Những hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ để cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan bao gồm:
1. Bảng kê tổng hợp danh sách tờ khai hải quan phát sinh trong khoảng thời gian kiểm tra theo tiêu chí từng loại hình: Số thứ tự, số tờ khai, ngày tờ khai, tên loại hình, nơi mở tờ khai (Sắp xếp theo từng loại hình và ngày đăng kí)
2. Toàn bộ hồ sơ gốc các tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu trong bảng kê nêu trên: Hợp đồng, tờ khai hải quan, invoice, packing list, vận đơn, CO, chứng từ thanh toán và các chứng từ tài liệu liên quan khác nếu có.
3. Bảng danh sách chi tiết tờ khai theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu phát sinh trong khoảng thời gian kiểm tra theo tiêu chí từng loại hình: Số thứ tự, số tờ khai, ngày tờ khai, tên loại hình, mã nguyên liệu/ sản phẩm, mã HS, tên hàng, số lượng, đơn giá, trị giá, số hợp đồng gia công, ngày hợp đồng gia công
4. Bảng kê danh sách tờ khai hủy, tờ khai trùng
5. Bảng kê chi tiết tờ khai loại hình tái xuất trả nguyên vật liệu
6. Định mức sản xuất hàng gia công, sản xuất xuất khẩu trong giai đoạn kiểm tra.
Báo cáo quy trình xây dựng định mức khai báo hải quan kèm theo hồ sơ thuyết minh, báo cáo quá trình xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải tại công ty kèm theo hồ sơ, hợp đồng, chứng từ đi kèm khi tiêu hủy, chuyển tiêu thụ nội địa, xuất trả,…
Văn bản trình bày quy trình sản xuất, luân chuyển nguyên liệu từ khâu nhập khẩu lấy nguyên liệu đưa vào sản xuất tới khi ra thành phẩm, kèm hồ sơ tài liệu để chứng minh.
7. Bảng thống nhất mã nguyên vật liệu, sản phẩm xuất khẩu giữa các bộ phận xuất nhập khẩu, kho, kế toán của công ty (Lưu ý mã nguyên vật liệu, sản phẩm theo loại hình gia công để riêng sang bảng khác), lúc làm báo cáo quyết toán phải khớp mã danh mục và sản phẩm, bị âm dương nguyên vật liệu cũng do nguyên nhân này. 3 bộ phận quản lý mã khác nhau.
8. Chứng từ kế toán và chứng từ khác như:
– Báo cáo tài chính các năm trong giai đoạn kiểm tra: Biên bản kiểm kê hàng tồn kho cuối năm tài chính, các loại sổ kế toán, sổ quỹ, chứng từ kế toán các loại liên quan đến việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, với khách hàng trong nước,… các loại sổ, phiếu theo dõi nhập kho- xuất kho nguyên phụ liệu, nhập kho – xuất kho thành phẩm, báo cáo xuất nhập tồn nguyên liệu, thành phẩm trong giai đoạn kiểm tra. Sổ theo dõi, chứng từ thực hiện việc mua bán, thanh toán nguyên phụ liệu cung ứng trong nước, vận chuyển nội địa,…
– Các báo cáo đệ trình kế hoạch sản xuất của từng bộ phận chuyên môn liên quan đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mua trong nước, sản phẩm xuất khẩu.
– Báo cáo xuất nhập tồn của nguyên liệu , vật tư, bán thành phẩm dở dang, sản phẩm dở dang trên chuyển thành phẩm tồn kho khi kết thúc năm tài chính và đến thời điểm kiểm tra của bộ phận kho, kế toán, đối với thành phẩm bán dở dang, sảm phẩm dở dang, thành phẩm được quy đổi về nguyên liệu vật tư ban đầu tại khâu nhập khẩu hoặc mua trong nước bằng bản giấy hoặc bản mềm.
9. Giấy chứng nhận đầu tư: Bản sao, sao y bản chính bao gồm chứng từ lần đầu và những lần thay đổi. Các loại giấy tờ về tư cách pháp nhân của công ty: Người đại diện, giấy phép đầu tư, đăng kí kinh doanh, kho bãi (Kho nguyên vật liệu, sản phẩm,. Phế liệu,…) Các kết luận thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.
10. Hồ sơ tài liệu khác có liên quan phát sinh trong quá trình kiểm tra khi đoàn kiểm tra yêu cầu. Sổ sách liên quan tới kế toán:
– Sổ chi tiết các tài khoản 611, 151, 152, 155, 131, 331.
– Sổ cái tài khoản liên quan 111, 112, 621, 622, 627, 154, 632.
– Sổ chi tiết tài khoản 154 theo đối tượng tập hợp chi phí
– Sổ chi tiết tài khoản theo dõi nguyên liệu, hàng hóa của thực hiện hợp đồng gia công.
(Nguồn: Mr Kha + tham khảo FINGROUP)