KHAI BÁO TRONG BCQT THEO MẪU SỐ 15 CỦA THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC

KHAI BÁO TRONG BCQT THEO MẪU SỐ 15

Xin phép cho DN hỏi một số nội dung như sau:
* Công ty Iwasaki electric Viet Nam
Lô 73, Đường số 1, KCX Linh Trung II, P Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM
Cty có nhận gia công cho Cty Takazno thuộc DN nội địa , một số vật tư cty TAKAZANO Cung cấp, một số NPL cty chúng tôi nhập khẩu theo loại hình E11 & E15 cung ứng cho hợp đồng gia công.
Chúng tôi đang bị vướng mắc số nguyên liệu này công ty có khai báo trong BCQT theo mẫu số 15 của thông tư 39 hay không? Nếu không kê khai báo cáo thi 2 chúng tôi phải báo cáo theo mẫu nào? Kính mong cơ quan xem xét giúp/

✅ Trả lời vướng mắc:

Về việc báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩuđược quy định tại Điều 60 Thông tư số38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) như sau:
“Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính.

… a) Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:

Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, … xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất…) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu; lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không tách biệt được nguồn theo nguyên tắc này thì kiểm tra, xác định số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng đúng mục đích theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được xuất khẩu đúng loại hình.

Tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.

Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;

b) Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này”

Căn cứ quy định trên thì trường hợp DNCX làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài theo loại hình E11 hoặc nhập từ nội địa theo loại hình E15 thì đều phải thực hiện việc lập và nộp báo cáo quyết toán tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, SXXK cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Nguồn: HQVN

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

KIẾN NGHỊ PHẢI TẠO ĐIỀU KIỆN TRONG LƯU THÔNG CHO HH KHÔNG BỊ CẤM

Đó là kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ với UBND TPHCM. Bởi vì, theo chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, chỉ loại trừ hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, còn lại tất cả hàng hóa đều được xem là thiết yếu, đều được lưu thông bình thường.


Hàng hóa không thuộc diện cấm, phải tạo điều kiện trong lưu thông

Nhiều mặt hàng khó lưu thông

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, chỉ loại trừ hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, còn lại tất cả hàng hóa đều được xem là thiết yếu, đều được lưu thông bình thường. Như vậy, tất cả các sản phẩm, hàng hóa ngoài lương thực, thực phẩm đều đáp ứng cho nhu cầu sống và sinh hoạt của con người nên cũng cần được “tạo luồng xanh” di chuyển tới các điểm dân cư, bảo đảm lưu thông hàng hóa kịp thời, thông suốt mọi lúc, mọi nơi.

Nêu ra một số trường hợp cụ thể các doanh nghiệp gặp vướng mắc trong thời gian qua và đã gửi kiến nghị đến lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo UBND TPHCM thành phố trong thời gian vừa qua.

Chẳng hạn, sản phẩm mỹ phẩm có hoạt chất để giúp hỗ trợ hồi phục làn da người bệnh trước và sau khi điều trị da liễu không nằm trong nhóm “dược-mỹ phẩm” thiết yếu trước đây nên có trường hợp địa phương không cho lưu thông. Việc cung cấp bị gián đoạn trong thời gian dài, ảnh hưởng đến việc chăm sóc da của người bệnh. Ngoài ra, các sản phẩm làm sạch giúp đảm bảo vệ sinh cho người dân, nhân viên y tế, người bệnh như nước rửa tay, dầu tắm gội, kem đánh răng, nước súc họng,… cũng cần được đảm bảo cung ứng thông suốt. Các doanh nghiệp kiến nghị, nhóm hàng hóa này cũng nên được bổ sung vào các gói nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân vùng dịch.

Bên cạnh đó, các công ty sản xuất, nhập khẩu ôtô không được phân vào nhóm kinh doanh thiết yếu, do đó, các phương tiện không thể vận chuyển và phải lưu kho, làm tăng chi phí lưu kho và chi phí tại các cảng, các kho hàng bị ùn tắc. Doanh nghiệp kiến nghị và khuyến nghị phân loại các công ty ôtô là ngành kinh doanh thiết yếu. Nếu không được thì nên bổ sung các loại xe trong danh mục hàng hóa được phép vận chuyển trên đường và cho phép xe tải lưu thông trên đường trong thời gian phong tỏa.

Các phương tiện nguyên chiếc (CBU) đến cảng trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16, Chỉ thị 16+ không được vận chuyển ra ngoài vì không đủ tiêu chuẩn là hàng hóa thiết yếu và sẽ bị phạt nếu đang trên đường vận chuyển. Doanh nghiệp kiến nghị không áp dụng các quy định xử phạt hành chính do các phương tiện CBU không được vận chuyển trong thời gian đã phân bổ (30 ngày do quyết định hành chính về phòng chống dịch Covid-19) và bỏ qua khoảng thời gian tính toán cho các hình phạt cho đến ngày các phương tiện nguyên chiếc có thể được chuyển đi.

Tương tự, đối xe CBU chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận hoặc tương đồng trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16, 16+. Các doanh nghiệp kiến nghị, không áp dụng các quy định xử phạt hành chính đối với các phương tiện CBU chưa được cấp giấy chứng nhận hoặc kiểm định trong thời hạn được phân bổ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16, 16+; miễn thời gian tính toán cho các hình thức xử phạt cho đến ngày các phương tiện CBU có thể được chứng nhận và kiểm định trực tiếp.

Từ thực tế trên, doanh nghiệp kiến nghị UBND TPHCM báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép lưu thông các loại hàng hóa không nằm trong danh mục cấm theo quy định của pháp luật khi đã đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, và có hướng dẫn, triển khai đồng bộ đến các địa phương.

Ưu tiên hàng hóa xuất khẩu

Liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp cho biết, do hiện nay có rất nhiều chốt kiểm soát nên việc vận chuyển hàng hóa đến cảng, sân bay thường bị chậm trễ. Doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng áp dụng giải pháp, cơ chế phù hợp, thống nhất giữa các địa phương để các xe vận chuyển hàng hóa được lưu thông thuận lợi hơn, tránh bị ùn tắc tại các chốt kiểm soát ra vào TPHCM.

Cùng với đó, các doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng cho phép nhân viên làm việc tại các công ty logistics (bao gồm cả tài xế và nhân viên văn phòng) được di chuyển mà không hạn chế; kiến nghị đảm bảo việc cung ứng và vận tải xuyên suốt, không bị gián đoạn cho các sản phẩm thuốc, đặc biệt ở khâu phân phối sản phẩm từ nhà phân phối tới cơ sở bán lẻ.

Liên quan đến đề xuất vận chuyển liên tỉnh, từ cảng biển về các thành phố đối với các thiết bị công nghệ điện toán, thiết bị cung cấp cho việc vận hành trung tâm dữ liệu, hỗ trợ hạ tầng. Các doanh nghiệp cho rằng, đây là những thiết bị cần thiết cho nền tảng công nghệ phục vụ các dịch vụ giao dịch hàng ngày bao gồm cả viễn thông, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, dược phẩm… thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ làm việc, học tập từ xa của các tổ chức cá nhân, đặc biệt trong thời gian đại dịch. Các nhà cung cấp các loại thiết bị này cần liên tục chuyển giao, nâng cấp, sửa chữa thiết bị tại các trung tâm dữ liệu.

Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết, Chỉ thị hướng dẫn cần thiết, áp dụng thực hiện thống nhất cho tất cả các tỉnh, thành phố, địa phương cho phép và tạo điều kiện giao thông thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa phương đối với các phương tiện vận tải thiết bị công nghệ, thiết bị điện toán, lắp đặt cho các trung tâm dữ liệu, cùng các đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ, đảm bảo hoạt động các trung tâm dữ liệu được vận hành liên tục và an toàn.

Liên quan đến việc tực hiện các Chỉ thị giãn cách của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ để các nhà máy có thể hoạt động trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất có thể, đồng thời cho phép mở lại các hoạt động kinh doanh đầu tư (trừ những hoạt động kinh doanh bị cấm).

Đồng thời, thông báo cho doanh nghiệp biết trước thời gian sẽ nới lỏng giãn cách tại các tỉnh, thành phố phía Nam để doanh nghiệp có thể thỏa thuận đơn hàng với những đối tác mua hàng nước ngoài và có thời gian chuẩn bị. Hướng dẫn trước về các quy định tái khởi động hoạt động kinh doanh sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ để các doanh nghiệp có thể kiểm tra trước những vấn đề cần chuẩn bị để bắt tay vào tái sản xuất.

Các doanh nghiệp cho biết, sẽ đảm bảo nguyên tắc 5K và 5T của Bộ Y tế quy định, cam kết tự chịu trách nhiệm trước lãnh đạo các cấp nếu để xảy ra vi phạm các quy định của Chính phủ, các bộ và lãnh đạo thành phố.

Nguồn:  HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn