Cung cấp dịch vụ cho công ty chế xuất có phải mở tờ khai HQ không?

Giải đáp về cung cấp dịch vụ cho công ty chế xuất có phải mở tờ khai HQ không?

Công ty chúng tôi là công ty (doanh nghiệp nội địa, vốn FDI) cung cấp dịch vụ lắp ráp, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị công nghiệp cho công ty nước ngoài và thực hiện dự án tại Việt Nam (doanh nghiệp chế xuất).
Trong quá trình thực hiện dịch vụ, nếu phát sinh chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác liên quan tới việc lắp ráp, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị công nghiệp thì sẽ do công ty chúng tôi cung cấp và tính vào giá thành của dịch vụ.
Chi phí nguyên vật liệu ở đây là bu lông, ốc vít, đai ốc, đồ gá gia công,… Như vậy công ty chúng tôi có phải mở tờ khai hải quan không?).
Chúng tôi được tư vấn là căn cứ theo điểm đ khoản 1 điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2020 thì chúng tôi hiểu rằng: tất cả bu lông, ốc vít, đai ốc, đồ gá gia công,… đem vào để lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng máy, công ty chúng tôi (đôi tác của doanh nghiệp chế xuất) sẽ được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện mở tờ khai hải quan.
Nhưng đoàn thuế vào kiểm tra đã bác bỏ ý kiến căn cứ theo điểm đ khoản 1 điều 74 thông tư 38/2015/TT-BTC và hướng dẫn công ty chúng tôi căn cứ theo điều 86 của thông tư 38/2015/TT-BTC. Điều này có đúng hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2020 quy định:
“50. Điều 74 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 74. Quy định chun­g đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa”.
– Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (lưu ý: Nghị định trên được thay thế bởi Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018) ;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam”.
Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan, DNCX và đối tác sẽ thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ theo Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp lựa chọn không làm thủ tục hải quan thì cả DNCX và đối tác của DNCX đều không thực hiện thủ tục hải quan. Khi đó, cả 02 bên đều phải lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
Công ty lưu ý, theo Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2018 thì:
– Tại Điều 1 và Điều 2 quy định: Đối tượng làm thủ tục hải quan là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan Việt Nam;
– Khoản 6 Điều 4 giải thích: “Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:…6. Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan”.
Như vậy, chỉ trong trường hợp DNCX và đối tác lựa chọn làm thủ tục hải quan, thì DN mới phải làm thủ tục hải quan, đăng ký tờ khai hải quan theo Điều 86 và chỉ đăng ký đối với phần hàng hóa.
Đề nghị công ty tham khảo quy định trên thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

KHAI SAI MÃ LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU

Doanh nghiệp chúng tôi có làm thủ tục nhập khẩu lô hàng từ India về Việt Nam.
Tuy nhiên, do sơ xuất chúng tôi đã khai nhầm mã loại hình nhập khẩu là E13.
Nhưng Chi Cục Hải Quan Quản Lý Hàng Đầu Tư TP Hồ Chí Minh thông báo DN chúng tôi phải thay đổi thành mã loại hình A12
Tuy nhiên tờ khai đã được phân luồng 1 và đồng thời đã qua khu vực giám sát.
Căn cứ vào Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại thì Mã loại hình là một trong các tiêu chí không được phép sửa.
Vậy xin tổ Tư vấn hướng dẫn DN chúng tôi thủ tục khai chuyển đổi mã loại hình từ E13 sang A12 để DN chúng tôi thực hiện nộp thuế đúng quy định về pháp luật trong lĩnh vực Hải quan.

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính) như sau:
“Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan.
1. Các trường hợp khai bổ sung
Trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau:
a) Khai bổ sung trong thông quan:
a.1) Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan;
a.2) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
a.3) Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:
Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
– Căn cứ Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính:
11. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Hủy tờ khai hải quan
1. Các trường hợp hủy tờ khai
d) Hủy tờ khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan:
…d.4) Tờ khai hải quan nhưng người khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, trừ trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; hoặc tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu…”
Như vậy căn cứ vào các quy định trên thì không được khai sửa đổi bổ sung trên tờ khai hải quan trong trường hợp khai sai “Mã loại hình”.
Theo quy định trên, trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan thì không được hủy tờ khai. Về việc xử lý vướng mắc của Công ty đề nghị liên hệ cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com