HỎI ĐÁP VỀ: PHẾ LIỆU HÀNG NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

Câu hỏi về phế liệu hàng hóa sản xuất xuất khẩu

Doanh nghiệp đầu tư nhập nguyên liệu theo hình thức nhập sxxk (E31), với mã HS code của hàng hóa khi nhập vào việt nàm có thuế chống bán phá giá, khi nhập theo hình thức E31, công ty được miễn các loại thuế, vậy khi xuất bán phần phế liệu trong định mức ra nội địa, công ty chng tôi sẽ phải nộp những loại thuế nào (Có phải nộp loại thuế chống bán phá giá hay không ? 2. Công ty có một mặt hàng, định mức thực tế của sản phẩm là 20%, vậy với định mức này, có được hưởng miễn thuế nhập khẩu hay không?

Trả lời:

1./ Về thuế CBPG hàng NSXXK:

Do Công ty không nêu rõ loại hình hoạt động cụ thể, việc thực hiện nghĩa vụ thuế XNK và thuế CBPG nên Công ty có thể tham khảo các quy định sau để thực hiện:

– Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 42 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn

– Các Quyết định về áp dụng thuế chống bán phá giá của Bộ Công thương: Quyết định 1711/QĐ-BCT ngày 18/6/2019; Quyết định 3198/QĐ-BCT ngày 24/10/2019; Quyết định 3390/QĐ-BCT ngày 21/12/2020…

– Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 38/2018/TT-BTC về chuyển mục đích sử dụng hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài,

– Công văn 17707/BTC-TCHQ ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính về áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung:

“…Việc áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (về thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế, miễn thuế, hoàn thuế …) trong các trường hợp liên quan như: hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất… được thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

2./ Về định mức miễn thuế NSXXK:

Căn cứ Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định

“Điều 55. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:

a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

…c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.

Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.

…3. Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức...”

Theo quy định trên, doanh nghiệp có trách nhiệm tự xây dựng định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu bao gồm đầy đủ các thông tin quy định tại Khoản 1, Điều 55 dẫn trên, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Tham khảo: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com