Điều kiện công nhận Doanh nghiệp ưu tiên – Mức độ tuân thủ

Giải đáp: Điều kiện công nhận Doanh nghiệp ưu tiên – Mức độ tuân thủ

Công ty chúng tôi có trường hợp sau mong nhận được tư vấn:
– Mức độ tuân thủ: 4 (tôi tra cứu trên web Tổng cục Hải quan)
1. Xét với Điều 12 “Điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế”, thông tư 72/2015/TT-BTC, để xem xét Doanh nghiệp ưu tiên.
Công ty chúng tôi có đạt được điều kiện này không?
2. Nếu không, Mức độ tuân thủ nào thì công ty chúng tôi mới đạt được?
3. Để tra cứu Điều 12 điểm 4. “Không nợ thuế quá hạn theo quy định”, công ty chúng tôi có thể tìm thấy thông tin này ở đâu?
Nếu được, Quý cơ quan kiểm tra và cho biết giúp điểm này.
Công ty rất mong muốn được công nhận Doanh nghiệp ưu tiên vì các điều 13, 14, 15, 16, 17, thông tư 72/2015/TT-BTC, công ty đạt được.

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

1. Điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên được quy định tại Điều 12 đến điều 17 Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015, trong đó Điều 12 đã quy định cụ thể điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế, cụ thể:
“Trong thời hạn 02 (hai) năm liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi sau:
1. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và các chức danh tương đương;
3. Đối với đại lý làm thủ tục hải quan, số tờ khai hải quan đại lý làm thủ tục đứng tên bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và chức danh tương đương không vượt quá tỷ lệ 0,5% tính trên tổng số tờ khai đã làm thủ tục hải quan.
4. Không nợ thuế quá hạn theo quy định.”.
2. Công ty có thể tra cứu thông tin về nợ thuế trên Cổng Thông tin điện tử Hải quan tại địa chỉ: www.customs.gov.vn.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

THỦ TỤC HẢI QUAN TIÊU HỦY HÀNG HÓA SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

TƯ VẤN: THỦ TỤC HẢI QUAN TIÊU HỦY HÀNG HÓA SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

Công ty YPVN có đợt tiêu hủy hàng hóa không đủ điều kiện để xuất khẩu vào tháng 01/2021 bao gồm các sản phẩm plastic lỗi bằng phương pháp nghiền-chôn lấp hợp vệ sinh hoàn toàn mà không kèm theo mua/bán phế liệu vào thị trường nội địa.
Xin hỏi quý đơn vị với lô chất thải nêu trên, chúng tôi có phải thực hiện mở tờ khai hải quan hay không?
Nếu có thì thủ tục mở tờ khai có khác gì so với thủ tục mở tờ khai hải quan đối với hàng hóa thông thường?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 42 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:
“42. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
3. Thủ tục hải quan
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”
Như vậy, thủ tục tiêu hủy phế phẩm thực hiện theo quy định tại điểm d1 và phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com