Giải pháp hỗ trợ khi kinh doanh Hàng Miễn Thuế “đóng băng”

Giải pháp hỗ trợ khi kinh doanh Hàng Miễn Thuế “đóng băng”

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra từ đầu năm 2020 và hiện vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới, hoạt động đi lại giữa các quốc gia gần như ngừng trệ. Tại Việt Nam, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh cũng gần như ngưng trệ. Trong khi hoạt động kinh doanh cửa hàng miễn thuế hoàn toàn phụ thuộc vào khách xuất cảnh, nhập cảnh, dẫn đến hoạt động cửa hàng miễn thuế gần như “đóng băng”.

Cửa hàng miễn thuế tại sân bay Việt Nam

Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động

Tính đến tháng 8/2021, trong 159 kho, cửa hàng miễn thuế đã được Tổng cục Hải quan ban hành quyết định xác nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế của 50 doanh nghiệp thì có tới 15 cửa hàng miễn thuế và 14 kho chứa hàng miễn thuế thuộc 12 doanh nghiệp đã được cục hải quan tỉnh, thành phố thông báo về việc tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, trong đó có 10 cửa hàng miễn thuế và 9 kho chứa hàng miễn thuế đã hết thời hạn 6 tháng tạm dừng, 1 cửa hàng miễn thuế sau khi được Tổng cục Hải quan cấp đã quá 6 tháng nhưng chưa đưa vào hoạt động.

Theo phản ánh của Công ty TNHH Hàng miễn thuế Jalux Taseco, công ty được Tổng cục Hải quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế giữa tháng 3/2021, tại địa chỉ sân bay quốc tế Phú Quốc. Công ty đang chuẩn bị kế hoạch khai trương hoạt động bán hàng miễn thuế thì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Các chuyến bay quốc tế dự kiến đi và đến Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hiện nay đang tạm dừng bay. Với tình hình đó, Công ty JDV cho rằng khoảng thời gian đến giữa tháng 9/2021 (tức là sau 6 tháng công ty được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế) cũng chưa thể có hoạt động. Thực tế cho đến nay, hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của Công ty TNHH Hàng miễn thuế Jalux Taseco vẫn chưa thể hoạt động. Mới đây, Cục Hải quan Kiên Giang đã phải thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của Công ty trong thời gian 6 tháng.

Tìm giải pháp hỗ trợ

Theo Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), việc tạm dừng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế là nguyên nhân khách quan, bất khả kháng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, để đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng, giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo việc sau khi dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được khôi phục kịp thời, không phải mất nhiều thời gian thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp phép lại hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, các cục hải quan địa phương cũng như doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế đề nghị gia hạn thời gian tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của các công ty sau khi hết thời hạn tạm dừng theo quy định.

Bộ Tài chính cho rằng, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và các nước trên thế giới, vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế sẽ tiếp tục gặp khó khăn do hoạt động xuất nhập cảnh sẽ tiếp tục bị hạn chế, nếu thực hiện thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế đối với các trường hợp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế hoặc doanh nghiệp đã được xác nhận đủ điều kinh doanh hàng miễn thuế nhưng chưa đưa vào hoạt động sẽ gây ra các khó khăn, tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Cụ thể, doanh nghiệp phải xử lý hàng hóa tồn theo các hình thức: tái xuất, chuyển tiêu thụ nội địa, tiêu hủy. Thực hiện theo hình thức nào thì doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, tái xuất không có đối tác vì phía nước ngoài cũng có khó khăn do đại dịch Covid-19, chuyển tiêu thụ nội địa thì khó thực hiện vì hàng hóa lưu giữ tại cửa hàng miễn thuế thường là các mặt hàng tiêu thụ đặc biệt như rượu bia thuốc lá, trong khi rượu thì chỉ có doanh nghiệp có giấy phép mới được làm thủ tục nhập khẩu (mua lại của cửa hàng miễn thuế), còn mặt hàng thuốc lá thì không được chuyển tiêu thụ nội địa. Bên cạnh đó, khi hoạt động xuất nhập cảnh trở lại bình thường, doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế từ đầu.

Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ theo hướng trong thời gian dịch bệnh Covid-19 (theo công bố của cơ quan, người có thẩm quyền), các trường hợp thuộc diện phải thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế được thực hiện như sau: Trường hợp hoạt động kinh doanh cửa hàng miễn thuế phải tạm dừng, không đưa vào hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì được tự động gia hạn thời gian tạm dừng hoạt động, không thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh hàng miễn thuế trong thời gian dịch bệnh cho đến thời điểm không quá 6 tháng kể từ khi cơ quan, người có thẩm quyền công bố hết dịch bệnh.

Nguồn: Hải quan online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Vấn đề mở tờ khai nhập khẩu thiết bị, nguyên phụ liệu cho hợp đồng

LẮP ĐẶT, BẢO TRÌ, SỬA CHỮA, VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI


Câu hỏi:

“Công ty chúng tôi ký hợp đồng với nhà cung cấp để lắp đặt, bảo trì, sửa chữa và vận hành Hệ Thống Điện Mặt Trời. Công ty chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất. Khi đó chúng tôi có phải mở tờ khai nhập khẩu thiết bị, nguyên phụ liệu cho hợp đồng này không?”


Trả lời:

– Căn cứ khoản 1 Điều 74 thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung  tại khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định. Tại khoản 50 Điều 74 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 74. Quy định chun­g đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
– Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:

a) Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này;
b) Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;
d) Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.

– Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.”

Nguồn: CHQĐN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn