2. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế (TGGDTT):
– TGGDTT khi mua bán ngoại tệ: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa Doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
– Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
+ TGGDTT khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi Doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn.
+ TGGDTT khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
+ TGGDTT khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
+ Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (Không qua các tài khoản phải trả), TGGDTT là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiuệp thực hiện thanh toán.
Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán ngay bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 217, 241,… (Tỷ giá mua vào ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 1112, 1122 (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu HĐTC (Lãi tỷ giá hối đoái)
2. Nghiệp vụ 2
Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211,…
Có các TK 331, 341,… (Tỷ giá bán ra tại thời điểm thông quan/nhập hàng)
3. Nghiệp vụ 3
Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
– Hạch toán số tiền ứng trước cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 (Tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)
Nợ TK 635 (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 1112, 1122 (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 (Lãi tỷ giá hối đoái)
– Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211,… (Tỷ giá bán ra thời điểm ứng trước * Số tiền ứng trước + Tỷ giá bán ra thời điểm nhập hàng * Số ngoại tệ còn nợ chưa thanh toán)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
4. Nghiệp vụ 4
Các chi phí liên quan đến nhập khẩu hàng hóa (Chi phí thông quan, lưu kho, xếp dỡ, vận chuyển,…):
Nợ TK 156 (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 1562 (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 1331
Có TK 331/1121/1111
5. Nghiệp vụ 5
Thuế Nhập khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 156 (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 1562 (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Có TK 3333
6. Nghiệp vụ 6
Mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng, ghi:
Nợ TK 1122 – Tỷ giá bán ra Ngân hàng trên hợp đồng mua ngoại tệ
Có TK 1121
7. Nghiệp vụ 7
Thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp, ghi:
Nợ TK 331 – Theo tỷ giá bán ra thời điểm thanh toán
Xuất nhập khẩu đang là ngành nghề khá mới mẻ ở Việt Nam. Mới đây, Việt Nam đã tham gia một loạt các hiệp định quốc tế như EU, AEC, TTP… Điều này mở ra cơ hội cực lớn cho thị trường việc làm ở nước ta. Chắc hẳn các bạn đang tò mò ngành xuất nhập khẩu ra làm gì? Cùng tìm hiểu về các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu và mức lương ngành xuất nhập khẩu ngay nhé!
1. Sales Export – Nhân viên kinh doanh xuất khẩu
Một trong các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu là Sales Export. Vị trí này có thể coi là có yêu cầu cao nhất ở mảng xuất nhập khẩu. Họ cần có mọi kỹ năng về ngoại ngữ, giao tiếp, đàm phán, thuyết phục… Ngoài ra họ còn cần phải nắm rõ nghiệp vụ ngoại thương: thanh toán, chứng từ, hải quan…
Sales Export bị áp lực doanh số vô cùng lớn, lương cơ bản thấp. Bù lại vị trí này có mức hoa hồng cao. Sale Export được rèn luyện nhiều kỹ năng và có cơ hội thăng tiến rộng mở trong công việc.
Các công việc cơ bản ở vị trí Sale Export như:
Tìm kiếm ra các khách hàng quốc tế. Bán sản phẩm của công ty mình cho các khách hàng. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của Sale Export. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lương thưởng của họ và quyết định đến lợi nhuận của công ty.
Liên hệ với các Forwarder để nắm bắt thông tin giá cước, dịch vụ vận tải.
Chăm sóc khách hàng cũ và liên hệ với các khách hàng mục tiêu. Mở rộng thêm nhiều mối quan hệ.
Chốt các đơn hàng, tạo hợp đồng. Theo dõi việc mở thanh toán quốc tế và triển khai đóng hàng. Từ đó, Sales Export sẽ lên kế hoạch lịch tàu xuất hàng cùng Forwarder.
Thông qua hải quan, nộp thuế và làm chứng từ để lấy tiền từ các đối tác. Cung cấp cho bộ phận kế toán, hoàn thuế…
Theo dõi tiến độ hàng di chuyển, ghi nhận các phản hồi từ khách hàng.
Bạn có thể ứng tuyển vị trí Sales Export tại các công ty về nông – lâm – thủy – hải sản, may mặc… Đây là những sản phẩm của Việt Nam đang được xuất khẩu rất nhiều ra nước ngoài.
2. Purchaser – nhân viên thu mua hàng nhập khẩu
Purchaser là công việc có nhiều quyền lợi. Họ ở vị thế người đi mua nên được nhận đón tiếp tốt từ đối tác. Vị trí này cần nhanh nhẹn, tinh tế và các kiến thức chuyên môn như Sales Export.
Công việc cơ bản của các Purchaser như:
Tìm kiếm ra các nhà cung cấp mới, chăm sóc, giữ mối quan hệ với các nhà cung cấp cũ.
Tìm ra nhà cung cấp phù hợp nhất để thu mua nguyên liệu với chi phí thấp nhất có thể nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng.
Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, giao dịch với nhà cung cấp nước ngoài
Chốt đơn hàng, ký hợp đồng để mua hàng cho công ty.
Thực hiện các thanh toán quốc tế
Giám sát hợp đồng, quá trình hàng thông quan, vận tải và các khiếu nại từ nhà cung cấp
Kiểm tra, bàn giao lại các nguyên liệu, hàng hóa mua được với bộ phận liên quan trong công ty.
Công việc cơ bản của các Purchaser là mua được hàng hóa giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất. Và còn cần cung ứng kịp thời để doanh nghiệp sản xuất, tránh gây trì trệ quy trình của công ty.
Đa phần các Purchaser là nữ. Đối tác của nghề này thường là các công ty Trung Quốc, nên biết tiếng Trung là lợi thế của bạn.
3. Nhân viên thanh toán quốc tế
Nhân viên thanh toán quốc tế là một trong các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu thường gặp. Vị trí này có ở các ngân hàng hoặc công ty lớn có phòng thanh toán quốc tế. Nhân viên thanh toán quốc tế có mức lương cao, ổn định và phải tiếp xúc với chứng từ nhiều.
Nếu muốn ứng tuyển ở vị trí này bạn cần phải thật giỏi tiếng Anh. Hiểu biết về mảng xuất khẩu, logistics là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra còn cần hiểu biết các tiêu chuẩn UCP 600 và các nguyên tắc quốc tế khác.
Công việc cơ bản của họ là hỗ trợ khách hàng thực hiện thành công các thanh toán quốc tế. Ví dụ như mở L/C, chuyển T/T, D/P. Nhân viên thanh toán quốc tế còn cần phải kiểm tra các bộ chứng từ hợp lệ.
Yêu cầu của vị trí này là phải có kiến thức cơ bản về xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. Họ phải hiểu các quy định trong Thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng để có thể thực hiện thanh toán và giải đáp thắc mắc của khách hàng. Vậy vị trí này trong ngành xuất nhập khẩu học ở đâu? Nhà tuyển dụng thường ưu tiên sinh viên từ Học viện Ngân Hàng, Đại học Ngoại Thương…
4. Documentation (Docs) – Nhân viên chứng từ
Các nhân viên chứng từ thường là người làm các công việc văn phòng, hỗ trợ khách hàng. Họ có mức lương cơ bản cao hơn sale, không có hoa hồng. Mức lương trung bình của nhân viên chứng từ trên $250/tháng. Đây là công việc ổn định, phù hợp với nữ giới.
Nghề này cần có tính cẩn trọng vì họ làm việc cùng các con số, giấy tờ và các văn bản hợp đồng. Ưu điểm của vị trí nhân viên chứng từ là ổn định, không áp lực doanh số. Họ không cần đi lại quá nhiều mà chỉ cần tập trung cho công việc. Công việc này là câu trả lời khi bạn phân vân ngành xuất nhập khẩu ra làm gì.
Công việc của nhân viên chứng từ:
Hoàn thiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bộ chứng từ vận chuyển, các thủ tục giao nhận, thanh toán.
Liên lạc, đàm phán các điều khoản hợp đồng
Theo dõi các đơn hàng
Làm bill tàu, giấy thông báo hàng đến, invoice, packing list…
Bạn có thể xin ứng tuyển tại vị trí nhân viên chứng từ tại các công ty xuất nhập khẩu như công ty forwarder, công ty dịch vụ khai báo Hải quan…
5. Customer Support Staff (Cus) – Công việc hỗ trợ
Ở một số công ty thì Docs thực hiện luôn phần công việc này. Công việc cơ bản tại vị trí xuất nhập khẩu Cus như:
Thực hiện liên hệ với đại lý lines/agent nước ngoài để xin được giá cước tốt nhất
Xin Dem/Det và lấy booking từ lines để gửi cho Sales hoặc gửi cho direct shipper
Sắp xếp, phối hợp cùng bộ phận điều vận để lên kế hoạch điều xe, đóng cont (trucking). Kiểm tra liên tục tiến độ đóng hàng, hạ bãi.
Cập nhật tình trạng của các lô hàng xuất/nhập khẩu trên hệ thống, thông báo cho khách hàng.
Hỗ trợ nhân viên Sales/Docs làm các chứng từ các lô hàng xuất nhập, check ETA…
Hỗ trợ các bộ phận khác, hoặc làm theo chỉ thị của cấp trên
6. Nhân viên hiện trường/giao nhận Operations – Ops
Bạn phân vân ngành xuất nhập khẩu ra làm gì? Câu trả lời là bạn có thể làm một nhân viên hiện trường. Vị trí Operations này thường xuyên cần đi lại. Ops là người vất vả nhất trong những vị trí trong ngành xuất nhập khẩu. Công việc cực nhọc thường phù hợp với những người trẻ, nam giới. Ops không yêu cầu quá cao về trình độ quá cao như những vị trí khác.
Một số công việc cơ bản của Ops như:
Nhận bộ chứng từ xuất, nhập từ phía Sales / Docs. Sau đó đi nộp thuế, thông quan hàng xuất, đi lấy hàng nhập tại các chi cục, cảng sân bay.
Nhận hồ sơ, yêu cầu từ Sales / Docs để đi làm các chứng từ C/O, Phyto, giấy phép
Đi kiểm hóa, hỗ trợ phân tích, phân loại
7. Coordinator – Nhân viên điều vận đội xe/bãi
Các nhân viên điều vận đội xe có nhiệm vụ
Nhận lệnh báo xin xe / cont từ các Sales và Cus.
Sắp xếp các xe đến đóng hàng, hạ bãi hay rút hàng và chở về kho đúng lịch.
Đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi, xử lý các rắc rối phát sinh trong quá trình vận tải
Vị trí này phù hợp với nam giới. Các nhân viên điều vận đội xe phải làm việc rất vất vả. Họ cần hiểu biết về đường xá, giao thông. Ca làm việc của họ không cố định mà khi nào hàng về là cần xếp xe.
8. Nhân viên hải quan
Đây là vị trí thuộc biên chế của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan sẽ đại diện nhà nước quản lý vấn đề về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu, giám sát hàng hóa.
Vị trí này thường tuyển dụng nhân viên từ các trường đại học riêng biệt. Như khoa Thuế – Hải quan của Học viện Tài Chính, trường Hải quan Việt Nam, cao đẳng Tài chính Hải quan… Công việc của họ liên quan mật thiết đến thuế, nghiệp vụ hải quan để thông quan hàng hóa.
9. Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia
Vậy ngành xuất nhập khẩu ra làm gì được nữa? Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia có thể là lựa chọn dành cho bạn.
Ở các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu thì đây là nhân viên có mức lương cao và chính sách đãi ngộ gần như tốt nhất. Họ ở cấp độ quản lý, và là những vị trí cấp cao thường được tuyển dụng.
Vị trí này đòi hỏi người có kinh nghiệm lâu năm. Họ cần hiểu biết về kiến thức về xuất nhập khẩu, kỹ năng mềm. Ngoài ra cần một IQ cao, tố chất lãnh đạo. Đây là vị trí mà nhiều người hướng tới sau nhiều năm đi làm.
Công việc chủ yếu của vị trí này là:
Làm công việc giao dịch
Chuyển tiếp thông tin giữa hai bên mua – bán
Chỉ tham gia giao dịch, chuyển giao chứng từ
Sự phát triển lớn mạnh của ngành xuất nhập khẩu đã mở ra một thị trường việc làm đa dạng. Các doanh nghiệp nước ngoài và nội địa thường xuyên tuyển dụng vì nhân sự ngành nghề này đang thiếu hụt nghiêm trọng. Các trang tuyển dụng việc làm, tin tức về các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu luôn thuộc top hot. Nếu bạn thấy phù hợp với vị trí nào trong những công việc trên thì hãy ứng tuyển ngay vào những công ty xuất nhập khẩu nhé!
Khi làm thủ tục hải quan đối với các mặt hàng thực hiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các đơn vị hải quan thực hiện theo các quyết định về áp dụng thuế chống bán phá giá của Bộ Công Thương.
Trong thời gian qua, phát sinh vướng mắc của một số cục hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp liên quan đến hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần phải nộp đối với các hàng hóa thuộc diện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Để tháo gỡ vướng mắc, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố khi làm thủ tục hải quan đối với các mặt hàng thực hiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đơn vị thực hiện theo các Quyết định về áp dụng thuế chống bán phá giá của Bộ Công Thương.
Theo đó trường hợp tại Quyết định của Bộ Công Thương có quy định việc nộp Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phù hợp với các Hiệp định tự do thương mại đang có hiệu lực thì cơ quan Hải quan chấp nhận Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa để giải quyết thủ tục thông quan theo quy định.
Trước đó, để có cơ sở tháo gỡ vướng mắc cho hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan đã phản ánh tới Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương). Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, việc nộp chứng từ chứng nhận xuất hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chỉ tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) và Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (theo quy định tại các khoản từ khoản 4 đến khoản 8 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP).
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với quy định pháp luật, các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, ngăn chặn các hiện tượng gian lận thương mại, trong quá trình áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, người làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong tất cả các Quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực cần cung cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ như sau:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); hoặc chứng tử tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại một trong các Hiệp định: Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA); Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (СРТРР); Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA); Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Các quy định về tự chứng nhận xuất xứ tại các Hiệp định thương mại tự do được thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn có liên quan. Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.