1. Để tránh những rủi ro không đáng có, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

?Thứ nhất, doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS của hàng hóa xuất khẩu. Việc xác định sai mã HS có thể dẫn đến tự chứng nhận sai xuất xứ và áp dụng không đúng tiêu chí xuất xứ theo quy định. Nguyên nhân của lỗi này thường do việc khai báo tách rời hàng hóa nhập khẩu ở dạng hoàn chỉnh thành các bộ phận, hoặc do cố tình khai sai để đạt tiêu chí xin cấp C/O.

?Thứ hai, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ việc trừ lùi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Bảng kê nguyên vật liệu tính tiêu chí xuất xứ phải phù hợp với thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

  • Các lỗi thường gặp ở khâu này bao gồm: 

✔ Đưa chứng từ, tờ khai, hóa đơn không phù hợp vào bảng kê; 

✔ Không kiểm soát được tồn nguyên vật liệu thực tế; 

✔ Đưa nguyên liệu không thực tế cấu thành sản phẩm xuất khẩu vào bảng kê; 

✔ Không theo dõi tách bạch được nguồn gốc nguyên liệu…

?Thứ ba, định mức và cơ sở xác định mức thực tế xin cấp C/O phải sát với thực tế sản xuất.

  • Các lỗi có thể gặp bao gồm:

✔ Định mức xin cấp C/O không khớp với định mức tính giá thành; 

✔ Số liệu nguyên vật liệu nhập-xuất-tồn kho không khớp với bảng kê trừ lùi khi xin C/O; 

✔ Bộ phận xin cấp C/O tự cân đối định mức, điều chỉnh tỷ lệ đáp ứng tiêu chí xuất xứ mà không có hồ sơ chứng từ hợp lệ…

2. Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong việc chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) khi kiểm tra sau thông quan, doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:

✔ Tổng hợp, thống kê, kiểm soát chứng từ chi tiết, lập bảng trừ lùi theo từng lần xin cấp C/O, truy xuất được nguyên liệu xuất kho dùng cho sản xuất từng lô hàng xuất khẩu.

✔ Thống kê tồn thực tế của tờ khai, hóa đơn để đưa vào bảng kê chi tiết, khớp với thực tế sản xuất, sổ sách kế toán, kho. Xác định rõ số lượng nguyên liệu còn tồn đưa vào lần xin C/O tiếp theo.

✔ Loại trừ lượng nguyên liệu đã tái xuất, tiêu hủy, tiêu thụ nội địa ra khỏi bảng kê, trừ lùi khi xin C/O.

✔ Định mức xin C/O và nguyên liệu đưa vào bảng kê phải bám sát định mức tính giá thành sản phẩm của kế toán. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ chứng từ để chứng minh, giải trình.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chuẩn bị để giải trình khi cơ quan hải quan yêu cầu các tài liệu như: Bảng tính giá thành, định mức kỹ thuật, quy trình sản xuất; chứng từ để xác định lại mã HS của hàng hóa; số liệu nhập-xuất-tồn theo sổ sách kế toán, kho để đối chiếu với hồ sơ xin C/O…

Tuân thủ đầy đủ các quy định về C/O không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các khoản phạt nặng từ 20-70 triệu đồng theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP và Nghị định 17/2022/NĐ-CP, mà còn giúp hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý và tuân thủ nghiêm túc các quy định để phòng tránh rủi ro khi bị kiểm tra sau thông quan.

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

  EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: (024) 66 750 939

– Email: info@exim.com.vn

– Website: Exim.com.vn

– Facebook: Exim.com.vn.