7 Nguyên tắc Bàn giao tiếp nhận nợ và tài sản khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

07 Nguyên tắc bàn giao tiếp nhận nợ và tài sản khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

     Bộ Tài chính đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn việc bản giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chuyển đơn vị sự nghiệp công lập và theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Công ty Mua bán nợ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của chủ nợ, chủ tài sản đối với nợ và tài sản tiếp nhận theo quy định kể từ ngày ký Biên bản bàn giao - Ảnh minh họa

♦› Về phạm vi điều chỉnh, Thông tư này hướng dẫn việc bản giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và các khoản nợ, tài sản tiếp nhận, xử lý theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

♦› Về nguyên tắc bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản, dự thảo Thông tư này quy định 7 nguyên tắc cụ thể như sau:

Theo nguyên tắc thứ nhất, các khoản nợ và tài sản loại trừ khi bàn giao, tiếp nhận phải đảm bảo có đầy đủ hồ sơ (đối với nợ), có hiện vật (đối với tài sản). Trường hợp nợ không có đủ hồ sơ và tài sản không còn hiện vật thì Công ty Mua bán nợ có văn bản gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp thông báo lý do không tiếp nhận để doanh nghiệp tiếp tục quản lý, theo dõi hoặc xử lý theo quy định hiện hành về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.

Nguyên tắc thứ 2 là, việc bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ được thực hiện căn cứ vào quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập. Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp phải nêu cụ thể giá trị nợ và tài sản loại trừ, làm căn cứ đề Công ty Mua bán nợ thực hiện tiếp nhận.

Nguyên tắc thứ 3, trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định công bố điều chỉnh giá trị doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp chưa ký Biên bản bàn giao nợ và tài sản loại trừ với Công ty Mua bán nợ thì thực hiện bàn giao nợ và tài sản loại trừ theo quyết định công bố điều chỉnh giá trị doanh nghiệp.
− Nếu doanh nghiệp đã ký Biên bản bàn giao nợ và tài sản loại trừ với Công ty Mua bán nợ theo quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị Công ty Mua bán nợ thông báo hiện trạng của các khoản nợ và tài sản loại trừ đã tiếp nhận theo Biên bản bàn giao theo tiêu chí: đã xử lý, thu hồi và chưa xử lý, thu hồi trước khi công bố quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Công ty Mua bán nợ có văn bản trả lời cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trường hợp các khoản nợ và tài sản loại trừ đã được Công ty Mua bán nợ xử lý, thu hồi thì không thực hiện điều chỉnh lại tương ứng tại quyết định công bố điều chỉnh giá trị doanh nghiệp. Trường hợp các khoản nợ và tài sản loại trừ chưa hoàn thành việc xử lý, thu hồi thì thực hiện điều chỉnh Biên bản bàn giao theo quyết định công bố điều chỉnh giá trị doanh nghiệp. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Công ty Mua bán nợ có văn bản trả lời cơ quan đại diện chủ sở hữu về hiện trạng các khoản nợ và tài sản loại trừ đã tiếp nhận, các bên phải hoàn tất việc điều chỉnh Biên bản bàn giao.

Nguyên tắc thứ 4 quy định, khi bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ, cơ quan đại diện chủ sở hữu, Công ty Mua bán nợ và doanh nghiệp phải lập Biên bản bàn giao theo mẫu tại phụ lục kèm theo Thông tư này, có chữ ký xác nhận của các bên. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể ủy quyền (bằng văn bản) cho Chủ tịch Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc/Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nợ và tài sản loại trừ để thực hiện bàn giao cho Công ty Mua bán nợ.

Nguyên tắc thứ 5 là, Công ty Mua bán nợ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của chủ nợ, chủ tài sản đối với nợ và tài sản tiếp nhận theo quy định kể từ ngày ký Biên bản bàn giao. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký Biên bản bàn giao, doanh nghiệp có trách nhiệm bàn giao với bên nợ và các cơ quan liên quan về việc bàn giao quyền chủ nợ cho các Công ty mua bán nợ.

→ Nguyên tắc thứ 6, đối với các khoản nợ và tài sản loại trừ tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Công ty Mua bán nợ, cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp thực hiện bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ, tài sản như đối với nợ, tài sản loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu và phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, Công ty Mua bán nợ báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có nợ và tài sản xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

→ Nguyên tắc thứ 7, doanh nghiệp thực hiện xử lý tài chính đối với và tài sản loại trừ theo quy định của pháp luật đối với từng hình thức chuyển đổi sở hữu.

Theo Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Vấn đề Hoàn thuế NK cho Nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm XK

‹‹ Hoàn Thuế Nhập khẩu cho nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu ››

Câu hỏi:

– Công ty tôi dự định nhập khẩu bột phủ đường hàn thân lon kim loại để bán cho công ty sản xuất sữa tại Việt Nam (cty sữa là khách hàng của cty tôi). Cty sữa dùng bột này để sản xuất ra lon sữa và sau đó thì xuất khẩu lon sữa này ra nước ngoài. Cty sữa yêu cầu chúng tôi (là đơn vị nhập khẩu bột phủ đường hàn lon này) phải làm hoàn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu sản xuất ra lon sữa để trả lại cho cty sữa, cty sữa sẽ cung cấp hồ sơ chứng từ chứng minh bột này làm nguyên liệu tham gia vào việc sản xuất ra lon sữa và lon sữa này được xuất khẩu ra nước ngoài.
→ Vậy với trường hợp chứng từ như trên thì chúng tôi có thể làm hoàn thuế nhập khẩu để trả lại cho cty sữa được không?

Trả lời:

» Căn cứ  khoản, khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 quy định:

 “Điều 19. Hoàn thuế

1. Các trường hợp hoàn thuế:

a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;

b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;

c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;

d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;

đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.

Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.

Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

2. Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.”

→ Như vậy, theo quy định trên trường hợp của Công ty không thuộc các trường hợp hoàn thuế. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Các Chính sách Kinh tế Mới sẽ bắt đầu có Hiệu lực từ tháng 11/2021

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2021

     Giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ; Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp,… là những chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2021.

Từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021, giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với dịch vụ vận tải - Ảnh minh họa

››› Giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ:

     Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

    Theo đó, kể từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021, giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây:

1. Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quàng bá và tồ chức tua du lịch;

2. Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.

◊ Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ trong nhóm 2 không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến.
– Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng như sau: Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng.

››› Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu:

→ Từ ngày 01/11/2021, Thông tư 71/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu theo Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 25/5/2014, có hiệu lực thi hành.

    Theo đó, cơ sở thực hiện xã hội hóa (gọi tắt là Cơ sở) thành lập trước ngày 22/07/2016, có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN như sau:

(1) Cơ sở được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại theo quy định về thuế TNDN kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện theo các quyết định của Thủ tướng trong từng thời kỳ bao gồm:

+ Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008.

+ Quyết định 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013.

+ Quyết định 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016.

(2) Cơ sở không đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các Quyết định trên thì thực hiện kê khai bổ sung số thuế TNDN còn thiếu (nếu có), tự tính số thuế TNDN phải nộp hoặc cơ quan thuế thực hiện truy thu đến thời điểm đáp ứng điều kiện tại các Quyết định nêu trên.
– Cơ sở trên nếu có thuế TNDN phát sinh tại mục (2) thì không bị phạt vi phạm pháp luật về thuế và không tính tiền chậm nộp tính trên số tiền TNDN tạm thời chưa truy thu cho đến 01/11/2021.
→ Từ ngày 02/11/2021, Cơ sở chưa nộp số thuế TNDN tạm thời chưa thu thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế chưa nộp và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế (nếu có)

››› Hạn cuối nhận được tiền hỗ trợ theo nghị quyết 116:

Người lao động nhận tiền hỗ trợ tại Bảo hiểm xã hội - Ảnh minh họa

→ Theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sau khi nhận được danh sách người lao động đủ điều kiện nhận hỗ trợ do cơ quan bảo hiểm xã hội gửi, mà thấy cần phải điều chỉnh thông tin, thì muộn nhất đến hết ngày 10/11/2021, các doanh nghiệp phải hoàn thành việc điều chỉnh thông tin để gửi lại danh sách cho cơ quan bảo hiểm xã hội, kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định. 

– Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách điều chỉnh, tức là vào khoảng 30/11/2021, cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động tại doanh nghiệp. 

– Về phía người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, chậm nhất ngày 30/11/2021 mà chưa nhận được tiền hỗ trợ, thì người lao động phải tự làm thủ tục thông qua ứng dụng VssID, qua Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội, như đối với trường hợp người đã nghỉ việc. 

» Như vậy, cả doanh nghiệp và người lao động đều cần phải lưu ý các mốc thời gian trên để đảm bảo quyền lợi.

››› Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp FDI

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc NHNN hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2021 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
 
– Thông tư bổ sung khoản 1b vào sau khoản 1a Điều 15 về thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu; Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN), DN đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng: Đối với trường hợp DN có vốn ĐTNN có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đề nghị cấp phép theo cơ chế một cửa quốc gia (MCQG) thì gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này đến Cổng thông tin MCQG để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
 
→ Bên cạnh đó, Thông tư cũng bổ sung Khoản 5 vào Điều 15 hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho DN có vốn ĐTNN để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo cơ chế MCQG.
 
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/11/2021.
 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Vấn đề Hồ sơ xin giấy phép NK máy chủ-server và Phân loại đồng bộ

‹‹ Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu máy chủ server và phân loại đồng bộ ››

Câu hỏi:

– Chúng tôi có nhập máy chủ-server, hàng mới 100% về Việt Nam. Mã HS của mặt hàng này là “8471.49.90”. Theo thông tư (13/2018/TT-BTTTT) SP an toàn thông tin mạng NK theo giấy phép thì mã HS này phải xin giấy phép NK.
Vậy cho tôi hỏi hồ sơ xin giấy phép gồm những gì. Và server này gồm nhiều bộ phận như: “tủ rack, dây kết nối, tường lửa, cổng chia, thiết bị trung chuyển…” thì cty chúng tôi có phải làm giấy phép đồng bộ hay không.

Trả lời:

1. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU:

Điều 7, Thông tư 13/2018/TT-BTTTT ngày 15/10/2018 của Bộ Thông tin và truyền thông “Quy định Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng”, quy định:

“Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu được lập thành 01 (một) bộ, bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo Mầu số 01 tại Phụ lục II của Thông tư này.
2. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng: bản sao.
3. Giấy chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy: bản sao có chứng thực, trường hợp bản sao không có chứng thực thì mang bản chính để đối chiếu.
4. Tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng của sản phẩm đề nghị nhập khẩu: bản sao, bằng tiếng Việt Nam hoặc tiếng Anh.”

2. VỀ PHÂN LOẠI ĐỒNG BỘ:

(1) Thông tư số 14/2015/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 30/1/2015 về việc “hướng dẫn phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”, quy định:

Tại Điều 7 “Phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu VN”, quy định:

1. Người khai hải quan nhập khẩu máy liên hợp (gồm hai hay nhiều máy) hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được lựa chọn phân loại theo quy định tại Chú giải pháp lý 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại theo từng máy móc, thiết bị.
−−
2. Trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy theo quy định tại Chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, không phân biệt các máy đó được nhập khẩu từ nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau thì người khai hải quan, cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3, khoản 4 dưới đây.
−−
3. Thủ tục thực hiện đối với người khai hải quan:
a) Người khai hải quan đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị, sau đây gọi tắt là danh mục, bằng phương thức điện tử (theo mẫu số 01/ĐKDMTB/2015, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 02/PTDTL-DMTB/2015, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) trước khi nhập khẩu lô hàng đầu tiên tại Chi cục hải quan nơi thuận tiện nhất…”

(2) Chú giải pháp lý 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC, quy định:

“3. Trừ khi có yêu cầu cụ thể khác, các loại máy liên hợp gồm hai hoặc nhiều máy lắp ghép với nhau thành một thiết bị đồng bộ và các loại máy khác được thiết kế để thực hiện hai hay nhiều chức năng khác nhau hay bổ trợ lẫn nhau được phân loại theo bộ phận chính hoặc máy thực hiện chức năng chính.
−−
4. Khi một máy (kể cả một tổ hợp máy) gồm các bộ phận cấu thành riêng lẻ (dù tách biệt hoặc được liên kết với nhau bằng ống, bằng bộ phận truyền, bằng cáp điện hoặc bằng bộ phận khác) để thực hiện một chức năng được xác định rõ đã quy định chi tiết tại một trong các nhóm của Chương 84 hoặc Chương 85, thì toàn bộ máy đó phải được phân loại vào nhóm phù hợp với chức năng xác định của máy.
−−
5. Theo mục đích của Chú giải này, khái niệm “máy” có nghĩa là bất kỳ máy, máy móc, thiết bị, bộ dụng cụ hoặc dụng cụ đã nêu trong các nhóm của Chương 84 hoặc 85.”

→ Như vậy, trường hợp Công ty khai báo nhập khẩu: thiết bị “Server” gồm nhiều bộ phận như tủ rack, dây kết nối, tường lửa, cổng chia, thiết bị trung chuyển… với mã HS lựa chọn phân loại đồng bộ theo máy chính như quy định tại Điều 7 Thông tư số 14/2015/TT-BTC thì Công ty thực đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị theo quy định tại Điều 7. Lưu ý mục hàng tủ rack (thuộc Chương 94) không phù hợp với khái niệm “máy” nêu trên nên không phù hợp để phân loại đồng bộ theo máy chính.

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Kế toán Xuất nhập khẩu cần phải làm những điều gì?

Kế toán xuất nhập khẩu cần phải làm những gì ?

     Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển thì môi trường trao đổi hàng hóa trong nước với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Hàng hóa được xuất, nhập khẩu liên tục yêu cầu cần có những người kế toán chuyên về xuất nhập khẩu. Vậy nhiệm vụ và công việc của họ là gì?

Ảnh minh họa

1. Nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu

– Ghi chép, phản ánh, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch lưu chuyển hàng hàng hóa xuất nhập khẩu:
+ Góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa
+ Tăng vòng quay vốn giảm chi phí lưu thông
+ Tăng tối đa hiệu quả kinh doanh
– Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch  xuất nhập khẩu , bảo quản hàng hóa, lưu trữ hàng hoá, thu chi ngân sách và tình hình thực hiện thu chi ngân sách,..
– Kiểm tra tình hình chi phí xuất nhập khẩu phát sinh để sử dụng hiệu quả tối ưu nguồn vốn và các loại vật tư hàng hóa.
– Cung cấp đày đủ chính xác chi tiết các số liệu để phục vụ cho công tác quản lý và kinh doanh tại doanh nghiệp. – Lập các quỹ dự phòng, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ ở cuối mỗi niên độ kế toán nhằm hạn chế nhất những thiệt hại và chủ động về tài chính.

2. Công việc của kế toán xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp

– Làm các hồ sơ kê khai Hải quan, các chứng từ xuất nhập khẩu và các chứng từ liên quan, kiểm tra và thống kê hàng hóa cùng với cơ quan Hải quan.
– Kiểm tra lại các chứng từ xuất nhập khẩu xem có sai sót chỗ nào không để sữa chữa cho kịp thời đồng thời là kiểm tra cả hạch toán kết quả kinh doanh.
– Làm các chứng từ cho phép hàng hóa thông quan.
– Làm việc với bên bên ngân hàng để mở quỹ L/C, hay thanh toán T/T cho các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
– Thường xuyên cập nhập các thông tin, sự thay đổi hay những biến đổi về tỷ giá ngoại tệ trong ngày.
-Tìm cách xử lý, giải quyết các chứng từ không hợp pháp để được làm thủ tục Hải quan, xuất ra khỏi cảng đi nhập khẩu.
– Chuẩn bị làm các thủ tục bộ chứng từ để ghi xuất khẩu hàng hóa để bàn giao lại cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền.
– Nộp đầy đủ các khoản thuế xuất nhập khẩu hàng hóa và giấy nộp vào ngân sách Nhà nước đúng thời hạn và quy định.
– Hạch toán và xử lý sự chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
– Kiếm tra các quy trình sản xuất hàng hóa, số lượng nhập tồn.
– Theo dõi, giám sát, để ý đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa nội bộ với khách hàng, đẩy nhanh quá trình thu hồi công nợ của khách hàng với doanh nghiệp.

3. Yêu cầu đối với kế toán xuất nhập khẩu trong công việc

– Có đầy đủ kiến thức chuyên môn, chuyên ngành liên quan đến kế toán xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng,..
– Có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực liên quan là một lợi thế.
– Sử dụng thành tạo tin học văn phòng (Word, Excel, phần mềm kế toán công ty sử dụng (nếu có) và tiếng Anh.
– Có khả năng giao tiếp trong các giao dịch thương mại, chịu được  áp lực công việc.
– Nắm bắt, am hiểu các bộ Luật Quốc tế, Luật Thuế trong các lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu.
– Hiểu rõ các điều khoản trong các Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, các điều kiện giao, nhận hàng như CIF và FBO, các hình thức thanh toán (L/C và T/T)

Sưu tầm

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Vấn đề Thủ tục bán hàng cho Doanh nghiệp Chế xuất

‹‹ Thủ tục bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất ››

 Câu hỏi:

– Chúng tôi là công ty gia công hàng may mặc cho đối tác nước ngoài. Khi nhận đơn hàng cty chúng tôi đã tiến hành nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài và mua trong nước để phục vụ gia công. Trong đó, thùng hộp, vách ngăn thùng hộp để đóng thành phẩm cty chúng tôi mua trong nước và được xuất hóa đơn VAT theo quy định từ người bán. Tuy nhiên, khách hàng chuyển đơn hàng cho một nhà máy khác là doanh nghiệp chế xuất.
→ Vậy khi chuyển cả đơn hàng này thì cty chúng tôi có được bán số lượng thùng hộp, vách ngăn thùng cho doanh nghiệp chế xuất không? nếu có thì sẽ dử dụng loại hình xuất khẩu nào?

 Trả lời:

– Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 74 thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung  tại khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

50. Điều 74 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 74. Quy định chun­g đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX:

1/ Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:

a) Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này;
b) Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;
d) Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại;”

→ Như vậy, Doanh nghiệp nội địa phải khai báo làm thủ tục xuất khẩu và DNCX căn cứ vào mục đích sử dụng phục vụ sản xuất để thực hiện thủ tục hải quan đối ứng theo loại hình tại chỗ đúng theo quy định.

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Không miễn Thuế cho DN Nội Địa khi đi mượn máy móc của DN Chế Xuất

Không miễn thuế doanh nghiệp nội địa mượn máy móc của doanh nghiệp chế xuất

     Theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH12, nếu doanh nghiệp nội địa mượn máy móc, lõi khuôn và thiết bị của doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng mượn để phục vụ sản xuất thì doanh nghiệp nội địa không được miễn thuế nhập khẩu.

Ảnh minh họa

Tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước” thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.

Cũng tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “Máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tam nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất” được miễn thuế nhập khẩu.

Điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định hoàn thuế đối với trường hợp: “Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tải xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan”.

Khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định: “Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê, trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán để thuê hàng hóa và các khoản chi phí khác mà người đi thuê phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi thuê.

Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi mượn, trị giá hải quan là toàn bộ các chi phi mà người đi mượn phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với các chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn”.

Đối chiếu với các quy định trên, trường hợp doanh nghiệp nội địa mượn máy móc, lõi khuôn và thiết bị của doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng mượn để phục vụ sản xuất thì doanh nghiệp nội địa không được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH12. Trong đó, doanh nghiệp nội địa phải kê khai nộp thuế nhập khẩu khi tạm nhập và không thuộc các trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp khi tái xuất theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 do là trường hợp đi mượn.

Ngoài ra, trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đi mượn thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Theo Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Vấn đề Doanh nghiệp chế xuất trong nước đặt gia công tại nước ngoài

Doanh nghiệp chế xuất đặt gia công nước ngoài

 Câu hỏi:

Công ty chúng tôi là DNCX đặt gia công tại nước ngoài (tạm gọi là công ty B) ở Campuchia gia công cho cty chúng tôi. Cty B hoàn thành xong đơn đặt hàng gia công thì Cty chúng tôi yêu cầu Cty B xuất khẩu trực tiếp sản phẩm cho khách hàng ở nước ngoài (tạm gọi là công ty C), nghĩa là sản phẩm sản xuất ra Cty chúng tôi sẽ không nhập trở lại Việt Nam mà xuất thẳng đi qua nước ngoài luôn theo chỉ định của cty chúng tôi. Vậy cho tôi xin hỏi trong trường hợp cty làm như thế này thì có được chấp nhận hay không? Nếu được thì cty chúng tôi sẽ phải làm những thủ tục thế nào?

 Trả lời:

Căn cứ Mục 2 “Đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài”, Điều 48 Nghị định số 69/2018/TT-BTC ngày 15/5/2018 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương”, quy định:

“Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
1. Tuân thủ quy định về quản lý hoạt động gia công hàng hóa ở nước ngoài quy định tại Điều 52 Luật Quản lý ngoại thương.
2. Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ của hàng hóa.
3. Được tạm xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hoặc chuyển khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư từ nước thứ ba cho bên nhận gia công để thực hiện hợp đồng gia công.
4. Được tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công. Khi kết thúc hợp đồng đặt gia công, được tái nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa.
5. Được bán sản phẩm gia công và máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công tại thị trường nước nhận gia công hoặc thị trường khác và phải nộp thuế theo quy định hiện hành.
6. Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công.
7. Được cử chuyên gia, công nhân kỹ thuật ra nước ngoài để kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm gia công.
8. Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với sản phẩm gia công nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính”.

Như vậy, việc bán sản phẩm đặt gia công nước ngoại tại thị trường nước nhận gia công hoặc thị trường khác, cty sẽ thực hiện theo quy định trên.

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Công việc của một nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu sẽ như thế nào?

CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU

     Vị trí nhân viên chứng từ thường được rất nhiều bạn trẻ muốn làm xuất nhập khẩu hướng tới do đặc thù công việc khá ổn định, mức lương tốt hơn so với một số ngành nghề khác. Tuy vậy, nếu tìm hiểu kĩ về vị trí này bạn sẽ thấy công việc của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu khá vất vả và đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn thực tế về vị trí này để bạn có thể có sự lựa chọn vị trí công việc phù hợp.

Ảnh minh họa

1. Các doanh nghiệp có bộ phận chứng từ xuất nhập khẩu

    Bạn cần hiểu rõ những doanh nghiệp nào có bộ phận nhân viên chứng từ để có thể apply vào đúng doanh nghiệp bạn mong muốn
– Công ty có hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, xuất nhập khẩu như: công ty thương mại, công ty sản xuất
– Công ty Forwader, dịch vụ giao nhận vận tải logictis
– Các hãng tàu, hãng vận tải dịch vụ lớn nhất định khoản kế toán công nợ

2. Đặc thù của vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

– Khi xác định làm chứng từ thường được gọi là Customer Service (Cus), bạn cần lường trước được những thách thức, đặc thù của vị trí chứng từ để có thể thích ứng với vị trí này.
– Để trở thành nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu xuất xắc bạn cũng cần biết đặc thù công việc của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu phải đối mặt như thế nào.
– Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu phải xử lý rất nhiều công viêc do đăc thù xuất nhập khẩu là công việc giải quyết những tình huống vận tải và sử dụng hàng hóa. các bước làm báo cáo thuế
– Cần sự tập trung tuyệt đối và tư duy logic trong công việc vì mỗi tình huống vận chuyển khác nhau người đòi hỏi nhân viên chứng từ phải nắm được bản chất công việc mình đang làm
Nhân viên chứng từ phải cẩn thận và cần thái độ tốt trong công việc.
– Áp lực công viêc cao, bạn phải luôn chủ động xắp xếp thời gian và công việc

3. Yêu cầu công việc của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

    Một đăc điểm chung rất nhiều người nghĩ phải giỏi tiếng anh mới làm được nhân viên Cus nhưng thưc tế không phải như vậy. Bạn chỉ cần đọc hiểu và nắm được những cách giao tiếp cơ bản, mẫu văn bản chứng từ bằng tiếng anh cần lưu ý chính là có thể làm tốt được công việc này rồi, không cần thiết phải nghe gọi tiếng anh thành thạo. Thực  tế rất nhiều người làm xuất nhập khẩu không nói được ngoại ngữ nhưng vẫn được đánh giá cao về năng lực. Nếu bạn biết ngoại ngữ đây thực sự là một lợi thế hơn hẳn những ứng viên khác rồi. Học kế toán ở đâu tốt
– Nhân viên chứng từ đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối vì mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền
– Cần biết rõ quyền hạn và trách nhiệm công việc của mình bạn không nên vượt quyền xem nhẹ tính chuẩn mực trong công việc vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ công việc của tất cả mọi người sau này.
– Về Nghiệp vụ Xuất nhập khẩu, vị trí này cũng không đòi hỏi quá cao. Nhân viên Chứng từ chỉ cần theo yêu cầu của các bộ phận khác hoặc của khách hàng soạn thảo các bộ chứng từ để phục vụ các thủ tục hành chính và Thông quanê

Ảnh minh họa

4. Công việc của nhân viên chứng từ đối với hàng xuất và hàng nhập

    Tùy vào đối tượng hàng hóa và lô hàng đó là hàng xuất khẩu hay nhập khẩu mà nghiệp vụ của nhân viên chứng từ sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
Đối với hàng xuất:
Sau khi thỏa thuận giá cả với khách hàng
– Nhận Booking từ khách hàng.
– Liên hệ với hãng tàu/Co-loader để lấy lệnh cấp container rỗng.
– Fax lệnh cấp container cho khách hàng.
– Theo dõi và yêu cầu khách hàng đóng hàng và hạ bãi đúng ngày giờ quy định trên lệnh cấp container.
– Yêu cầu khách hàng khi đóng hàng vào container xong phải báo chi tiết làm House Bill of Lading (HBL)
– Sau khi nhận chi tiết lô hàng từ khách hàng, làm HBL nháp Fax qua cho khách hàng kiểm tra và confirm. Sau đó in HBL gốc cho khách. chứng chỉ kế toán trưởng
Đồng thời gửi chi tiết lô hàng và tên đại lý của AA ở địa chỉ giao hàng (Destination) cho hãng tàu làm Master Bill of Lading (MBL). Khi nhận MBL nháp từ hãng tàu phải kiểm tra thật kỹ về tên tàu, số chuyến, số cont/seal,tên đại lý, …
– Đến hãng tàu nhận MBL đối với MBL gốc, thông thường chúng ta chỉ cần MBL Surrender cho nên chúng ta chỉ cần nhận MBL bằng Fax mà thôi.
– Giao HBL gốc cho khách hàng và thu tiền Bill Fee.
– Lưu file: HBL, MBL, Invoice, parking list, C/O (copy), giấy giới thiệu, ….
Đối với hàng nhập:
– Nhận Pre-Alert từ đại lý ở nước ngoài (phía export).
– Chuẩn bị Cargo Manifest và Fax cho hãng tàu/Co-loader thể hiện trên MBL.
– Nhận thông báo hàng đến từ hãng tàu/Co-loader.
– Đến văn phòng hãng tàu/Co-loader nhận D/O (Delivery Order – lệnh giao hàng) cùng các chứng từ đính kèm như: các D/O thứ cấp khác (bản gốc hoặc có đóng dấu sao y, MBL của hãng tàu hay HBL của Co-loader.
– Phát hành D/O của AA & Logistics cùng các D/O khác và HBL giao cho khách hàng (Consignee). Thu tiền Handling Fee, CFS  nếu là hàng LCL, D/O Fee, cước nếu là cước Collect,…
Lưu file: HBL, MBL, các D/O (copy), Invoice, parking list, giấy giới thiệu, …
Tóm tắt công việc chính của nhân viên chứng từ:
     Vậy công việc của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu cần phải làm những gì, có phải tất cả những gì bạn được học sẽ phải làm xuât nhập khẩu không? hạch toán bù trừ công nợ
Có nhiều công việc lặt vặt, không tên nhưng nhìn chung bạn sẽ phải xử lý những nghiệp vụ sau:
– Liên hệ với nhà cung cấp, khách hàng, hãng tàu để đặt lịch vận chuyển và xắp xếp theo tiến độ của công việc.
– Soạn thảo hợp đồng ngoại thương (Contract), soạn thảo hóa đơn thương mại (invoice), PO, Packing list, D/O…
– Chuẩn bị chứng từ, bộ hồ sơ liên quan đến hàng hóa như làm C/O, lấy mẫu kiểm định từ các cơ quan chức năng với nhóm hàng hóa đăc biệt. Làm chứng từ hỗ trợ khách hàng, hãng tàu cung cấp các thông tin cần thiết
– Làm House Bill, hoặc Texlex Relase trong những trường hợp cần thiết, ngoài ra làm các hợp đồng khác như thuê cont, bãi,  kiểm soát các loại phí phí DEM/DET, vệ sinh, vận chuyện cont,…
–  Thanh toán quốc tế làm hợp đồng, chuẩn bị chứng từ theo hình thức: L/C, T/T, D/A, D/P, …
–  Lưu trữ và phân loại chứng từ khoa học, xếp lịch cho những khách hàng tiếp theo, luôn nắm được tình hình và kiểm soát được lịch chuyển hàng và giao nhận hàng, giải quyết thông tin phát sinh liên quan khi giao nhận hàng, thông quan, vấn đề thuê xe vận tải, kho bãi…. copy từ excel sang word không kèm theo khung
– Liên hệ với đại lý nước ngoài về vận chuyển hàng hóa, thông tin vận tải, giá cả những vấn đề khác kết hợp với phòng kế toán và những phòng ban khác để bảo đảm tiến độ công việc
Để thích nghi và làm tốt được công việc này bạn nên học viêc tại các công ty có phòng xuất nhập khẩu như vậy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.
    Tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn tìm được việc từ khi chưa có kinh nghiệm hoặc được hỗ trợ nhiệt tình, nếu bạn chưa biết làm gì để trở thành nhân viên chứng từ hầu hết các bạn học trái ngành sẽ tham gia khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu, sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt và làm quen nhanh với công việc này.

                                                                                                                                                    Sưu tầm

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Thủ tục Xuất khẩu Gỗ keo rừng trồng làm Cột trụ trong xây dựng?

Thủ tục XK gỗ keo rừng trồng làm cột trụ trong xây dựng

 Câu hỏi:

Công ty chúng tôi có nhu cầu xuất khẩu mặt hàng sau sang thị trường Trung Quốc:
+ Hàng hóa: Gỗ keo rừng trồng dùng làm cột trụ trong xây dựng (đường kính 10 cm, dài 2,2 m)
→ Rất mong quý cơ quan hải quan hướng dẫn tôi về: “thủ tục xuất khẩu, mã HS và chính sách thuế có liên quan” đến mặt hàng này.

 Trả lời:

1. Chính sách mặt hàng:
– Phụ lục I DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU và Phụ lục III DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương.
– Căn cứ mục 24 điều 1 Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành bảng mã số hs đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Thủ tục và hồ sơ hải quan thực hiện theo Điều 16, Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

2. Mã HS:
– Căn cứ thực tế hàng hóa nhập khẩu, Công ty có thể tham khảo 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 17/6/2017; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính; Biểu thuế XNK ban hành kèm Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ và đối chiếu với hàng hoá nhập khẩu, vật liệu cấu thành để xác định mã HS.
– Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

3. Chính sách thuế:
– Công ty tham khảo Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính Phủ

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn