DNCX MỞ RỘNG NHÀ XƯỞNG CẦN THÔNG BÁO HOẶC THỦ TỤC GÌ?

GIẢI ĐÁP: DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT MỞ RỘNG NHÀ XƯỞNG CẦN THÔNG BÁO HOẶC THỦ TỤC GÌ?

Công ty chúng tôi là DNCX đang xây dựng mở rộng thêm một nhà xưởng mới (trong cùng khuôn viên với nhà xưởng cũ).
Trước và sau khi hoàn thành nhà xưởng mới chúng tôi có cần làm thông báo hoặc thủ tục gì để gửi đến Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp không?
Trả lời:
– Căn cứ Khoản 1 điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của chính phủ quy định:

“KCX là KCN chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. KCX được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN và KCX được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quv đinh áp dung đối với khu phi thuế quan qụy đinh tai pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhâp khẩu.”

Theo Khoản 1 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 quy định:

“ KCX, DNCX được áp dụng quy định đối với khu vưc hải quan riêng. khu phi thuế quan trừ các quy đinh riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. DNCX được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giảm sát hải quan trước khi cấy Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhân bằng văn bản cho nhà đầu tư”

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiếm tra, giám sát, kiếm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có lỉên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu ”
Do đó khi có bất kỳ sự thay đổi về các thông tin đã đăng ký ban đầu, công ty phải báo cáo cơ quan Hải quan quản lý doanh nghiệp và các cơ quan có chức năng liên quan.
Nguồn: CHQTĐN

05 giải pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu rất quan trọng

Thứ nhất, công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý ngoại thương đã luôn được coi trọng, phù hợp với thực tiễn quản lý và tuân thủ các cam kết quốc tế.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Cục Xuất nhập khẩu đã trình Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Công Thương ký ban hành số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 04 Nghị định và 82 Thông tư thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu. Riêng trong năm 2020, tính đến hết tháng 8, Cục Xuất nhập khẩu đã trình Lãnh đạo Bộ Công Thương ký ban hành 11 Thông tư thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng theo hướng minh bạch, ổn định, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đồng thời, các văn bản được ban hành theo đúng nguyên tắc, biện pháp quản lý và thẩm quyền ban hành tại Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch cho người dân và doanh nghiệp.

Với sự nỗ lực, quyết liệt của Bộ Công Thương, nhiều điều kiện kinh doanh chưa hợp lý đã được bãi bỏ; công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu đã được đổi mới cơ bản theo nguyên tắc đánh giá rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với nhiều loại hàng hóa.
Tính đến hết năm 2019, Bộ Công Thương đã triển khai 56 dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở cấp độ 3 và 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương. Đây đều là những thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ nhiều, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cục Xuất nhập khẩu đã tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của Bộ Công Thương giai đoạn 2018-2020. Cục Xuất nhập khẩu cũng chỉ đạo thiết lập và duy trì hoạt động của Đường dây nóng của Bộ Công Thương hỏi đáp về thủ tục xuất nhập khẩu qua điện thoại và qua email. Thông qua đó, các vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được kịp thời thông tin, giải đáp, giúp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như xây dựng hình ảnh của Bộ Công Thương.

Thứ ba, là việc tận dụng các lợi thế do các FTA mang lại hiệu quả hơn.

Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về các FTA và cách thức tận dụng các FTA, Cục Xuất nhập khẩu đã chỉ đạo đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, đẩy mạnh C/O điện tử; song song với tăng cường chống gian lận xuất xứ hàng hóa; tăng cường công tác hậu kiểm tại tổ chức cấp C/O và các doanh nghiệp đề nghị cấp C/O.
Từ ngày 1/1/2020, Cục Xuất nhập khẩu tổ chức cấp C/O điện tử hoàn toàn đối với hàng hóa xuất khẩu sang 6 nước ASEAN là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei và Campuchia. Điều này có ý nghĩa quan trọng về C/O là thủ tục có số lượng hồ sơ rất lớn, việc triển khai điện tử hoàn toàn giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu chi phí giao dịch, nâng cao tính công khai, minh bạch.

Thứ tư, công tác quản lý, điều hành xuất nhập khẩu trong tình hình mới theo sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước

Kịp thời thông tin cho các Hiệp hội, doanh nghiệp và phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các Bộ, ngành, địa phương, hay các cơ quan, đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành, địa phương để cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, phát triển thị trường xuất khẩu. Nhiều Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu đã được tổ chức để bàn các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu: Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, sang Liên minh châu Âu; Hội nghị quốc tế mặt hàng gạo;… Bộ đã biên soạn, phát hành Sổ tay hướng dẫn xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc với các thông tin cụ thể về dung lượng thị trường, các yêu cầu về bao bì, nhãn mác, kiểm dịch động thực vật của cơ quan có thẩm quyền phía Trung Quốc, địa chỉ cần biết cũng như thông tin về các chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan của Việt Nam. Sổ tay này đã được gửi tới các địa phương nuôi trồng, xuất khẩu trọng điểm, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ năm, chú trọng công tác thông tin, truyền thông về xuất nhập khẩu.

Việc xử lý, truyền tải và cung cấp thông tin cho báo chí, Hiệp hội, doanh nghiệp đã được quan tâm và trở thành một phần trong công tác điều hành. Bên cạnh các hoạt động truyền thông về các Hiệp định FTA, Cục Xuất nhập khẩu đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn, phát hành nhiều ấn phẩm thông tin về xuất nhập khẩu: Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam thường niên; Báo cáo Logistics thường niên; Sổ tay văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản hàng tuần,… Việc cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, có hệ thống giúp các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu chủ động dự báo, ra quyết định hiệu quả hơn.
Tiếp tục duy trì hiệu quả xuất nhập khẩu
Những tháng đầu năm 2020 ghi nhận những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta phải đối phó với một dịch bệnh có tính chất nguy hiểm, tốc độ lây lan đáng báo động trên phạm vi toàn cầu và tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội như dịch Covid-19 lần này.
Các chỉ tiêu về xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm đều cho thấy chịu tác động khá lớn từ dịch Covid-19. Qua 7 tháng năm 2020, xuất khẩu đạt 147,61 tỷ USD, chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện thoại… giảm sút mạnh.
Ngay khi dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Công Thương đã thực hiện nhiều biện pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động giao thương xuất khẩu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất trong nước…
Đến nay, với việc kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, kinh tế nước ta đứng trước nhiều cơ hội để ổn định và hồi phục. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 1457/QĐ-BCT ngày 03 tháng 6 năm 2020 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới phòng, chống dịch Covid-19. Trong bối cảnh Covid-19 và các ảnh hưởng liên quan dự báo còn duy trì trong thời gian dài, các biện pháp của ngành Công Thương là rất kịp thời, toàn diện, đồng bộ, do vậy cần được các cơ quan, đơn vị trực thuộc tập trung triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, ngành Công Thương cũng tiếp tục phát huy những điểm mạnh, những công tác xuất nhập khẩu đã và đang làm tốt trong thời gian qua như công tác hội nhập kinh tế, xây dựng thể chế chính sách về xuất nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tái cơ cấu sản xuất công nghiệp… để tạo nền tảng cho xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.
Với chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp, sự nỗ lực của Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, địa phương, mặc dù nhiều khó khăn, thách thức trước mắt nhưng giai đoạn 2020-2025 sẽ tiếp tục ghi nhận những thành công, dấu mốc phát triển mới của hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động của ngành Công Thương nói chung.
Nguồn: Melodylogistics
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com