Vấn đề: Chính sách xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài

Bên công ty em muốn bán cho một khách hàng bên Úc máy ép chân không nhưng không có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam mà là máy mua lại từ nhà phân phối đã nhập máy từ Trung Quốc và nhà phân phối nhập linh kiện từ Nhật về và lắp ráp ở Việt Nam.
Trong trường hợp này bên em làm thủ tục xuất khẩu thì phải chịu những khoản thuế gì và cần phải có các loại giấy tờ nào ạ?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Do nội dung trình bày của Công ty chưa rõ ràng và chưa cung cấp hồ sơ vụ việc cụ thể về giao dịch giữa các bên nên chưa đủ cơ sở để trả lời. Tuy nhiên, Công ty có thể tham khảo một số quy định sau và đối chiếu với thực tế hoạt động của Công ty để thực hiện đúng quy định:
– Về việc xác định xuất xứ của hàng hóa: Điều 9 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định các công đoạn gia công, chế biến được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa tại một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ.
– Về chính sách thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ theo hướng dẫn tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021) để thực hiện.
– Về giấy tờ cần có đề nghị Công ty căn cứ vào điều kiện kinh doanh và mặt hàng cụ thể của Công ty để nghiên cứu về chính sách mặt hàng và bộ hồ sơ theo quy định.

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM

————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU BÊN GIA CÔNG

TƯ VẤN GIẢI ĐÁP HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU BÊN GIA CÔNG

1/ công ty A gia công khuôn làm hàng cho công ty B bên HQ. Bên A tiến hành làm KHuôn bán cho bên Hàn và bên Hàn đã chyenr tiền thanh toán hết cho bên A vào 2 đợt là tháng T9.2020 và T4.2021.
Nhưng khuôn đó bên Hàn lại yêu cầu để lại bên a (tức cho bên A mượn) để tiến hành sản xuất sản phẩm xuất bán cho bên Hàn loại hình B11. và đã xuất lô đầu tiên là đầu tháng T4.2021 ạ.
VẬy c cho e hỏi để hợp pháp hóa việc cái khuôn kia dc giữ lại tại Việt Nam thì cty A cần làm những gì ạ?
2/ công ty A gia công khuôn làm hàng cho công ty B – DNCX bên Việt Nam. Bên A tiến hành làm KHuôn bán cho bên DNCX .
Nhưng khuôn đó bên DNCX lại yêu cầu để lại bên A (tức cho bên A mượn) để tiến hành sản xuất sản phẩm.
VẬy c cho e hỏi để hợp pháp hóa việc cái khuôn kia dc giữ lại tại Việt Nam thì cty A cần làm những gì ạ?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Do Công ty không cung cấp thông tin cụ thể về loại hình các doanh nghiệp cũng như không gửi kèm hồ sơ trình bày về giao dịch giữa các bên nên chưa đủ cơ sở để hướng dẫn. Tuy nhiên, Công ty có thể tham khảo quy định sau:
– Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 35. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.”
– Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 1040/TCHQ-GSQL ngày 22/02/2019 thì trường hợp Công ty A bán hàng cho thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, sau đó được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa cho chính Công ty A để mượn phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa cho chính thương nhân nước ngoài, sau đó sẽ tái xuất trả theo thỏa thuận hai bên được vận dụng theo Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế hoạt động giao dịch của Công ty để nghiên cứu thực hiện đúng quy định.
Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
2/ công ty A gia công khuôn làm hàng cho công ty B – DNCX bên Việt Nam. Bên A tiến hành làm KHuôn bán cho bên DNCX .
Nhưng khuôn đó bên DNCX lại yêu cầu để lại bên A (tức cho bên A mượn) để tiến hành sản xuất sản phẩm.
VẬy c cho e hỏi để hợp pháp hóa việc cái khuôn kia dc giữ lại tại Việt Nam thì cty A cần làm những gì ạ?
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com