Phải kê khai và nộp đủ thuế đối với hàng của DNCX trước khi chuyển đổi

Phải kê khai và nộp đủ thuế đối với hàng của Doanh Nghiệp Chế Xuất trước khi chuyển đổi

     Trước thắc mắc của Công ty TNHH Kỹ thuật bao bì MYS Group về chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp chế xuất sang doanh nghiệp không hưởng chính sách của doanh nghiệp chế xuất, Tổng cục Hải quan cho biết, trước khi chuyển đổi doanh nghiệp chế xuất phải kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế đối với hàng hóa.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan - Ảnh minh họa

» Theo Tổng cục Hải quan Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 đã quy định rõ quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, thì phải khai tờ khai hải quan mới.

– Trong đó, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hỏa xuất nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

– Đối chiếu với các quy định trên, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp chế xuất sang doanh nghiệp không hưởng chính sách của doanh nghiệp chế xuất thì doanh nghiệp chế xuất phải kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế đối với hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất trước khi chuyển đổi.

Theo Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Vấn đề: Ghi thiếu thông tin người Ủy Thác Xuất Khẩu

‹‹ Ghi thiếu thông tin người uỷ thác xuất khẩu ››

Câu hỏi:

− Bên tôi là đơn vị nhận uỷ thác, nhưng khi xuất khẩu bên dịch vụ làm thiếu thông tin đơn vị uỷ thác, thành ra lô hàng đó chúng tôi là đơn vị xuất hàng chứ không phải đơn vị nhận uỷ thác
→ Cho tôi hỏi là giờ tôi phải xử lý như thế nào với tờ khai để xác nhận lại là tôi là đơn vị nhận uỷ thác.

Trả lời:

» Căn cứ mục 3 Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC được thay thế bởi Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2020 quy định:

“3. Chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan điện tử không được khai bổ sung:
3.1. Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu

→ Căn cứ theo quy định trên thì tiêu chí “2.5 mã người xuất khẩu” công ty không được phép khai bổ sung

•••

» Căn cứ Khoản 11 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 quy định:

11. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Hủy tờ khai hải quan

1. Các trường hợp hủy tờ khai:
d) Hủy tờ khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan:
d.1) Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng người khai hải quan đề nghị đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế;
d.2) Tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hủy giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu;
d.3) Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a.2, điểm a.3, điểm a.4, điểm d. 1 và d.2 khoản này, tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng thực tế không xuất khẩu hàng hóa;
d.4) Tờ khai hải quan nhưng người khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, trừ trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; hoặc tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu

Như vậy, việc hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan được quy định theo các trường hợp đã nêu trên, công ty liên hệ với Chi cục nơi đăng ký tờ khai và toàn bộ hồ sơ chứng từ cụ thể để được xem xét giải quyết.

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Không thu thuế đối với hàng tái nhập nếu thời điểm làm thủ tục nộp đủ hồ sơ

Không thu thuế đối với hàng tái nhập nếu thời điểm làm thủ tục nộp đủ hồ sơ

     Theo quy định, cơ quan Hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập, người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.

Công chức hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu - Ảnh minh họa

Trong quá trình xử lý thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập của doanh nghiệp, Cục Hải quan Bình Phước phát sinh vướng mắc. Để hướng dẫn đơn vị thực hiện, đối với hàng hóa xuất kinh doanh phải tái nhập để tái chế nhưng không thực hiện tái xuất, theo Tổng cục Hải quan, điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 đã quy định hoàn thuế đối với trường hợp, người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu.

» Tại Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) gồm: Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tải chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất; tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa; tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài); tái nhập hàng trả lại để tải xuất cho đối tác nước ngoài khác.

» Tại Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ, cơ quan Hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại khoản 1 điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, căn cứ các quy định nêu trên, việc xử lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình B11 (xuất kinh doanh) phải tái nhập sẽ được được thực hiện như sau:

Cụ thể, trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước theo loại hình B11 và đã kê khai nộp thuế xuất khẩu, khi tái nhập theo loại hình A31 (nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu), nếu cơ quan Hải quan có cơ sở xác định hàng tái nhập là hàng xuất khẩu trước đây và hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở nước ngoài thì được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu. Trường hợp cơ quan Hải quan không có cơ sở xác định hàng tái nhập là hàng xuất khẩu trước đây thì phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, đồng thời không được hoàn thuế xuất khẩu đã nộp.

+) Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế khi nhập khẩu) và không thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì sử dụng tờ khai xuất khẩu mã loại hình B11, kê khai nộp thuế xuất khẩu theo quy định. Khi tái nhập để sửa chữa sau đó tái xuất hoặc để tiêu thụ nội địa theo loại hình A31, nếu cơ quan Hải quan có cơ sở xác định hàng tái nhập là hàng xuất khẩu trước đây và hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở nước ngoài thì được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu.

+) Trường hợp cơ quan Hải quan không có cơ sở xác định hàng tải nhập là hàng xuất khẩu trước đây thì phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, đồng thời không được hoàn thuế xuất khẩu đã nộp. Doanh nghiệp không phải khai thay đổi mục đích sử dụng trong trường hợp hàng tái nhập để tái chế nhưng không tái xuất.

– Đối với mã loại hình G13 (tạm nhập miễn thuế), các tờ khai nhập khẩu chưa phát sinh, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan Bình Phước thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 432/TCHQ-QLRR ngày 5/8/2021 của Tổng cục Hải quan.

– Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu sau đó tái nhập nhưng không có xác nhận của cơ quan Hải quan trên tờ khai tái nhập về việc hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở nước ngoài thì cơ quan Hải quan không đủ cơ sở để không thu thuế nhập khẩu, hoàn thuế xuất khẩu khi tái nhập theo quy định tại Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

→ Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, để xác định phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được bán vào nội địa đề nghị Cục Hải quan Bình Phước nghiên cứu quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và khoản 3 Điều 1 Nghị định 38/2015/NĐ CP của Chính phủ để thực hiện.

Theo Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Vấn đề DN Thanh lý công cụ, máy móc thiết bị không còn nhu cầu sử dụng

‹‹ Thanh lý công cụ , máy móc thiết bị ››

Câu hỏi:

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước tiến hành việc nhập khẩu khuôn và máy móc thiết bị đã được đóng thuế (A12) về sử dụng. Sau 1 thời gian thì các khuôn và máy móc thiết bị DN không còn nhu cầu sử dụng nữa thì có thể:
1. Có thể xuất bán ra nước ngoài (B13) được không?
2. Có thể bán trong nước được không? Và DN có cần phải thực hiện làm thủ tục thanh lý gì không?

Trả lời:

• Mã loại hình B13 − XK hàng đã nhập khẩu:

Sử dụng trong trường hợp:

a) Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

b) Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX;

c) Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài”.

Trường hợp số máy móc ban đầu đó nhập khẩu theo loại hình kinh doanh (A12) đã nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định thì công ty được tái xuất thanh lý theo loại hình B13: “Xuất hàng đã nhập khẩu” (không phải làm thủ tục thanh lý như máy móc nhập khẩu miễn thuế).

Hồ sơ thủ tục xuất khẩu thực hiện theo quy định tại điều 16, điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 5, khoản 7 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính.

Đề nghị Công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện.

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Những Kiến thức cần được trang bị trước khi vào làm nghành Xuất nhập khẩu và Logistics

Những Kiến Thức Cần Được Trang Bị Trước Khi Vào Làm Nghành Xuất Nhập Khẩu Và Logistics

     Không chỉ riêng ngành xuất nhập khẩu và logistics, rõ ràng ngành nào cũng cần có kiến thức và kinh nghiệm thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên ngành Xuất nhập khẩu và Logistics lại có chút đặc thù riêng, dưới đây là một vài tư vấn cho những ai muốn tìm hiểu về kiến thức xuất nhập khẩu và muốn làm việc trong ngành này.

Những Kiến Thức Cần Được Trang Bị Trước Khi Vào Làm Nghành Xuất Nhập Khẩu Và Logistics

›› Tuy không bắt buộc phải có kinh nghiệm từ trước, nhưng khi chuẩn bị bước vào ngành xuất nhập khẩu và logistics bạn cũng nên cần có một số lợi thế cần thiết sau đây:

NGOẠI NGỮ:
Không phải thực sự quá giỏi nhưng rõ ràng phần lớn thời gian bạn sẽ làm việc với khách hàng, nhà cung cấp và các đại lý nước ngoài, nên vốn ngoại ngữ là đương nhiên cần có. Bốn yếu tố cơ bản là ” Nghe – Nói – Đọc – Viết “ cần được đảm bảo, đôi khi ngữ pháp không quá quan trọng trong ngành này (trừ soạn thảo hợp đồng ngoại thương), bởi thực tế người nước ngoài luôn cố gắng hiểu những gì chúng ta đang nói, hoặc hiểu phần lớn những gì chúng ta nói.
Nói thế không có nghĩa là không cần thành thạo, bởi đương nhiên những bạn giỏi thì sẽ có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, do có đặc thù nên ngành Xuất nhập khẩu và Logistics có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành nên việc cần thành thạo thuật ngữ cũng là một trong những điều quan trọng.

KIẾN THỨC XÃ HỘI:
Nghe có vẻ vĩ mô nhưng thực tế chỉ ai làm nghề thì mới hiểu được nó quan trọng thế nào, đặc biệt vị trí nhân viên kinh doanh. Việc nắm bắt thông tin và kiến thức kinh tế xã hội cho phép vị trí kinh doanh có cái nhìn rõ hơn về nghề, đặc biệt là các thông tư nghị định, định hướng chính sách hay kim ngạch xuất nhập khẩu…, các yếu tố liên quan đến văn hóa, tôn giáo hay thể chế chính trị.

NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG:
 Một nghiệp vụ vô cùng quan trọng và ai cũng nhận thức được điều này, thế nhưng cụ thể là gì thì nhiều bạn thường sẽ không xác định rõ ràng được. Bởi vì đào tạo ở trên trường lớp thường dạy môn này theo một cách chung chung và không cụ thể. Vậy Xuất nhập khẩu – Logistics cần nghiệp vụ ngoại thương gì? Đó chính xác là Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm), mọi nghiệp vụ xuất nhập khẩu đều liên quan và xoay quanh các điều kiện giao hàng này, trong đó các Imexter và Logister cần nắm chắc Incoterm để có thể tư vấn và làm việc một cách chính xác, hiệu quả.

KIẾN THỨC WORD, EXCEL, POWERPOINT:
Khá nhiều bạn trẻ thường yếu kiến thức này, bởi thực tế dù có được học thì cũng chưa được thực hành nhiều dẫn đến các nghiệp vụ này không thành thạo. Dù không phải là quan trọng nhất nhưng nó lại ảnh hưởng đến năng suất lao động khá nhiều, những bạn không được giỏi về office thường sẽ làm việc theo cách thủ công và đương nhiên tiến độ công việc sẽ chậm và hiệu quả công việc thấp.

KỸ NĂNG GIAO TIẾP:
Môi trường làm việc độc lập là câu cửa miệng của các nhà tuyển dụng, vậy điều đó chính xác là gì? Tất cả đều hiểu đây là điều cần phải có nhưng làm gì để có thể có một nền tảng giao tiếp tốt. Đôi khi kỹ năng giao tiếp là bẩm sinh nhưng thực tế nó sẽ được rèn luyện thông qua môi trường và thời gian làm việc. Điều đó có nghĩa, các bạn có thể dựa vào việc học tập và rèn luyện để tích lũy thêm kiến thức và gây dựng được một nền tảng giao tiếp tốt.
Đặc biệt trong lĩnh vực logistics dịch vụ là sản phẩm vô hình. Khi sản phẩm không thể cầm, nắm hay nhìn thấy thì việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp các bạn có lợi thế để chốt sale cho doanh nghiệp mình. Không chỉ vậy, việc giao tiếp nội bộ tốt cũng làm tăng khả năng thích nghi và đạt năng suất lao động cao.

KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN: 
Có chút khác biệt so với kỹ năng giao tiếp, bởi việc đàm phán sẽ thường được xác định trên những trường hợp cụ thể và rõ ràng. Như vậy, đàm phán tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp Xuất nhập khẩu và Logistics tránh được những rủi ro để thực hiện được những mục tiêu cụ thể cho từng đơn hàng, lô hàng nhất định.

PHÂN TÍCH VÀ TƯ DUY LOGIC:
 Có khá nhiều bạn trẻ có nền tảng kiến thức về nghề xuất nhập khẩu và Logistics tốt nhưng lại không có khả năng phân tích và kết nối. Khi gặp một lô hàng cụ thể thường không biết nên bắt đầu từ đâu và làm cách nào để tối ưu và tiết kiệm thời gian nhất. Một điểm yếu cố hữu của rất nhiều người đó là thường không chịu tự phân tích và đánh giá rồi sau đấy đưa ra các giải pháp tối ưu. Đương nhiên đó chính là sự phân hóa giữa năng lực quản lý và khả năng làm việc. Đôi khi nhiều bạn thắc mắc là tại sao mình không được bằng ai đó trong công ty cho dù mình luôn làm tốt công việc được giao, và đây chính là câu trả lời.

KHẢ NĂNG LÀM VIỆC ĐỘC LẬP VÀ CHỊU ĐƯỢC ÁP LỰC:
Ngành nào cũng cần phải có các yếu tố này nhưng Xuất nhập khẩu và Logistics đòi hỏi sự cụ thể hơn, đặc biệt là ở vị trí nhân viên hiện trường. Khi mà phần lớn thời gian của bạn là làm việc với các cơ quan nhà nước, sự nhũng nhiễu hay do thể chế sẽ là điều không thể tránh khỏi. Bạn sẽ thường xuyên phải trả lời các thắc mắc hay nhận các yêu cầu khó khăn từ khách hàng, hay còn là những tiến độ về thời gian và chi phí,…. Trong khoảng thời gian ngắn bạn cần phải đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề nhanh chóng cho khách hàng. Nên việc đối mặt với áp lực là điều không hề nhẹ nhàng và dễ dàng cho những ai muốn làm nghề này.

» LỜI KẾT:
− Trên đây là những yếu tố cơ bản cần thiết cho những ai muốn dấn thân vào làm ngành Xuất nhập khẩu và Logistics, dù có thể sẽ còn một vài các yếu tố khác nữa.
− Tuy thật sự không dễ dàng nhưng ‘’kinh nghiệm phụ thuộc vào sự nhận thức chứ không phụ thuộc vào thời gian’’ nên các bạn hoàn toàn có thể học và hoàn thiện bản thân để có thể làm trong ngành này. Bởi Việt Nam mới chỉ là nước đang phát triển và quy mô nền kinh tế mới chỉ trên 200 tỷ USD nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu thì đã vượt 400 tỷ USD. Điều này giúp Việt nam gia nhập top 50 nền kinh tế có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới. Như vậy, sẽ là còn quá nhiều những cơ hội việc làm trong tương lai dành cho các bạn trẻ thuộc khối ngành kinh tế đang chuẩn bị bước ra từ các cổng trường đại học.

Theo KTXNK

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

HĐ: Thủ tục tạm nhập Thuê thiết bị máy móc của nước ngoài để Thi công công trình, dự án

‹‹ Thủ tục tạm nhập thuê thiết bị, máy móc của nước ngoài để thi công công trình, dự án ››

Câu hỏi:

− Chúng tôi đang dự định tạm nhập máy móc thiết bị của Trung Quốc (theo hình thức thuê thiết bị) để thực hiện thi công công trình, dự án.
→ Xin tư vấn cho chúng tôi:
1. Chúng tôi khai báo hải quan theo loại hình nào?
2. Chúng tôi có được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT không?
3. Trị giá tính thuế của hải quan khi khai báo là trị giá của máy móc thiết bị hay là trị giá (số tiền) thuê, mượn thiết bị theo hợp đồng thuê mượn máy móc thiết bị?

Trả lời:

1. LOẠI HÌNH KHAI BÁO HẢI QUAN:

»
Căn cứ Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 của Tổng cục Hải quan, quy định:

“Mã loại hình G12 – Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn
– Sử dụng trong trường hợp:

a) Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;
b) Tàu biển, tàu bay tạm nhập – tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.”

2. VẤN ĐỀ MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU VÀ THUẾ VAT:

» Căn cứ điểm a khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 quy định:

Điều 16. Miễn thuế
9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:

a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;

→ Theo các quy định trên, thiết bị, máy móc, phương tiện thi công công trình, thực hiện dự án nhập khẩu theo loại hình G12, không thuộc diện miễn thuế.

3. VẤN ĐỀ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HẢI QUAN KHI KHAI BÁO:

» Căn cứ khoản 9 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định:

Điều 17. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt

9. Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê, trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán để thuê hàng hóa và các khoản chi phí khác mà người đi thuê phải trả đ
 đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi thuê.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi mượn, trị giá hải quan là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với các chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn.
– Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định người khai hải quan khai báo trị giá không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu.

→ Đề nghị Công ty tham khảo nội dung quy định trên để áp dụng trong trường hợp của Cty. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị cty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Điều chỉnh Thuế suất Thuế xuất khẩu cho một số mặt hàng

ĐIỀU CHỈNH THUẾ SUẤT THUẾ XUẤT KHẨU CHO MỘT SỐ MẶT HÀNG

     Chính phủ vừa ban hành nghị định để điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng.

Ảnh minh họa

» Chính phủ vừa ban hành Nghị định 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Theo đó, điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng quy định tại Phụ lục I – Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế và Phụ lục II – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, thuế xuất khẩu đối với các loại cát tự nhiên, đã hoặc chưa nhuộm màu, trừ cát chứa kim loại thuộc Chương 26 (mã hàng 25.05) sẽ được điều chỉnh mức thuế suất từ 0% lên 10%%30 (tùy loại).

Đối với đá hoa (marble), đá travertine, ecaussine và đá vôi khác đế làm tượng đài hoặc đá xây dựng có trọng lượng riêng biểu kiến từ 2,5 trở lên và thạch cao tuyết hoa, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt, bằng cưa hay bằng cách khác, thành các khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông) (mã hàng 25.15); đá granit, đá pocfia, bazan, đá cát kết (sa thạch) và đá khác để làm tượng đài hay đá xây dựng, đã hoặc chưa đẽo thô hay mới chỉ cắt bằng cưa hoặc cách khác, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông) (mã hàng 25.16) hiện có mức thuế là 0%, 2%, 3% sẽ được điều chỉnh tăng lên thành 17% – 30% theo lộ trình đến năm 2024.

Đồ trang sức và các bộ phận của đồ trang sức, bằng kim loại quýhoặc kim loại được dát phủ kim loại quý (mã hàng 71.13) có thuế suất 25%; 30% sẽ được điều chỉnh giảm xuống còn 0%1%.

Thuế suất đối với đồ kỹ nghệ vàng hoặc bạc và các bộ phận của đồ kỹ nghệ vàng bạc, bằng kim loại quý hoặc kim loại dát phủ kim loại quý (mã hàng 71.14); các sản phẩm khác bằng kim loại quý hoặc kim loại dát phủ kim loại quý (mã hàng 71.15) cũng sẽ được điều chỉnh giảm từ 30% xuống còn 0%1%.

Chì chưa gia công (mã hàng 78.01) sẽ có mức thuế suất thuế xuất khẩu mới là 15% thay vì 0% như quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP.

Nghị định 101/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 30/12/2021.

Theo Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

HĐ: DNCX tặng khẩu trang vải & áo thun tự SX cho cơ quan chống dịch

‹‹ DNCX tặng khẩu trang vải & áo thun do DNSX cho cơ quan chống dịch ››

Câu hỏi:

− Công ty chúng tôi dự định tặng một số khẩu trang vải và áo thun là sản phẩm do cty sản xuất đến các cơ quan, tổ chức đang thực hiện phòng chống dịch.
→ Vậy xin hỏi trong trường hợp này cty có được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu và thuế VAT cho số sản phẩm mang đi tài trợ này không? Và nếu có thì thủ tục như thế nào?

Trả lời:

1. VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN:

» Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung tại khoản 55 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC 55. Điều 79 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 79. Thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất

1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
2. Thủ tục thanh lý
a) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu;
b) Trường hợp thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX được lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
b1) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư này”.

Theo quy định trên, Công ty (là DNCX) khi thanh lý TSCĐ theo hình thức biếu, tặng tại thị trường Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan. Công ty được lựa chọn thực hiện thủ tục theo một trong hai hình thức:

(1) Thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng: Công ty đãng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thờỉ điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng. Theo đó, công ty phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
(2) Thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Công ty thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; Tổ chức nhận hàng từ thiện thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định.

2. VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LÀ QUÀ BIẾU, QUÀ TẶNG:

» Căn cứ điểm b khoản 2 điều 8 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định, sửa đổi bổ sung tại khoản 3 điều 1 Nghị Định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021:

b) Đối với quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cơ quan, tổ chức Việt Nam được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động theo pháp luật về ngân sách và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện là toàn bộ trị giá của quà biếu, quà tặng và không quá 04 lần/năm”.

3. HỒ SƠ MIỄN THUẾ:

» Căn cứ Điểm b khoản 3 điều 8 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ, quy định:

a) Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan;
b) Văn bản thỏa thuận biếu tặng trong trường hợp người nhận quà tặng là tổ chức: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức nhận quà tặng.
– Người nhận quà tặng là cá nhân có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là quà biếu, tặng; các thông tin về tên, địa chỉ người tặng, người nhận quà biếu, tặng ở nước ngoài và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai;
c) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc miễn thuế đối với quà biếu, quà tặng vượt định mức miễn thuế: 01 bản chính;
d) Văn bản của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử dụng hàng hóa miễn thuế hoặc văn bản chứng minh tổ chức được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động đối với quà biếu, quà tặng cho cơ quan, tổ chức được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động: 01 bản chính;
đ) Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc bộ, ngành chủ quản đối với quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện: 01 bản chính”.

4. THỦ TỤC MIỄN THUẾ:

» Căn cứ khoản 4 điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:

4. Thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa vượt định mức miễn thuế của tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 8 Nghị định này:
a) Hồ sơ đề nghị miễn thuế được gửi đến Tổng cục Hải quan chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi làm thủ tục hải quan;
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Hải quan phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ;
c) Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính ban hành quyết định miễn thuế hoặc thông báo không miễn thuế trên cơ sở đề xuất của Tổng cục Hải quan;
d) Căn cứ hồ sơ hải quan và quyết định miễn thuế của Bộ Tài chính, người nộp thuế và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều này”.

→ Như vậy, việc miễn thuế đối với hàng hóa quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện công ty sẽ thực hiện theo quy định trên. Cty căn cứ vào định mức hàng hóa được miễn thuế để xác định cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ miễn thuế.

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hướng dẫn thực hiện Giảm Thuế Giá Trị Gia Tăng với Hàng hóa, Dịch vụ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VỚI HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

     Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể về việc giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ.

Sẽ giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ - Ảnh minh họa

» Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 quy định “giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ của 2 nhóm”:

Nhóm thứ nhất: dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

Nhóm thứ hai: sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.
– Hàng hóa, dịch vụ trong nhóm thứ hai không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh theo hình thức trực tuyến.

♦› Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng như sau:

– Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng.
– Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng.

♦› Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 406, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã quy định về xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế nhưng mới chỉ thể hiện về nguyên tắc chung việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ theo ngành kinh tế. Để có cơ sở thực hiện việc giảm thuế giá trị gia tăng thì cần phải phân loại, xác định cụ thể từng hàng hóa, dịch vụ.

− Hiện việc phân loại, xác định các hoạt động trong các ngành kinh tế được căn cứ theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (gồm 5 cấp) và Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 1/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam (gồm 7 cấp).

− Để thuận lợi cho việc xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng và đảm bảo đúng nguyên tắc của thuế giá trị gia tăng, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã ban hành kèm theo Phụ lục Danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm mức thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.

− Đối với việc lập hóa đơn, việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, tổ chức được áp dụng cả 2 phương pháp tính là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp tỷ lệ % trên doanh thu nên Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể việc xuất hóa đơn để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Nghị quyết, đồng thời để người mua hàng hóa, dịch vụ biết rõ hàng hóa, dịch vụ đã được giảm thuế giá trị gia tăng.

Theo đó, đối với doanh nghiệp, tổ chức áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì việc xác định giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được thực hiện trực tiếp trên hóa đơn giá trị gia tăng khi doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ: “Khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “mức thuế suất theo quy định (5% hoặc 10%) x 70%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng”.

− Đối với doanh nghiệp, tổ chức áp dụng phương pháp trực tiếp tỷ lệ % trên doanh thu sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn bán hàng không có tiêu thức thuế giá trị gia tăng, do đó, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp, tổ chức thực hiện giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ”.

− Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nhiều hàng hóa, dịch vụ, để đảm bảo cơ quan Thuế theo dõi, quản lý và xác định đúng nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức thực hiện lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.

− Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định những trường hợp này được phép lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Cụ thể, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

− Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá mà chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng hoặc giá đã giảm 30% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

Theo Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Vấn đề Tờ khai Nhập khẩu A42 – Xuất khẩu tại chỗ có được hoàn thuế ?

‹‹ TKNK A42, XKTC cho DNCX có được hoàn thuế ››

Câu hỏi:

– Công ty chúng tôi hiện đang nhập khẩu mặt hàng keo Silicon về nội địa, theo hình thức nhập kinh doanh, loại hình A42 và đóng thuế nhập khẩu thuế VAT. Sau đó cty chúng tôi có bán hàng cho một cty ở Hongkong và cty ở Hongkong này bán hàng lại cho cty khu chế xuất, hàng sẽ được giao từ cty chúng tôi đến cty khu chế xuất, và chúng tôi mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ.
→ Vậy trong trường hợp này, công ty chúng tôi có lấy lại được thuế nhập khẩu và thuế VAT hay không?

Trả lời:


»
Căn cứ  khoản , khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 quy định:

Điều 19. Hoàn thuế

1. Các trường hợp hoàn thuế:

a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;

b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;

c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;

d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;

đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.

Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.

Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

2. Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến

→ Theo quy định trên, trường hợp của Công ty không thuộc các trường hợp hoàn thuế. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn