CÔNG TY SX MAY MẶC THUÊ MẶT BẰNG CÓ THỂ LÀM TTNK ĐƯỢC KHÔNG?

CÔNG TY SX MAY MẶC THUÊ MẶT BẰNG CÓ THỂ LÀM TTNK

❓Công ty chúng em sản xuất hàng may mặc,nhưng hiện đang đi thuê mặt bằng, xưởng sản xuất xây trên đất 03+5 nên không có sổ đỏ .vậy cho em hỏi công ty chúng em có thể làm thủ tục xuất nhập khẩu không a.
Nếu không được bên em có thể thuê mặt bằng diện tích tối thiểu bao nhiêu để có thể làm thủ tục a.

✅ Trả lời vướng mắc:

– Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ);
– Căn cứ Điều 2 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan”
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thì tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đều có thể thực hiện được không liên quan đến mặt bằng đất. Tuy nhiên, đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì căn cứ theo Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định “Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đầu tiên để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân nộp cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục báo cáo quyết toán các chứng từ sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 01 bản chụp;
b) Văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính.
Trường hợp có sự thay đổi về các nội dung trong văn bản thông báo thì phải thông báo cho cơ quan hải quan biết trước khi thực hiện;
c) Hợp đồng thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất đối với trường hợp thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất: 01 bản chụp…”
Theo đó, đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp còn phát sinh vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Trường hợp không bị xử phạt vi phạm HC do ảnh hưởng của dịch Covid-19?

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều lô hàng không kịp làm thủ tục hải quan dẫn đến tình huống vi phạm hành chính mà doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý không mong muốn. Trước thực tế này, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và công chức hải quan trong việc thực thi, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả thì doanh nghiệp cần nắm rõ trường hợp nào bị xử phạt và không bị xử phạt vi phạm hành chính do “sự kiện bất khả kháng” đối với từng vụ việc cụ thể.


Trường hợp bị xử phạt

Đề xuất 8 trường hợp không bị xử phạt

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã nhận được văn bản của một số cục hải quan tỉnh, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị xem xét không xử phạt vi phạm hành chính đối với một số trường hợp vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, chống dịch của Chính phủ.

Ngày 15/9/2021, Tổng cục Hải quan có văn bản yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố; Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan khi xem xét không xử phạt vi phạm hành chính với lý do tác động từ dịch Covid-19 phải căn cứ các quy định và hồ sơ vụ việc cụ thể.

Trong đó, các đơn vị hải quan địa phương và doanh nghiệp đã nêu và đề xuất xem xét đối với 8 trường hợp.

Thứ nhất, trường hợp hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng nhưng chuyên gia nước ngoài chưa thể sang Việt Nam để lắp ráp phụ kiện phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy định.

Thứ hai, doanh nghiệp đề xuất đối với trường hợp hàng hóa (hóa chất) nhập về không có bồn chứa, không tiêu thụ được nên phải để hàng lưu tại cảng, không thể khai hải quan đúng thời hạn quy định.

Thứ ba, doanh nghiệp không nộp báo cáo quyết toán, nộp chậm báo cáo tìnhhình sử dụng hàng hóa miễn thuế do giãn cách xã hội, không có nhân viên làm việc.

Thứ tư, doanh nghiệp không thể thu xếp nguồn tài chính để nộp tiền thuế cho tất cả các lô hàng đã về Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu.

Thứ năm, doanh nghiệp không thể đăng ký tờ khai, lấy hàng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu do hoạt động trong khu vực bị phong tỏa.

Thứ sáu, doanh nghiệp không thể thực hiện tái xuất hàng hóa theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính do giãn cách xã hội và ảnh hưởng của dịch Covid -19.

Thứ bảy, doanh nghiệp không thể tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc đúng thời hạn đăng ký với cơ quan Hải quan do giãn cách xã hội và ảnh hưởng của dịch Covid -19.

Thứ tám, trong trường hợp một số đơn vị hải quan có ca F0 và thực hiện giãn cách xã hội nên không thể lập biên bản vi phạm hành chính, tiếp nhận hồ sơ, tang vật vi phạm để xác minh làm rõ vi phạm để xử đúng thời hạn theo quy định.

Trước mắt đây là 8 trường hợp được đề xuất không xử phạt. Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố cần thống kê, báo cáo cụ thể các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; tình hình tồn đọng các vụ việc, hồ sơ xử lý vi phạm hành chính không thể giải quyết được đúng hạn hoặc không xử lý được và các trường hợp khác phát sinh trong thực tế hoạt động của đơn vị; biện pháp giải quyết, khắc phục của cơ quan Hải quan và doanh nghiệp đã thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý không phải trường hợp nào cũng được cơ quan Hải quan xem xét không xử phạt vi phạm hành chính hay miễn tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp đối với trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh gây ra.

Mới đây, ngày 28/6/2021, Tổng cục Hải quan đã có công văn trả lời đề xuất của Công ty TNHH Bautex Vina về việc xem xét miễn tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp đối với trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh gây ra. Bởi qua xem xét hồ sơ, sự việc cụ thể và đối chiếu với các quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan nhận thấy, trường hợp của Công ty TNHH Bautex Vina bị ấn định thuế (các tờ khai đã hoàn thành thông quan năm 2018, 2019) và hiện tại doanh nghiệp vẫn hoạt động (không phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh). Do đó, Tổng cục Hải quan cho rằng, trong trường hợp này, doanh nghiệp vẫn phải nộp tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định.

Đã có hướng dẫn cụ thể

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp bị ảnh hướng lớn. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã có công văn gửi đến cơ quan Hải quan thắc mắc liên quan đến vấn đề hàng không kịp làm thủ tục hải quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng đến thì có xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Về vấn đề này, ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát (năm 2020), Tổng cục Hải quan đã có các công văn hướng dẫn các đơn vị hải quan tỉnh, thành phố thực hiện xem xét miễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm thủ tục hải quan không đúng thời hạn quy định.

Cụ thể, ngày 3/6/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn 3569/TCHQ-PC hướng dẫn không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo đó, công băn hướng dẫn nêu rõ, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính; Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính giải thích về “sự kiện bất khả kháng” thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính.

Tổng cục Hải quan cho biết, việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và hồ sơ vụ việc cụ thể. Theo đó, cá nhân, tổ chức phải chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra.

Ngày 13/8/2020, Tổng cục Hải quan cũng đã có công văn trả lời thắc mắc của Công ty TNHH Việt Nam Suzuki về vấn đề này. Ngày 9/7/2021, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, Tổng cục Hải quan cũng có công văn 3461/TCHQ-PC trả lời Công ty CP XNK Hàng Không về vấn đề này.

Cụ thể, về việc khai hải quan, tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan năm 2014 quy định thời hạn nộp tờ khai hải quan: “Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu”.

Điểm b khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan năm 2014 quy định người khai hải quan có nghĩa vụ “Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định tại Luật này”.

Do đó, trường hợp người khai hải quan không thực hiện đúng quy định về thời hạn khai hải quan thì bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Về việc không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính; Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính giải thích về “Sự kiện bất khả kháng” thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn