HỎI ĐÁP VỀ: PHẾ LIỆU HÀNG NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

Câu hỏi về phế liệu hàng hóa sản xuất xuất khẩu

Doanh nghiệp đầu tư nhập nguyên liệu theo hình thức nhập sxxk (E31), với mã HS code của hàng hóa khi nhập vào việt nàm có thuế chống bán phá giá, khi nhập theo hình thức E31, công ty được miễn các loại thuế, vậy khi xuất bán phần phế liệu trong định mức ra nội địa, công ty chng tôi sẽ phải nộp những loại thuế nào (Có phải nộp loại thuế chống bán phá giá hay không ? 2. Công ty có một mặt hàng, định mức thực tế của sản phẩm là 20%, vậy với định mức này, có được hưởng miễn thuế nhập khẩu hay không?

Trả lời:

1./ Về thuế CBPG hàng NSXXK:

Do Công ty không nêu rõ loại hình hoạt động cụ thể, việc thực hiện nghĩa vụ thuế XNK và thuế CBPG nên Công ty có thể tham khảo các quy định sau để thực hiện:

– Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 42 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn

– Các Quyết định về áp dụng thuế chống bán phá giá của Bộ Công thương: Quyết định 1711/QĐ-BCT ngày 18/6/2019; Quyết định 3198/QĐ-BCT ngày 24/10/2019; Quyết định 3390/QĐ-BCT ngày 21/12/2020…

– Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 38/2018/TT-BTC về chuyển mục đích sử dụng hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài,

– Công văn 17707/BTC-TCHQ ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính về áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung:

“…Việc áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (về thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế, miễn thuế, hoàn thuế …) trong các trường hợp liên quan như: hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất… được thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

2./ Về định mức miễn thuế NSXXK:

Căn cứ Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định

“Điều 55. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:

a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

…c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.

Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.

…3. Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức...”

Theo quy định trên, doanh nghiệp có trách nhiệm tự xây dựng định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu bao gồm đầy đủ các thông tin quy định tại Khoản 1, Điều 55 dẫn trên, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Tham khảo: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

8 Bước hạch toán các nghiệp vụ của doanh nghiệp sản xuất

I. Hạch toán nghiệp vụ mua nguyên vật liệu của DN Sản xuất

1. Mua nguyên vật liệu trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK 152 – Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL
Nợ TK 1331 – VAT, thường là 10%
Có TK 111,112, 141 – Tổng số tiền phải trả/Đã trả nhà cung cấp

2. Mua nguyên vật liệu công nợ (Trả sau), ghi:

Nợ TK 1521 – Giá mua chưa VAT, Chi tiết số lượng từng NVL
Nợ TK 1331 – VAT, thường là 10%
Có TK 331 – Tổng số tiền phải trả nhà cung cấp

3. Khi thanh toán tiền, ghi:

Nợ TK 331 – Tổng số tiền phải trả nhà cung cấp
Có TK 111 (Nếu trả tiền mặt)
Hoặc Có TK112 (Nếu trả qua ngân hàng)

4. Khi đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến kho

4.1. Cuối tháng kế toán, ghi:

Nợ TK 151 – Giá mua chưa VAT, Chi tiết số lượng từng NVL
Nợ TK 1331 – VAT 10%
Có TK 111,112,331,141 – Tổng số tiền phải trả/Đã trả nhà cung cấp

4.2. Qua đầu tháng khi NVL về tới kho, ghi:

Nợ TK 1521
Có TK 151

5. Mua NVL xuất thẳng cho SX (Không qua kho)

5.1. Mua NVL không qua kho trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK 154 – Giá mua chưa VAT, Chi tiết số lượng từng NVL
Nợ TK 1331 – VAT, thường là 10%
Có TK 111, 112, 141 – Tổng số tiền phải trả/Đã trả NCC

5.2. Mua NVL Xuất thẳng không qua kho chưa trả tiền, ghi:

Nợ TK 154 – Giá mua chưa VAT, Chi tiết số lượng từng NVL
Nợ TK 1331 – VAT, thường là 10%
Có TK 331 Nợ tiền nhà cung cấp chưa trả

5.3. Trả NVL cho NCC:

– Khi nhập kho đơn giá nào thì xuất kho trả với đơn giá đó, hạch toán ngược lại lúc nhập kho, ghi:
Nợ TK 331, 111, 112
Có TK 152
Có TK 1331
– Thu lại tiền (Nếu có), ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 331

5.4. Chiết khấu thương mại được hưởng từ NCC

– Được NCC giảm vào tiền nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 331
Có TK 152
Có TK 1331
– Được NCC trả lại bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 152
Có TK 1331
– Hoặc DN có thể hạch toán vào thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 331
Có TK 711

II. Hạch toán nghiệp vụ mua công cụ dụng cụ của DN sản xuất

1. Mua công cụ dụng cụ trả tiền ngay, ghi:

Nợ 242 (CCDC ngắn hạn; Dài hạn)
Nợ TK 1331 – Thuế VAT (Thường là 10%)
Có TK 111; 112 (Tiền mặt, tiền ngân hàng)

2. Mua công cụ dụng cụ chưa trả tiền ngay

Nợ TK 242 (CCDC ngắn hạn; Dài hạn)
Nợ TK 1331 Thuế VAT (Thường là 10%)
Có TK 331 (Công nợ chưa trả tiền ngay)

3. Mua công cụ dụng cụ nhập kho

3.1. Mua CCDC nhập kho trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK 153 – Giá mua CCDC chưa thuế
Nợ TK 1331 – VAT thường là 10%
Có TK 111, 112, 141 – Tổng số tiền đã trả nhà cung cấp

3.2. Mua CCDC nhập kho chưa trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK 153 (CCDC ngắn hạn; Dài hạn)
Nợ TK 1331 – Thuế VAT (Thường là 10%)
Có TK 331 (Công nợ chưa trả tiền ngay)

3.3. Trả tiền mua công cụ dụng cụ, ghi:

Nợ TK 331
Có TK 111, 112

III. Hạch toán nghiệp vụ mua TSCĐ của DN sản xuất

1. Mua TSCĐ trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK 211 (Nguyên giá + Giá mua + Chi phí khác liên quan)
Nợ TK 1331 : Thuế VAT 10%
Có TK 112

2. Mua TSCĐ chưa trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK 211 (Nguyên giá + Giá mua + Chi phí khác liên quan)
Nợ TK 1331
Có TK 331

3. Trả tiền mua TSCĐ, ghi:

Nợ TK 331 – Giá phải trả
Có TK 112, 341

IV. Hạch toán nghiệp vụ xuất CCDC trong kho mang đi sản xuất

Nợ TK 242
Có TK 153

V. Hạch toán nghiệp vụ bán thành phẩm của DN sản xuất

1. Ghi nhận doanh thu

1.1. Bán thành phẩm thu tiền ngay, ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tổng số tiền phải thu/đã thu của khách hàng
Có TK 5112 – Tổng giá bán chưa VAT
Có TK 33311 – VAT đầu ra (Thường là 10%)

1.2. Bán thành phẩm chưa thu tiền, ghi:

Nợ TK 131 – Tổng số tiền phải thu/chưa thu của khách hàng
Có TK 5112 – Tổng giá bán chưa VAT
Có TK 33311: VAT đầu ra (Thường là 10%)

1.3. Thu tiền công nợ, ghi:

Nợ TK 111 (Thu bằng tiền mặt)
Nợ TK 112 (Thu qua ngân hàng)
Có TK 131 – Tổng số tiền phải thu/chưa thu của khách hàng

2. Ghi nhận giá vốn

Tùy theo DN chọn phương pháp tính giá xuất kho nào mà phần mềm chạy theo nguyên tắc đó (Thường lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền)
Nợ TK 632
Có TK 155

3. Các khoản giảm trừ doanh thu

3.1. Chiết khấu thương mại

* Khi khách hàng mua đạt tới một mức nào đó thì DN có chính sách chiết khấu cho khách hàng.
– Trường hợp khách hàng mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hóa đơn GTGT” hoặc “Hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng.
– Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá (Đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 511. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu.
– Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 511.
Nợ TK 511
Nợ TK 33311
Có TK 131, 111,1 12

3.2. Hàng bán bị trả lại

– Ghi giảm doanh thu, công nợ phải thu khách hàng: Bán giá nào thì ghi giảm công nợ giá đó, ghi:
Nợ TK 511 – Giá bán chưa VAT
Nợ TK 33311 – VAT
Có TK 131, 111, 112 – Tổng số tiền phải trả/đã trả lại cho khách hàng
– Giảm giá vốn: xuất kho giá nào thì bây giờ ghi giá đó
Nợ TK 155
Có TK 632
– Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 641
Nợ TK 1331
Có TK 331, 111, 112,…

3.3. Giảm giá hàng bán

Nợ TK 511
Nợ TK 33311
Có TK 111, 112, 131

VI. Bút toán chi phí doanh nghiệp của DN sản xuất

1. Bút toán lệ phí môn bài

– Hạch toán chi phí lệ phí môn bài, ghi:
Nợ TK 642 – Tài khoản chi phí lệ phí môn bài
Có TK 3338 – Tài khoản lệ phí môn bài
– Nộp lệ phí môn bài
Nợ TK 3338
Có TK 111, 112

2. Hạch toán chi phí tiền lương

Nợ TK 642 – Tài khoản chi phí
Có TK 334

3. Tài khoản trích bảo hiểm xã hội

– Trích tính vào chi phí doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Tài khoản chi phí
Có TK 3383; 3384; 3385
– Trích vào tiền lương công nhân viên cả bộ phận sản xuất, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 3383, 3384, 3385
– Trả lương, ghi:
Nợ TK 334 (Trừ các khoản trích vào chi phí lương) – Trả cả bộ phận sản xuất
Có TK 111, 112

VII. Hạch toán phân bổ chi phí CCDC, TSCĐ vào chi phí quản lý của DN sản xuất

Nợ TK 642 – Tài khoản nhận chi phí
Có TK 242, 214, 153

VIII. Hạch toán các chi phí khác của DN sản xuất hạch toán thẳng vào TK 642

Nợ TK 642
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 141, 331
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu)
* Không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp thì phản ánh doanh thu bao gồm cả thuế xuất khẩu, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
– Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu)
– Ghi nhận giá vốn, ghi:

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

3 lưu ý quan trọng khi làm kế toán nhập khẩu cần biết

1. Hồ sơ nhập khẩu nên kẹp cùng các chứng từ như sau

– Tờ khai hải quan và các phụ lục.
– Hợp đồng ngoại (Contract).
– Hóa đơn bên bán (Invoice).
– Các giấy tờ khác của lô hàng như: Chứng nhận xuất sứ, tiêu chuẩn chất lượng,…
– Các hóa đơn dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu như: Bảo hiểm, vận tải Quốc
tế, vận tải nội địa, kiểm hóa, nâng hạ, phụ phí THC, vệ sinh container, phí chứng từ, lưu kho, và các khoản phí khác,…
– Thông báo nộp thuế.
– Giấy nộp tiền vào NSNN/Ủy nhiệm chi thuế
– Lệnh chi/Ủy nhiệm chi thanh toán công nợ ngoại tệ người bán.

2. Các bút toán hạch toán hàng nhập khẩu

2.1. Thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

– Ngày thanh toán (Theo tỷ giá ngày hôm đó), ghi:
Nợ TK 331: (Số tiền x Tỷ giá ngày chuyển tiền)
Có TK 112
– Khi hàng về (Không được lấy tỷ giá trên Tờ khai để hạch toán vào giá trị hàng hóa => Tỷ giá này chỉ để cơ quan Hải quan tính thuế NK, TTĐB,… GTGT)
Nợ TK 156: (Số tiền x Tỷ giá ngày thanh toán trước)
Có TK 331

2.2. Thanh làm nhiều lần cho nhà cung cấp

– Ngày 1 thanh toán trước 1 phần (Lấy theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ TK 331: (Số tiền thanh toán trước x Tỷ giá ngày hôm đó)
Có TK 112
– Ngày 2 hàng về đến Cảng (Theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản), ghi:
Nợ TK 156: Số tiền đã thanh toán trước ngày 1 + (Số tiền còn lại x Tỷ giá ngày hàng về)
Có TK 331
– Ngày 3 Thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp (Theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ các TK 331: (Số tiền còn lại x Tỷ giá ngày hôm nay)
Nợ TK 635 (Nếu lỗ tỷ giá): Phần tiền lỗ
Có các TK 112
Có TK 515 (Nếu lãi tỷ giá): Phần tiền lãi

2.3. Thanh toán sau toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

– Ngày 1 hàng về đến cảng (Tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ TK 156: (Toàn bộ số tiền x Tỷ giá ngày hàng về)
Có TK 331
– Ngày 2 Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp (Tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ TK 331: (Toàn bộ số tiền x Tỷ giá ngày thanh toán)
Nợ TK 635 (Nếu lãi tỷ giá): Số tiền lỗ
Có các TK 112
Có TK 515 (Nếu lãi tỷ giá): Số tiền lãi

2.4. Hạch toán thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 156: Số thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu

2.5. Hạch toán Thuế TTĐB phải nộp (Nếu có), ghi:

Nợ TK 156: Trên tờ khai hải quan.
Có TK 3332: Thuế Tiêu thụ đặc biệt

2.6. Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu (Khấu trừ thuế GTGT), ghi:

Nợ TK 1331: Số thuế GTGT nhập khẩu trên Tờ khai hải quan
Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

2.7. Khi nộp tiền thuế: Thuế GTGT hàng nhập khẩu, XNK, TTĐB, BVMT,… Ghi:

Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 3332: Thuế TTĐB
Nợ TK 3333: Thuế XNK
Nợ TK 333,… (Các loại thuế, phí, lệ phí khác nếu có)
Có TK 111, 112

2.8. Nếu phát sinh các chí phí khác như: Vận chuyển, bên bãi, lưu kho,… ghi:

Nợ TK 156, 152, 153, 211,…
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331,…
Giá trị hàng nhập khẩu:
Giá nhập kho = Giá hàng mua + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (Nếu có) + Chi phí mua hàng

3. Kê khai thuế hàng nhập khẩu:

Dựa vào Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc biên lai thu tiền của hải quan và Tờ khai hải quan.

Phần mềm Kế toán Vĩnh viễn, Phần mềm Kế toán Online, Phần mềm Kế toán Dược phẩm, Trang chủ

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com