Những lưu ý về “Kiểm tra sau thông quan” doanh nghiệp cần biết (Kỳ 3)

Kỳ 3: Những điều Doanh nghiệp cần chuẩn bị khi Kiểm tra sau thông quan – Phần 1

1. Trường hợp kiểm tra đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài; hàng hóa là nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu:

Doanh nghiệp cần lưu trữ các bộ hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu và xuất trình kịp thời theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra STQ:

  • Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu và các lần thay đổi, chứng nhận mã số thuế;
  • Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến máy móc, nhà xưởng chứng minh năng lực sản xuất và quyền sở hữu, hoặc sử dụng hợp pháp đối với máy móc thiết bị;
  • Các sổ sách, chứng từ, tài liệu kế toán:

+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán;

+ Sổ chi tiết tài khoản kế toán 111, 112, 131, 331, 511, 711, 152, 154, 155 và 002 – TK ngoài bảng (nếu có);

  • + Bảng thống kê các hóa đơn mua nội địa (tự cung ứng) nguyên liệu, vật tư.
  • Các hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguyên liệu, vật tư như: Phiếu nhập kho; Phiếu Xuất kho; Báo cáo tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên liệu, vật tư; Báo cáo kiểm kê v.v. • Các hồ sơ, chứng từ, tài liệu kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng định mức kỹ thuật sản phẩm;
  • Các hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc quản lý và sử dụng phế liệu, phế thải, phế phẩm;
  • Hợp đồng gia công, hợp đồng thuê gia công lại, hợp đồng thuê mượn, hợp đồng sửa chữa, bảo hành và phụ lục hợp đồng, các chứng từ có liên quan đến điều chỉnh, bổ sung hợp đồng, các bảng biểu thanh khoản của các hợp đồng gia công;
  • Các hồ sơ thanh khoản, quyết định hoàn thuế/ không thu thuế, bảng nguyên phụ liệu tồn qua các đợt thanh khoản;
  • Báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 60, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 20/4/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC);
  • Bảng kê tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký theo loại hình gia công hoặc sản xuất xuất khẩu đã đưa vào thanh khoản hoặc đưa vào báo cáo quyết toán;
  • Bảng thông báo định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư cho đơn vị sản phẩm thuộc các tờ khai xuất khẩu.

2. Trường hợp kiểm tra đối với việc phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa:

Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa.

Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa. Việc phân loại hàng hóa theo nguyên tắc: một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

  • Để thực hiện phân loại hàng hóa và áp mã HS theo đúng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Doanh nghiệp cần phải:

+ Căn cứ tên hàng (kể cả tiếng Anh và tiếng Việt Nam) thể hiện trên các chứng từ chính thuộc bộ hồ sơ hải quan (ví dụ: tờ khai hải quan, hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết hàng hóa, C/O) để xác định tên hàng (tiếng Việt) phù hợp nhât với thực tế hàng hóa NK/XK;

+ Căn cứ các tài liệu kỹ thuật liên quan (đặc biệt các chứng từ được cấp bởi nhà sản xuất ra chính mặt hàng được kiểm tra) để xác định bản chất và công dụng của hàng hóa.

  • Khi tiến hành phân loại hàng hóa phải:

+ Căn cứ tên hàng hóa, bản chất và công dụng của hàng hóa đã xác định;

+ Căn cứ khoản 1, Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014;

+ Căn cứ Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015;

+ Căn cứ Thông tư số 14/2005/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XK, NK.

  • Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Hải quan thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
  • Đối với những trường hợp mà Luật Hải quan, văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa có quy định thì có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan; nếu việc áp dụng đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
  • Khi có khác biệt về mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa và Danh mục HS thì áp dụng Danh mục HS để phân loại và xử lý khiếu nại;
  • Để tránh việc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm đối với các trường hợp khai sai mã số, Doanh nghiệp có quyền:

+ Đề nghị xác định trước mã số trước khi làm thủ tục thông quan hàng hóa (Thông báo kết quả xác định trước mã số có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày Tổng cục Hải quan ký ban hành);

+ Sử dụng lại các kết quả phân tích phân loại (Thời hạn sử dụng kết quả phân tích phân loại cho các lô hàng tiếp theo là 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích phân loại).

3. Trường hợp kiểm tra đối Trường hợp kiểm tra trị giá hải quan:

  • Việc khai báo các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai phải theo đúng hướng dẫn tại phụ lục 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Tránh trường hợp khai báo không đầy đủ, thiếu thông tin sẽ thuộc trường hợp bị bác bỏ trị giá giao dịch theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
  • Nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá:

+ Hàng xuất khẩu theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25//2015 và khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018;

+ Hàng nhập khẩu theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, chứng từ có liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, cụ thể: Hồ sơ hải quan, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu , sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện theo quy định tại Luật Hải quan, trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra.

Kỳ 4: Những điều Doanh nghiệp cần chuẩn bị khi Kiểm tra sau thông quan – Phần 2.

Dịch vụ lập Báo cáo quyết toán

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin