Những chính sách về HQ tạo thuận lợi cho thông quan trong dịch Covid-19

Nhiều cơ chế chính sách đã được Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là các chính sách đặc thù giải quyết vướng mắc trong quá trình nhập khẩu hàng hóa phục vụ phòng chống dịch.


 

Những chính sách hải quan tạo thuận lợi do doanh nghiệp trong dịch covid 19

Miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu phục vụ phòng, chống dịch

Theo Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Đào Duy Tám, có 6 nhóm giải pháp trọng tâm đã được Tổng cục Hải quan triển khai quyết liệt trong thời gian vừa qua nhằm hỗ trợ hoạt động thông quan hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu phục vụ công tác phòng chống dịch. Cụ thể gồm: nhóm giải pháp tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK; nhóm giải pháp hỗ trợ thủ tục xuất khẩu nông sản qua các tỉnh biên giới phía Bắc; nhóm giải pháp thông quan nhanh đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư thiết bị y tế, tân dược, vắc xin và sinh phẩm y tế phục vụ phòng chống dịch; nhóm giải pháp về chính sách thuế và thu, nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; nhóm giải pháp về tổ chức, điều hành và bố trí nhân lực đảm bảo việc thông quan hàng hóa; nhóm giải pháp về xây dựng chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động XNK trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Cơ quan Hải quan đã thực hiện thủ tục miễn thuế nhập khẩu và không thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 đến ngày 23/9/2021 là 34,18 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 11/9/2021 của Chính phủ xử lý chung đối với hàng hóa của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhập khẩu hoặc đã nhập khẩu để tài trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, được áp dụng chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT như hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại (thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế GTGT).

Qua đó, cơ quan Hải quan đã thực hiện thủ tục miễn thuế nhập khẩu và không thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 đến ngày 23/9/2021 là 34,18 tỷ đồng.

Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo, hướng dẫn việc tạo điều kiện thuận lợi, thông quan nhanh các lô hàng vật tư, thiết bị y tế, tân dược, vắc-xin, sinh phẩm xét nghiệm,…hàng hóa viện trợ, biếu, tặng từ nước ngoài hoặc hàng hóa do các tổ chức, cá nhân trong nước nhập khẩu để ủng hộ, hỗ trợ, tài trợ, biếu tặng cho Chính phủ, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố để phục vụ yêu cầu khẩn cấp công tác phòng, chống dịch, điều trị, khám chữa bệnh.

Xây dựng chính sách hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn cao điểm dịch Covid-19, để tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt, thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vừa đảm bảo hỗ trợ công tác phòng chống dịch, vừa đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã kiến nghị, xây dựng nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu.

Bên cạnh các giải pháp về cơ chế, chính sách, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương thực hiện nhiều giải pháp về tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; hỗ trợ thủ tục xuất khẩu nông sản qua các tỉnh biên giới phía Bắc; tổ chức, điều hành và bố trí nhân lực để đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, kịp thời hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo nguồn cung cho các bệnh viện, cơ sở y tế phục vụ kịp thời công tác khám, điều trị bệnh cho người dân.

Tổng cục Hải quan đã tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, trong đó có đề xuất sửa Điều 47, Điều 61 Luật Hải quan về thời hạn lưu giữ đối với hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế và hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan, theo hướng cho phép hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế, hàng hóa gửi kho ngoại quan được tiếp tục lưu giữ trong trường hợp xảy ra dịch bệnh theo công bố của cơ quan, người có thẩm quyền đến ngày cơ quan, người có thẩm quyền công bố hết dịch và được thực hiện gia hạn một lần không quá 12 tháng kể từ thời điểm công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt khác phát sinh giao Chính phủ quy định. Đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan, khi xuất khẩu chỉ được xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Cơ quan Hải quan đã tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, đề xuất Thủ tướng Chính phủ đưa vào chương trình họp Chính phủ xem xét thông qua Nghị quyết nhằm giải quyết khó khăn vướng mắc trong tình hình dịch bệnh Covid-19 về việc cho phép kéo dài thời gian tạm dừng hoạt động của cửa hàng miễn thuế và cho phép doanh nghiệp chế xuất được thuê kho ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để lưu giữ hàng hóa thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đang khẩn trương thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ trong việc xây dựng hoàn thiện dự thảo 2 Thông tư theo thủ tục rút gọn: Thông tư “Quy định về giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19” và Thông tư “Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp phòng, chống dịch Covid 19; nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19”.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng tham mưu cho Bộ Tài chính có một số ý kiến tham gia, đóng góp với những chủ trương, chính sách trong phòng chống dịch bệnh và chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Trường hợp không bị xử phạt vi phạm HC do ảnh hưởng của dịch Covid-19?

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều lô hàng không kịp làm thủ tục hải quan dẫn đến tình huống vi phạm hành chính mà doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý không mong muốn. Trước thực tế này, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và công chức hải quan trong việc thực thi, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả thì doanh nghiệp cần nắm rõ trường hợp nào bị xử phạt và không bị xử phạt vi phạm hành chính do “sự kiện bất khả kháng” đối với từng vụ việc cụ thể.


Trường hợp bị xử phạt

Đề xuất 8 trường hợp không bị xử phạt

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã nhận được văn bản của một số cục hải quan tỉnh, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị xem xét không xử phạt vi phạm hành chính đối với một số trường hợp vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, chống dịch của Chính phủ.

Ngày 15/9/2021, Tổng cục Hải quan có văn bản yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố; Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan khi xem xét không xử phạt vi phạm hành chính với lý do tác động từ dịch Covid-19 phải căn cứ các quy định và hồ sơ vụ việc cụ thể.

Trong đó, các đơn vị hải quan địa phương và doanh nghiệp đã nêu và đề xuất xem xét đối với 8 trường hợp.

Thứ nhất, trường hợp hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng nhưng chuyên gia nước ngoài chưa thể sang Việt Nam để lắp ráp phụ kiện phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy định.

Thứ hai, doanh nghiệp đề xuất đối với trường hợp hàng hóa (hóa chất) nhập về không có bồn chứa, không tiêu thụ được nên phải để hàng lưu tại cảng, không thể khai hải quan đúng thời hạn quy định.

Thứ ba, doanh nghiệp không nộp báo cáo quyết toán, nộp chậm báo cáo tìnhhình sử dụng hàng hóa miễn thuế do giãn cách xã hội, không có nhân viên làm việc.

Thứ tư, doanh nghiệp không thể thu xếp nguồn tài chính để nộp tiền thuế cho tất cả các lô hàng đã về Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu.

Thứ năm, doanh nghiệp không thể đăng ký tờ khai, lấy hàng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu do hoạt động trong khu vực bị phong tỏa.

Thứ sáu, doanh nghiệp không thể thực hiện tái xuất hàng hóa theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính do giãn cách xã hội và ảnh hưởng của dịch Covid -19.

Thứ bảy, doanh nghiệp không thể tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc đúng thời hạn đăng ký với cơ quan Hải quan do giãn cách xã hội và ảnh hưởng của dịch Covid -19.

Thứ tám, trong trường hợp một số đơn vị hải quan có ca F0 và thực hiện giãn cách xã hội nên không thể lập biên bản vi phạm hành chính, tiếp nhận hồ sơ, tang vật vi phạm để xác minh làm rõ vi phạm để xử đúng thời hạn theo quy định.

Trước mắt đây là 8 trường hợp được đề xuất không xử phạt. Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố cần thống kê, báo cáo cụ thể các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; tình hình tồn đọng các vụ việc, hồ sơ xử lý vi phạm hành chính không thể giải quyết được đúng hạn hoặc không xử lý được và các trường hợp khác phát sinh trong thực tế hoạt động của đơn vị; biện pháp giải quyết, khắc phục của cơ quan Hải quan và doanh nghiệp đã thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý không phải trường hợp nào cũng được cơ quan Hải quan xem xét không xử phạt vi phạm hành chính hay miễn tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp đối với trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh gây ra.

Mới đây, ngày 28/6/2021, Tổng cục Hải quan đã có công văn trả lời đề xuất của Công ty TNHH Bautex Vina về việc xem xét miễn tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp đối với trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh gây ra. Bởi qua xem xét hồ sơ, sự việc cụ thể và đối chiếu với các quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan nhận thấy, trường hợp của Công ty TNHH Bautex Vina bị ấn định thuế (các tờ khai đã hoàn thành thông quan năm 2018, 2019) và hiện tại doanh nghiệp vẫn hoạt động (không phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh). Do đó, Tổng cục Hải quan cho rằng, trong trường hợp này, doanh nghiệp vẫn phải nộp tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định.

Đã có hướng dẫn cụ thể

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp bị ảnh hướng lớn. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã có công văn gửi đến cơ quan Hải quan thắc mắc liên quan đến vấn đề hàng không kịp làm thủ tục hải quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng đến thì có xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Về vấn đề này, ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát (năm 2020), Tổng cục Hải quan đã có các công văn hướng dẫn các đơn vị hải quan tỉnh, thành phố thực hiện xem xét miễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm thủ tục hải quan không đúng thời hạn quy định.

Cụ thể, ngày 3/6/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn 3569/TCHQ-PC hướng dẫn không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo đó, công băn hướng dẫn nêu rõ, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính; Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính giải thích về “sự kiện bất khả kháng” thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính.

Tổng cục Hải quan cho biết, việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và hồ sơ vụ việc cụ thể. Theo đó, cá nhân, tổ chức phải chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra.

Ngày 13/8/2020, Tổng cục Hải quan cũng đã có công văn trả lời thắc mắc của Công ty TNHH Việt Nam Suzuki về vấn đề này. Ngày 9/7/2021, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, Tổng cục Hải quan cũng có công văn 3461/TCHQ-PC trả lời Công ty CP XNK Hàng Không về vấn đề này.

Cụ thể, về việc khai hải quan, tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan năm 2014 quy định thời hạn nộp tờ khai hải quan: “Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu”.

Điểm b khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan năm 2014 quy định người khai hải quan có nghĩa vụ “Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định tại Luật này”.

Do đó, trường hợp người khai hải quan không thực hiện đúng quy định về thời hạn khai hải quan thì bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Về việc không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính; Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính giải thích về “Sự kiện bất khả kháng” thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hải quan tiếp tục thực hiện các BP phòng, chống dịch Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc khối cơ quan Tổng cục tăng cường công tác phòng chống dịch và đảm bảo công tác quản lý hải quan.

Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tại trụ sở cơ quan Tổng cục phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về phòng chống dịch Covid-19.

Từ ngày 19/7, các đơn vị thực hiện phương án bố trí 50% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trực tuyến tại nhà, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng tiến độ các chương trình công tác, nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

Căn cứ tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19, Thủ trưởng đơn vị chủ động bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị thành các nhóm làm việc độc lập để đảm bảo trong tình huống có trường hợp F0, đơn vị vẫn có đủ nhân lực để làm việc.

Hạn chế tối đa các cuộc họp trực tiếp, chỉ tổ chức họp khi đảm bảo khoảng cách, tăng cường các hoạt động trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành, làm việc và thực hiện các thủ tục hành chính. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tăng cường sử dụng điện thoại, hệ thống công nghệ thông tin, giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp trong trao đổi, xử lý công việc…

Tạm dừng các đoàn thanh tra, kiểm tra đến 19 tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch. Đối với các trường hợp cần thiết phải thanh tra, kiểm tra ngoài địa bàn 19 tỉnh nêu trên, phải hạn chế số lượng người tham gia. Các đoàn kiểm tra sau thông quan phải hạn chế số lượng người tham gia và đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Thực hiện nghiêm việc tiếp khách, trong trường hợp thật sự cần thiết cần tiếp khách tại khu vực làm việc của đơn vị phải được Lãnh đạo Tổng cục phụ trách phê duyệt. Hạn chế tối đa việc di chuyển ra khỏi TP Hà Nội, các trường hợp đi công tác ra khỏi thành phố phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị.

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị chủ trì thực hiện các quy định, hướng dẫn của cơ quan chức năng về phòng, chống dịch; dự trù và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị vật tư, cơ sở vật chất để sẵn sàng ứng phó với kịch bản các cấp độ lây nhiễm; đảm bảo các hệ thống thông tin vận hành thông suốt 24/7; đảm bảo công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hoạt động giám sát trực tuyến trong toàn Ngành…

Nguồn: Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

 

Không kiểm tra sau thông quan với doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid

Ngày 11/6/2020, Tổng cục Hải quan đã ra Công văn số 3874/TCHQ-GSQL nêu ý kiến với các đề xuất về giải pháp sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

* Liên quan đến việc hạn chế hoặc không tiến hành kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Công văn có nêu:

Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và có văn bản đề nghị thì thủ trưởng đơn vị xem xét dừng kiểm tra.

Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải kiểm tra sau thông quan thì phải được phê duyệt của thủ trưởng đơn vị. Trước khi tiến hành kiểm tra sau thông quan phải có văn bản thông báo cho doanh nghiệp cung cấp thông tin.

* Đối với kiến nghị không áp dụng phạt hành chính trong trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế tự phát hiện sai sót trong việc khai hải quan và tự điều chỉnh tờ khai nhưng chậm hơn 60 ngày kể từ ngày thông quan:

Về nguyên tắc, các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 5 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP, trong đó có trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Việc áp dụng các quy định về không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải được xem xét trên cơ sở hồ sơ vụ việc cụ thể

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trên thực phẩm nhập khẩu thế nào?

Việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trên bao bì thực phẩm nhập khẩu cần có những giải pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo phòng, chống dịch vừa đảm bảo an toàn cho cán bộ công chức thực hiện và không ảnh hưởng tới việc thông quan hàng hóa, nhất là thời điểm cuối năm lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thường tăng đột biến.

Bộ Y tế – Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã có đề nghị các bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính (Tổng cục Hải quan), UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch bệnh Covid-19 (đặc biệt là thực phẩm đông lạnh).

Tại Hải Phòng, địa bàn có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc và cũng là địa bàn nhập khẩu nhiều thực phẩm, trong đó có cả thực phẩm đông lạnh, cũng đã có chỉ đạo liên quan đến việc lấy mẫu trên bao bì thực phẩm nhập khẩu để xét nghiệm.Đáng chú ý, Bộ Y tế đề nghị thực hiện lấy mẫu trên bao bì để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với các thực phẩm và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19).

Cụ thể, ngày 26/11, UBND TP Hải Phòng có công văn 7520/UBND- VX về việc thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế

Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Kiên Giang cho biết, sau khi có chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng, đơn vị đã chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với thực phẩm nhập khẩu.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã có phát sinh một số vướng mắc. Cụ thể, theo các văn bản pháp luật chuyên ngành về kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm thì việc lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành do cơ quan chuyên ngành thực hiện. Tuy nhiên tại công văn số 7520/UBND-VX, UBND TP Hải Phòng giao Cục Hải quan Hải Phòng, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Sở Y tế thực hiện lấy mẫu trên bao bì.

“Vậy, cơ quan nào trực tiếp thực hiện lấy mẫu và việc lấy mẫu có thực hiện đối với tất cả các quốc gia và tất cả hàng hóa là thực phẩm nhập khẩu hay không? (hiện chưa có danh sách các quốc gia đang có dịch bệnh Covid-19 cũng như danh sách hàng hóa phải thực hiện lấy mẫu); phương pháp, trang thiết bị kỹ thuật lấy mẫu thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn không lây truyền dịch bệnh?”- đại diện Cục Hải quan Hải Phòng đặt câu hỏi.

Trước vướng mắc trên, Cục Hải quan Hải Phòng đã có văn bản gửi Sở Y tế Hải Phòng. Tuy nhiên, đến ngày 14/12, Cục Hải quan Hải Phòng chưa nhận được văn bản trả lời của Sở Y tế.

Một số băn khoăn khác được được chúng tôi ghi nhận là vấn đề đảm bảo an toàn phòng dịch cho công chức khi lấy mẫu; thời gian chờ kết quả xét nghiệm bao lâu, quá trình chờ kết quả để thông quan với hàng hóa được lưu giữ như thế nào…?

Những vấn đề thực tiễn được đặt ra tại Hải Phòng là hết sức đáng lưu tâm, bởi lưu lượng hàng hóa liên quan đến thực phẩm nhập khẩu tại địa bàn này là không hề nhỏ. Dù chưa có những thông số cụ thể cho những lô hàng phải lấy mẫu để xét nghiệm nhưng dựa vào dữ liệu hàng hóa kiểm tra chuyên ngành cũng nói lên phần nào khối lượng hàng hóa hết sức lớn này.

Trong một báo cáo mới nhất của Cục Hải quan Hải Phòng cho thấy, trong tháng 10 có hơn 5.500 tờ khai phải thực hiện kiểm dịch (kiểm dịch động vật và thực vật) và kiểm tra an toàn thực phẩm. Nếu tính chung trong 10 tháng đầu năm, số lượng này lên đến gần 58.000 tờ khai.

Vấn đề kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng và phòng, chống dịch bệnh nói chung là việc làm hết sức cần thiết. Nhưng để việc lấy mẫu xét nghiệm

Covid-19 trên bao bì thực phẩm nhập khẩu cần có những giải pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo phòng, chống dịch vừa đảm bảo an toàn cho cán bộ công chức thực hiện và không ảnh hưởng tới việc thông quan hàng hóa, nhất là thời điểm cuối năm lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thường tăng đột biến.

(nguồn: Báo Hải quan)