Chứng từ Xuất nhập khẩu là gì? Quy trình làm Chứng từ Xuất nhập khẩu

QUY TRÌNH LÀM CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU

     Chứng từ xuất nhập khẩu là một phần không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu – logistics, đóng vai trò quyết định về tất cả việc liên quan đến mua bán, vận chuyển, thanh toán,… Vì thế bạn cần nắm rõ Quy trình làm chứng từ xuất nhập khẩu để thực hiện.

Ảnh minh họa

1. Chứng từ xuất nhập khẩu là gì?

     Tùy vào vào điều kiện mua bán hàng hóa quốc tế, các bên cần chịu trách nhiệm và chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu khác nhau. Một số chứng từ xuất nhập khẩu quan trọng thường gặp bao gồm:

1.1. Hợp đồng mua bán (Contract of purchase and sale of goods)

     Đây là chứng từ trong thanh toán quốc tế quan trọng nhất khi hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết bởi người mua và người bán sau khi kết thúc quá trình trao đổi, thương lượng và đàm phán trong một khoảng thời gian và địa điểm xác định.
     Chủ thể của hợp đồng thường là các tổ chức (doanh nghiệp) có tư cách pháp nhân rõ ràng. Hợp đồng nhằm xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong một giao dịch mua bán.

1.2. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice):

     Là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán. Nó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. Hoá đơn nói rõ đặc điểm hàng hoá, đơn giá và tổng trị giá của hàng hoá; điều kiện cơ sở giao hàng; phương thức thanh toán; phương thức chuyên chở hàng.
      Hoá đơn thường được lập làm nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác nhau: hoá đơn được xuất trình chẳng những cho ngân hàng để đòi tiền hàng mà còn cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm hàng hoá cho cơ quan quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu để xin cấp ngoại tệ, cho hải quan để tính tiền thuế.

1.3. Phiếu đóng gói (Packing list)

     Là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp, Container).v.v… Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì.
     Phiếu đóng gói ngoài dạng thông thường, có thể là phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết hoặc là phiếu đóng gói trung lập (Neutral packing list) nếu nội dung của nó không chỉ ra tên người bán. Cũng có khi, người ta còn phát hành loại phiếu đóng gói kiêm bản kê trọng lượng (Packing and Weight list)

1.4. Vận đơn (Bill of lading):

     Đây là chứng từ được lập bởi đơn vị vận chuyển nhằm xác định quyền sở hữu đối với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, ngoài ra nó còn được coi là một hợp đồng vận chuyển nhằm xác định quyền lợi và nghĩa vụ giữa nhà vận chuyển và người XNK.

1.5. Tờ khai hải quan:

     Sau khi hàng cập cảng nhà nhập khẩu thì nhà NK tiến hành làm thủ tục khai báo hải quan và các thủ tục khác để nhận hàng (các bạn tham khảo bài viết quy trình khai báo hải quan)
     Một bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế thì cần phải có tờ khai như là điều kiện bắt buộc, bởi nó xác định được chính xác số tiền cần thanh toán cũng như chứng minh nhà nhập khẩu thực sự nhập khẩu một lô hàng. Dĩ nhiên ở góc đọ quản lý nhà nước thì quốc gia cần tránh việc chuyển tiền ra nước ngoài với mục đích khác….

1.6. Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality)

     Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định gì khác, giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiệp sản xuất hàng hoá, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm (hoặc giám định) hàng xuất khẩu cấp.
     Trong số các giấy chứng nhận phẩm chất, người ta phân biệt giấy chứng nhận phẩm chất thông thường và giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng (Final certificate). Giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng có tác dụng khẳng định kết quả việc kiểm tra phẩm chất ở một địa điểm nào đó do hai bên thỏa thuận.

1.7. Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity)

     Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao. Chứng từ này được dùng nhiều trong trường hợp hàng hoá mua bán là những hàng tính bằng số lượng (cái, chiếc) như: chè gói, thuốc lá đóng bao, rượu chai v.v… Giấy này có thể do công ty giám định cấp. thông tư hướng dẫn hàng bán bị trả lại

1.8. Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of quantity)

     Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao, thường được dùng trong mua bán những hàng mà trị giá tính trên cơ sở trọng lượng

2. Quy trình làm chứng từ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan

Ảnh minh họa

2.1 Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa

     Trước khi làm thủ tục hải quan để xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa, bạn cần chuẩn bị trước các loại chứng từ (đã được nêu bên trên) bằng cách in các mẫu đơn, điền đầy đủ thông tin (có thể điền trực tiếp trên máy trước khi in ra).
      Có một điều lưu ý là khi điền thông tin, bạn nên kiểm tra kỹ, chỉnh sửa những chỗ chưa hợp lý về hình thức, lỗi đánh máy, font chữ,… để văn bản thực thi và có giá trị với pháp luật.
      Có một cách làm thuận tiện hơn rất nhiều khi bạn không cần phải in ra và gửi chuyển phát gây phát sinh chi phí không cần thiết, đó là gửi các chứng từ, thông tin cần thiết đến nơi nhận bằng hình thức trực tuyến. Để có thể gửi trực tuyến, đơn vị của bạn cần phải đăng ký và mua chữ ký số.
     Tuy nhiên, việc mua chữ ký số đôi khi khá rườm rà và gây mất nhiều thời gian, do đó, nếu không muốn gặp rắc rối về loại chữ ký này, bạn có thể sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan hoặc xuất nhập khẩu trọn gói. Các dịch vụ này thường sẽ đăng ký miễn phí và nhanh chóng cho bạn.

2.2. Cài đặt phần mềm khai báo hải quan VNACCS

     Bạn có thể cài đặt phần mềm khai báo hải quan của các công ty công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam như Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPS FPT, Công ty TNHH phát triển Công nghệ Thái Sơn, Công ty Cổ phần TS24,…

2.3. Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

     Nếu hàng hóa của bạn cần phải kiểm tra chuyên ngành, bạn cần làm hồ sơ và khai báo với cơ quan kiểm tra theo quy định. Ngược lại, bạn có thể bỏ qua bước này.

2.4. Khai và truyền tờ khai hải quan

     Bạn sử dụng phần mềm khai hải quan đã cài đặt, nhập các thông tin và số liệu của lô hàng. Sau đó, bạn xem hướng dẫn cách lên tờ khai của Công ty cung cấp phần mềm để thực hiện.

2.5. Lấy lệnh giao hàng

Là loại chứng từ mà công ty vận chuyển phát hành để lưu giữ hàng hóa và giao hàng cho người nhận. Đây là chứng từ quan trọng để làm thủ tục ở cảng khi kiểm hóa, chuyển hàng và lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành.

2.6. Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

> Trước khi đến hải quan, bạn cần lưu ý xem tờ khai luồng xanh, tờ khai luồng vàng hay tờ khai luồng đỏ, để thực hiện đúng thủ tục hải quan theo quy định.
> Tờ khai luồng xanh là loại tờ khai hệ thống đã thông quan, cần nộp thuế và đến hải quan giám sát làm nốt thủ tục.
> Tờ khai luồng vàng là tờ khai hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ giấy.
> Tờ khai luồng đỏ là tờ khai hải quan kiểm tra bộ hồ sơ giấy, sau đó kiểm tra hàng hóa thực tế.

2.7. Làm thủ tục tại Chi cục Hải quan

     Việc làm các thủ tục khai báo hải quan vô cùng phức tạp và tốn nhiều thời gian, do đó, để tiết kiệm, bạn có thể nhờ các dịch vụ khai báo hải quan hoặc xuất nhập khẩu để thực hiện – vừa tiết kiệm chi phí và các thủ tục hoàn thiện nhanh chóng.
                                                                                                                                                    Sưu tầm

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Vấn đề xử lý thuế Máy móc thiết bị Nhập khẩu của DNCX sáp nhập DN

Xử lý thuế MMTB nhập khẩu của DNCX sáp nhập DN

 Câu hỏi:

− Doanh nghiệp chúng tôi là DNCX được thành lập năm 2015. Trong quá trình hoạt động, cty chúng tôi đã nhập khẩu các máy móc, thiết bị được miễn thuế về sản xuất và gia công hàng hóa. Hiện tại, hợp đồng thuê xưởng của chúng tôi đã hết hạn. Cty chúng tôi mong muốn sáp nhập vào một cty có vốn FDI khác trên địa bàn.

→ Vậy đối với máy móc, thiết bị đã nhập khẩu, chúng tôi phải thực hiện đóng thuế như thế nào? Trị giá khai báo hải quan là giá trị còn lại hay là giá trị được đơn vị định giá xác định?

 Trả lời:

– Căn cứ khoản 2 Điều 68 Luật quản lý thuế số  38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 như sau:

Điều 68. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.”

– Căn cứ vào các quy định theo khoản 2 Điều 60, Điều 56 tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính như sau:

Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính. Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.”

– Thủ tục thay đổi mục đích, chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 21 tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính.

– Trị giá khai báo hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính.

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Tạm thời ngưng kiểm tra việc bảo quản hàng hóa nhập khẩu

TẠM NGƯNG KIỂM TRA VIỆC BẢO QUẢN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

     Thông báo từ Tổng Cục Hải Quan (công văn 3695/TCHQ-GSQL) về việc ngưng kiểm tra việc bảo quản hàng hóa nhập khẩu cho đến khi có thông báo mới vì dịch covid. Nếu thời gian kiểm tra bị quá thời hạn, thì chi cục hải quan phải có văn bản để làm rõ lý do chậm trả kết quả kiểm tra chuyên ngành.
     Trường hợp có thông tin về việc lô hàng nhập khẩu không được bảo quản theo đúng quy định của pháp luật hoặc không đưa về địa điểm bảo quản theo thời hạn đã đăng ký thì hải quan sẽ tiến hành kiểm tra ngay hoặc gửi yêu cầu cho Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa để kiểm tra.

Ảnh: Internet

Thông tin chi tiết như sau:

BỘ TÀI CHÍNH                                                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM      
TỔNG CỤC HẢI QUAN                                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 3695 /TCHQ-GSQL                                              Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2021                     
V/v kiểm tra bảo quản hàng hóa trong
trường hợp dịch Covid-19 bùng phát và
diễn biến phức tạp

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

 

          Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, để đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch có hiệu quả vừa đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu được thông suốt, đối với việc kiểm tra bảo quản hàng hóa, kiểm tra địa điểm bảo quản hàng hóa theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

          1. Kiểm tra việc bảo quản hàng hóa theo quy định tại điểm b.1.1 khoản 5 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

          Tạm thời không tiến hành kiểm tra việc bảo quản hàng hóa cho đến khi Tổng cục Hải quan có thông báo mới.

          Trường hợp quá thời hạn quy định tại điểm a.1 khoản 5 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC mà cơ quan hải quan chưa nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành, yêu cầu Chi cục Hải quan có văn bản trao đổi với cơ quan kiểm tra chuyên ngành để làm rõ lý do chậm trả kết quả kiểm tra chuyên ngành.

          2. Kiểm tra địa điểm bảo quản theo quy định tại điểm b.1.3 khoản 5 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC .

          Căn cứ hồ sơ đề nghị đưa hàng về bảo quản do doanh nghiệp nộp qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC , Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai lần đầu tạm thời không tiến hành kiểm tra địa điểm bảo quản hàng hóa, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các hình ảnh trực tuyến thông qua các thiết bị ghi hình về địa điểm bảo quản hàng hóa để giải quyết thủ tục.

          3. Giao Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ tình hình, diễn biến dịch bệnh trên địa bàn quản lý chỉ đạo các Chi cục trực thuộc tăng cường công tác thu thập thông tin, đánh giá rủi ro đối với các trường hợp tạm thời chưa kiểm tra việc bảo quản hàng hóa, địa điểm bảo quản hàng hóa do dịch bệnh covid-19. Khi có thông tin về việc lô hàng nhập khẩu không được bảo quản theo đúng quy định của pháp luật hoặc không đưa về địa điểm bảo quản theo thời hạn đã đăng ký thì tiến hành kiểm tra ngay hoặc gửi yêu cầu cho Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa để kiểm tra. Việc kiểm tra phải đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19 và tuân thủ quy định của Bộ Y tế, chính quyền địa phương.

          Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;                                                                             KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
– Cục CNTT & TK Hải quan;                                                  PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
– Lưu VT, GSQL (3b).
                                                                                                      Mai Xuân Thành                                 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Vấn đề Khai báo mã Nguyên phụ liệu cho hợp đồng gia công

Khai báo Mã NPL hợp đồng gia công

 Câu hỏi:

Công ty chúng tôi là công ty chế xuất hoạt động theo loại hình gia công. Khi công ty tôi kết thúc 1 hợp đồng gia công thì sẽ chuyển giao 1 lượng nguyên phụ liệu còn tồn sang hợp đồng kế tiếp để tiếp tục sản xuất. khi xuất chuyển giao (E54) thì tôi xuất với mã và tên là mã A | cúc nhựa | 100 chiếc. Nhưng khi tôi nhập chuyển giao (E23) ở hợp đồng mới tôi nhập với mã và tên khác là mã A001 | cúc nhựa | 100 chiếc. Vậy việc tôi thay đổi mã của nguyên phụ liệu như trên có đang làm sai không?

 Trả lời:

– Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 18  Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định:

Điều 18. Khai hải quan
1. Nguyên tắc khai hải quan
a) … Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất xuất khẩu, và xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, người khai hải quan phải khai mã sản phẩm xuất khẩu, mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phù hợp với thực tế quản trị, sản xuất của người khai hải quan tại chỉ tiêu mô tả hàng hóa theo hướng dẫn của Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu”;

– Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 60  Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định:

Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính.…
a) Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:
  … Tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.
   Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình.”

– Do đó, việc khai báo mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm thực hiện theo nguyên tắc và các quy định trên. Đồng thời, mã số và tên nguyên liệu, vật tư hay sản phẩm khi khai báo phải phù hợp, thống nhất nhau từ khi đăng ký, xuất/nhập khẩu và quyết toán sau này cũng như phù hợp về định mức đã xây dựng.

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Những đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Những đối tượng nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Thông tư 80/2021/TT-BTC đã quy định cụ thể về thủ tục, hồ sơ được miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với tùy từng trường hợp cụ thể.

Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo được miễn tiền sử dụng đất. Ảnh: Internet.

Theo đó, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán, việc khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý được thực hiện như sau: người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý, nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh, nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.

Về quyết toán thuế, theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, người nộp thuế khai quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán (theo mẫu), nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định.

Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế, thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh, thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định về nộp thừa.

Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, người nộp thuế cũng không phải nộp hồ sơ khai thuế quý, nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định để nộp tiền thuế TNDN vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Việc quyết toán thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản được thực hiện như sau: người nộp thuế khai quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (theo mẫu), xác định số thuế TNDN phải nộp cho từng tỉnh theo quy định tại phụ lục bảng phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý, nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định để nộp tiền thuế TNDN tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, bao gồm cả nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi quyết toán thuế, người nộp thuế khai quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh (theo mẫu), nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với cơ sở sản xuất cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất.

Đối với nhà máy thuỷ điện nằm trên nhiều tỉnh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý, nhưng phải xác định số thuế phải tạm nộp hàng quý theo quy định để nộp tiền thuế TNDN vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện.

Về quyết toán thuế, Thông tư 80 hướng dẫn: người nộp thuế khai quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh (theo mẫu) cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền phân bổ cho từng tỉnh nơi có nhà máy thuỷ điện.

Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế, thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định về nộp thừa.

Nguồn: Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

 

Vấn đề về thuế bảo vệ môi trường, bao bì nhựa PP nhập khẩu

THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BAO BÌ NHỰA PP NHẬP KHẨU

 Câu hỏi:

Hiện tại doanh nghiệp chúng tôi đang có kế hoạch nhập khẩu bao bì PP để về đóng gói hàng xuất khẩu mã hs 9023, nếu doanh nghiệp chúng tôi nhập khẩu về để đóng gói hàng xuất khẩu thì có bị đóng thuế bảo vệ môi trường theo thông tư 159/2012/TT-BCT. Nếu vậy hình thức nhập khẩu của doanh nghiệp sẽ là E31 hay A12, vì hàng nhập về công ty sẽ dùng hết để đóng gói xuất khẩu không tiêu thụ nội địa.

 Trả lời:

– Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hưcmg dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường thì: “Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylene) hoặc LLDPE (Linear low density polyethyien resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hoá và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên và Môi trường”.

– Căn cứ Nghị định 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ ngày 15/11/2012) quy định về đối tượng chịu thuế BVMT thì:
Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE, trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.

Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;
b) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
c) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói”.

– Trường hợp của Công ty, nếu nhập khẩu bao bì PP để đóng gói hàng xuất khẩu, theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Luật Thuế Bảo vệ môi trường; quy định tại Điều 1 Nghị định 69/2012/NĐ-CP (không phải là “Túi ni lông” thuộc diện chịu thuế) thì thuộc đối tượng không chịu thuế BVMT.

Nguồn: CHQTĐN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Thủ tục khai thuế, quyết toán thuế đối với doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn.

Doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn khai thuế, quyết toán thuế như thế nào?

Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế quy định cụ thể về thủ tục khai thuế, quyết toán thuế đối với doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn.

Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định cụ thể về thủ tục khai thuế, quyết toán thuế đối với doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn.

Theo đó, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán, việc khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý được thực hiện như sau: người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý, nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh, nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.

Về quyết toán thuế, theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, người nộp thuế khai quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán (theo mẫu), nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định.

Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế, thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh, thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định về nộp thừa.

Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, người nộp thuế cũng không phải nộp hồ sơ khai thuế quý, nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định để nộp tiền thuế TNDN vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Việc quyết toán thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản được thực hiện như sau: người nộp thuế khai quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (theo mẫu), xác định số thuế TNDN phải nộp cho từng tỉnh theo quy định tại phụ lục bảng phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý, nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định để nộp tiền thuế TNDN tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, bao gồm cả nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi quyết toán thuế, người nộp thuế khai quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh (theo mẫu), nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với cơ sở sản xuất cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất.

Đối với nhà máy thuỷ điện nằm trên nhiều tỉnh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý, nhưng phải xác định số thuế phải tạm nộp hàng quý theo quy định để nộp tiền thuế TNDN vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện.

Về quyết toán thuế, Thông tư 80 hướng dẫn: người nộp thuế khai quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh (theo mẫu) cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền phân bổ cho từng tỉnh nơi có nhà máy thuỷ điện.

Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế, thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định về nộp thừa.

Nguồn: Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Tư vấn về thủ tục nhập khẩu găng tay y tế

THỦ TỤC NHẬP KHẨU GĂNG TAY Y TẾ

 Câu hỏi:

Công ty có kế hoạch nhập khẩu bao tay (găng tay) y tế, công ty cần tư vấn như sau:
1. Bao tay (găng tay) y tế khi nhập khẩu có cần phải xin giấy phép từ Bộ Y TẾ hay SỞ Y TẾ không?
2. Thuế suất NK và VAT cho mặt hàng này là bao nhiêu?
3. Ngoài 2 vấn đề trên thì cần thêm yêu cầu gì để được Nhập khẩu và Thông quan hàng hóa?

Trả lời:

1) Giấy phép nhập khẩu
Mặt hàng găng tay y tế (bao gồm cả găng tay phẫu thuật, găng tay khám..) thuộc mục 25, 26 Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/05/2018 của Bộ Y tế.
– Công ty căn cứ vào thực tế hàng hóa nhập khẩu để khai báo theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/05/2018 của Bộ Y tế. Khi nhập khẩu mặt hàng trên, Công ty phải có giấy phép nhập khẩu do Bộ Y tế cấp.

2) Về thuế suất thuế nhập khẩu và thuế GTGT
Mặt hàng Găng tay bằng cao su thuộc mã HS số 4015.19.00
– Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, Biểu thuế ban hành theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
– Thuế suất thuế GTGT 10%, Biểu thuế ban hành theo Thông tư 83/2014/TT-BTC ngày 10/08/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.

3) Các nội dung khác có liên quan
3.1) DN FDI đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp:
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định:
“Điều 6. Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh
1. Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp”.
Như vậy, công ty là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc kinh doanh hàng hóa liên quan việc mua bán trực tiếp của doanh nghiệp nước ngoài phải thực hiện theo quy định nêu trên.
3.2) Hồ sơ thủ tục nhập khẩu:

Thực hiện theo quy định tại điều 16 và điều 18 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 và khoản 7 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) của Bộ Tài chính.

Nguồn: CHQĐN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hướng dẫn thu nộp khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Hướng dẫn thu, nộp khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 85/2021/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về thu, nộp khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 85/2021/TT-BTC hướng dẫn về thu, nộp khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Thông tư này quy định chi tiết việc thu, nộp vào ngân sách nhà nước phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lặp các quỹ (sau đây gọi là lợi nhuận còn lại) đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức và lợi nhuận được chia bằng tiền cho phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đại diện chủ sở hữu.

Theo đó, lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp là lợi nhuận được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán sau khi trừ đi các khoản sau đây: bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp; trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định (nếu chưa được trừ vào chi phí khi xác định lợi nhuận kế toán); thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp…

Cùng với đó, việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác sẽ căn cứ vào lợi nhuận còn lại của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Công ty mẹ quyết định thu lợi nhuận còn lại của các công ty con và hạch toán doanh thu tài chính của công ty mẹ để nộp ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, căn cứ để tính cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quyết định chia cổ tức, lợi nhuận của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có trách nhiệm thu cổ tức, lợi nhuận được chia và hạch toán doanh thu tài chính để nộp ngân sách nhà nước.

Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm tại doanh nghiệp thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại khoản 17 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ.

Cổ tức và lợi nhuận được chia phải nộp ngân sách nhà nước bao gồm: số cổ tức, lợi nhuận tạm chia trong năm tài chính (nếu có); số cổ tức, lợi nhuận của các năm trước được chia trong năm tài chính.

Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước có trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước phần cổ tức và lợi nhuận được chia cho cổ đông nhà nước.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm đại diện chủ sở hữu nộp 100% vào ngân sách Trung ương đối với khoản lợi nhuận còn lại và cổ tức, lợi nhuận được chia.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đại diện chủ sở hữu nộp 100% vào ngân sách địa phương đối với khoản lợi nhuận còn lại và cổ tức, lợi nhuận được chia.

Nguồn: Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Người nộp thuế gặp dịch bệnh, tai nạn bất ngờ sẽ được miễn tiền chậm nộp

Người nộp thuế gặp dịch bệnh, tai nạn bất ngờ sẽ được miễn tiền chậm nộp

Tại Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế đã có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý tiền thuế chậm nộp.

Cơ quan Thuế thông báo về số tiền chậm nộp cùng với tiền thuế nợ đối với người nộp thuế có khoản nợ đã quá thời hạn nộp 30 ngày trở lên.

Theo đó, hàng tháng, cơ quan Thuế thông báo về số tiền chậm nộp cùng với tiền thuế nợ đối với người nộp thuế có khoản nợ đã quá thời hạn nộp 30 ngày trở lên. Riêng đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, cơ quan Thuế thông báo số nợ và tiền chậm nộp của cá nhân, hộ gia đình thông qua tổ chức được uỷ nhiệm thu.

Để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan Thuế xác định và thông báo tiền thuế nợ đến thời điểm ban hành thông báo.

Liên quan đến việc điều chỉnh giảm tiền chậm nộp, cùng với việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế, người nộp thuế sẽ tự xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm trên tờ khai bổ sung. Căn cứ thông tin quản lý nghĩa vụ của người nộp thuế, cơ quan Thuế xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu.

Trong trường hợp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm hoặc có quyết định, thông báo giảm số tiền thuế phải nộp của cơ quan có thẩm quyền, thì cơ quan Thuế thực hiện điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền thuế chênh lệch giảm và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu.

Đáng chú ý, Thông tư 80/2021/TT-BTC cũng quy định về các trường hợp được miễn tiền chậm nộp. Cụ thể, đối với người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ (quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế), số tiền chậm nộp được miễn là số tiền chậm nộp còn nợ tại thời điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).

Đối với người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thì số tiền chậm nộp được miễn là số tiền chậm nộp còn nợ tại thời điểm xảy ra tình trạng bất khả kháng khác và không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).

Thủ trưởng cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan Thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước ban hành quyết định miễn tiền chậm nộp theo mẫu.

Về trình tự, thủ tục để được miễn tiền chậm nộp, người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành thông báo không chấp thuận miễn tiền chậm nộp (mẫu số) đối với trường hợp không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp hoặc quyết định miễn tiền chậm nộp (theo mẫu) đối với trường hợp thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp.

Nguồn: Hải Quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn