Phân loại hàng hóa DNCX mua thuộc diện không phải mở TKHQ

Giải đáp về phân loại hàng hóa DNCX mua thuộc diện không phải mở TKHQ

Công ty chúng tôi có ký hợp đồng với cty mẹ bên hàn quốc làm dịch vụ lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị công nghiệp.
Trong quá trình lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng máy mà phát sinh chi phí nguyên vật liệu như bu lông, ốc vít, đai ốc, đồ gá gia công,… thì sẽ tính vào giá trị của dịch vụ lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng của máy móc đó (thực hiện dự án tại Việt Nam, công ty chế xuất).
Như vậy, công ty chúng tôi có phải mở tờ khai hải quan cho cả phần nhân công và nguyên vật liệu đó không?
hay chỉ mở tờ khai hai quan cho phần nguyên vật liệu như bu lông, ốc vít, đồ gá gia công,… ?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Do Công ty không cung cấp thông tin cụ thể về loại hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như mô tả chưa chi tiết về giao dịch giữa các bên nên chưa đủ cơ sở để hướng dẫn. Tuy nhiên, Công ty có thể tham khảo một số quy định sau để nghiên cứu thực hiện:
– Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2020 quy định:
“Điều 74. Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
…đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa”.
– Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
…b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam”.
Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan, DNCX và đối tác sẽ thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ theo Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp lựa chọn không làm thủ tục hải quan thì cả DNCX và đối tác của DNCX đều không phải thực hiện thủ tục hải quan. Khi đó, cả 02 bên đều phải lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
Đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế hoạt động của Công ty để nghiên cứu thực hiện đúng quy định.
Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

GIẢI ĐÁP VẤN ĐỀ: KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Giải đáp vấn đề kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu

Hiện nay chúng tôi có một số lô hàng hóa nhập khẩu với sô lượng container lớn (từ 10 container đến 60 container/ lô hàng).
Những lô hàng này thường được phân luồng đỏ. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa trong việc bố trí kế hoạch, kho bãi, phương tiện phục vụ kiểm tra thực tế hàng hóa.
Chúng tôi có tìm hiểu và được biết trường hợp của công ty Toyota Việt Nam cũng tương tự như trường hợp của chúng tôi.
Công ty Toyota đã làm công văn số 452/2018/PMV-PSPM ngày 3/11/2018 gửi Hải quan thành phố Hà Nội để xin hướng dẫn.
Hải quan TP Hà Nội đã gửi công văn số 3519/HPHN-GSQL để xin hướng dẫn từ TCHQ và được trả lời bằng công văn số: 366/TCHQ-GSQL ngày 15 tháng 01 năm 2019.
Công văn này chấp thuận cho được thực hiện việc dỡ hàng ra khỏi phương tiện chứa hàng nếu địa điểm kiểm tra đáp ứng điều kiện bảo quản nguyên trạng hàng hóa và giám sát hải quan.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện sau khi hàng hóa đã được tập kết đầy đủ tại địa điểm kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy trường hợp của công ty chúng tôi liệu có thể áp dụng theo hướng dẫn trong công văn 366/TCHQ-GSQL ngày 15 tháng 01 năm 2019 được không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điều 21 Luật Hải quan quy định:
“1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;”
– Căn cứ điều 23 Luật Hải quan quy định:
“2. Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;
c) Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
3. Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật này.”
Công văn số: 366/TCHQ-GSQL ngày 15/01/2019 mà DN nêu, chỉ trả lời việc xử lý cho một trường hợp cụ thể, không phải là văn bản quy định áp dụng chung. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com