hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2020 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 74. Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
…đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa”.
– Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
…b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam”.
Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan, DNCX và đối tác sẽ thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ theo Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp lựa chọn không làm thủ tục hải quan thì DNCX và đối tác của DNCX đều không phải thực hiện thủ tục hải quan. Khi đó, cả 02 bên đều phải lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
Đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế hoạt động của Công ty để nghiên cứu thực hiện đúng quy định. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com