EXIM C&T Dịch vụ lập Báo cáo Quyết toán Hải Quan Uy tín nhất

Các mẫu báo cáo Quyết toán hải quan phải nộp theo Thông tư 39:

Mẫu 15 Báo cáo quyết toán với Nguyên vật liệu nhập khẩu

Mẫu 15a Báo cáo quyết toán với Thành phẩm xuất khẩu

Mẫu 16 Định mức thực tế sử dụng

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:

  1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu.
  2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm.
  3. Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài.
  4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu.
  5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu.
  6. Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

  1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:
  2. a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
  3. b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
  4. c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.

Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.

  1. Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.
  2. Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.
  3. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  4. Khi xác định số tiền thuế được hoàn hoặc không thu, tổ chức, cá nhân quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này và định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
  5. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan

    Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu để sản xuất hàng hóa gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công

    Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu

    1. Các trường hợp kiểm tra
    2. a) Khi xác định tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu nhưng quá chu kỳ sản xuất không có sản phẩm xuất khẩu;
    3. b) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
    4. c) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;
    5. d) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định và không đúng thực tế.

Nội dung kiểm tra

  1. a) Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (đối với trường hợp kết hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế), báo cáo quyết toán, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác người khai hải quan phải lưu theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này;
  2. b) Kiểm tra định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ liên quan đến việc xây dựng định mức;
  3. c) Kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm xuất khẩu với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu;
  4. d) Trường hợp qua kiểm tra các nội dung quy định tại điểm a, b, c khoản này mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì thực hiện:

d.1) Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;

d.2) Kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn trong kho;

d.3) Kiểm tra số lượng thành phẩm chưa xuất khẩu.

Thời gian kiểm tra

Việc kiểm tra được thực hiện không quá 05 ngày làm việc tại cơ sở sản xuất, trụ sở của tổ chức, cá nhân. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn về làm báo cáo quyết toán hải quan do?

Trễ hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan

Chênh lệch số liệu giữa kế toán và bộ phận XNK dẫn đến bị truy thu thuế

Doanh nghiệp không hiểu rõ về kê khai, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan Hải quan dẫn  đến bị phạt

Doanh nghiệp chưa cập nhật những thủ tục hải quan cũ và mới

Theo yêu cầu cao về quản trị nội bộ doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm tư vấn kiểm tra hải quan và dịch vụ lập báo cáo quyết toán Hải quan cho nhiều doanh nghiệp, Công ty EXIM C&T chúng tôi thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và gia công trong việc lập Báo cáo Quyết toán Hải quan.

Do đó EXIM C&T chúng tôi với kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán và Kiểm toán kết hợp với xử lý dữ liệu để cung cấp dịch vụ làm Báo cáo quyết toán Hải quan cho quý khách hàng.

Khi Quý đơn vị sử dụng dịch vụ làm Báo cáo quyết toán Hải quan của EXIM C&T, chúng tôi sẽ chia sẻ các vấn đề sau cho quý đơn vị:

+ Cách lập từng chỉ tiêu báo cáo quyết toán. Cách xử lý chênh lệch số liệu. Cách hạch toán lập và lưu giữ số chi nguyên liệu vật tư nhập khẩu.

+ Kinh nghiệm kiểm soát nguyên vật liệu sản xuất. Cách tính toán nguyên liệu đầu vào không theo dõi riêng.

+ Quy định xử lý phế liệu, phế thải trong định mức và ngoài định mức. Các điểm lưu ý khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo. Công tác chuẩn bị trước khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo. Cách lập từng chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán SXXK.

+ Cách lập từng chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán hàng gia công

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Doanh nghiệp quan tâm như thế nào về Phí dịch vụ hải quan?

Dịch vụ hải quan từ các công ty xuất nhập khẩu đã trở thành một loại hình dịch vụ quen thuộc và có một lượng khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp đã hoặc chưa có bộ phận xuất nhập khẩu. Phí dịch vụ hải quan của mỗi công ty là không giống nhau, vì vậy mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi tìm tới địa chỉ cung cấp dịch vụ hải quan.

Phí dịch vụ hải quan là gì?

Phí dịch vụ hải quan là số tiền thỏa thuận giữa doanh nghiệp và công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu thương lượng để phục vụ cho công việc chuẩn bị giấy tờ, phí tàu xuất nhập hay các chi phí nhỏ lẻ phát sinh. Dịch vụ hải quan vì thế mà ngày càng phát triển bởi tính tiện lợi và giá thành của nó phù hợp với các doanh nghiệp hiện nay.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ hải quan?

Hiện nay, còn có nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn với câu hỏi và lợi ích khi sử dụng dịch vụ hải quan từ các công ty là gì?

Phí dịch vụ hải quan giá rẻ, chất lượng

Việc sử dụng dịch vụ giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp mới thành lập. Bởi chi phí sẽ được cắt giảm cho việc lập thêm một bộ phận xuất nhập khẩu, bảo hiểm xã hội, thiết bị làm việc, phòng làm việc. Mặt khác, sử dụng dịch vụ hải quan cũng đảm bảo chất lượng vận chuyển do doanh nghiệp một cách tối ưu.

Dịch vụ hải quan đa dạng

Dịch vụ hải quan từ các công ty xuất nhập khẩu hiện nay vô cùng đa dạng. Có tới hàng nghìn công ty lớn nhỏ quảng bá cho chất lượng phục vụ của họ, vì vậy mà doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn loại hình dịch vụ nào phù hợp nhất với chi phí mà mình bỏ ra.

Phí dịch vụ hải quan dùng cho việc gì?

Được dùng cho những công việc gì? Bao gồm chi phí cho chuẩn bị hồ sơ hải quan, phí khi bên cung cấp dịch vụ đi làm hồ sơ hải quan tại cục hải quan, phí lấy lệnh và đổi lệnh. Ngoài ra, chi phí cũng có thể bao gồm các phí phát sinh như bảo quản hàng hóa lạnh, nóng, phí dỡ hàng, nâng hàng bằng phương tiện vận tải, phí VAT, phí kiểm tra sản phẩm…Tuy nhiên, thông thường các công ty thường sẽ không tính phí phát sinh kèm theo phí hải quan.

Phí dịch vụ hải quan là gì – Phí hải quan phân chia như thế nào

Phí hải quan có thể chia theo nhiều tầng và theo các mức giá khác nhau dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp:

Dịch vụ hải quan theo phương tiện vận chuyển như container, ô tô, tàu, thuyền có thể khác nhau tùy theo thời gian mà doanh nghiệp mong muốn cũng như mức giá đã thỏa thuận ban đầu. Một số doanh nghiệp thường hướng tới loại hình chuyển phát nhanh để sản phẩm không bị hỏng đặc biệt là các hàng thực phẩm, mỹ phẩm.

Dịch vụ hải quan theo địa điểm

Mỗi cảng khác nhau như Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh lại có một mức phí hải quan không giống nhau và sự chênh lệch cũng không phải con số nhỏ.

Dịch vụ hải quan theo ngành hàng

Các loại hàng nặng, mang tính kĩ thuật thường có mức giá cao vì cân nặng lớn, còn các ngành hàng tiêu dụng nhẹ và không dễ vỡ sẽ có mức giá tầm trung.

Doanh nghiệp nên làm gì trước khi hỏi chi phí dịch vụ hải quan là gì

Trước khi tìm hiểu công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nên chuẩn bị trước giấy tờ về loại hàng của doanh nghiệp, số lượng, giấy tờ kê khai đầy đủ. Sau khi đã kiểm tra giấy tờ, bên mua và bên bán dịch vụ sẽ thương lượng để chọn mức giá phù hợp nhất.

Dịch vụ hải quan hiện nay từ các công ty sẽ bao gồm cả dịch vụ vận chuyển, vì vậy doanh nghiệp nên cân nhắc trước khi chọn gói dịch vụ vận chuyển toàn phần.

Trong thời đại công nghệ ngày nay, dịch vụ hải quan cũng phát triển và trở thành ngành dịch vụ phát triển so với loại hình dịch vụ khác. Các doanh nghiệp vừa nhận được hàng, xuất khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng, vừa tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Như vậy là vấn đề không còn là vấn đề lớn với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để lựa chọn dịch vụ hải quan tốt nhất, doanh nghiệp vẫn nên cân nhắc và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com