ĐÍNH KÈM SAI CHỨNG TỪ HÀNG NHẬP SAU THÔNG QUAN

GIẢI ĐÁP TƯ VẤN: ĐÍNH KÈM SAI CHỨNG TỪ HÀNG NHẬP SAU THÔNG QUAN

Tôi có 1 lô hàng nhập khẩu, sau khi đã khai hải quan và tờ khai thông quan thì tôi có đính kèm chứng từ.
Do sơ xuất nên tôi có đính kèm nhầm chứng từ của lô khác lên, vậy chi cục hải quan cho tôi hỏi giờ tôi cần làm gì để sửa chứng từ đính kèm nhầm đó?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định:
“Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan.
1. Các trường hợp khai bổ sung: trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau:
a) Khai bổ sung trong thông quan:
a.1) Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan;
a.2) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
a.3) Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
…b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan: Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, Công ty được khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan sau khi hàng hóa được thông quan. Lưu ý khai bổ sung quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa của công ty. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

XIN ĐƯỢC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI TRỤ SỞ DOANH NGHIỆP

V/V XIN ĐƯỢC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI TRỤ SỞ DOANH NGHIỆP.

– Công Ty TNHH Giày Da Mỹ Phong, MST: 2100308539 gia công giày dép xuất khẩu, làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư TP. Hồ Chí Minh.
– Nhưng do dịch bệnh, tình hình kinh doanh không thuận lợi. Nên doanh nghiệp chúng tôi hiện đang thực hiện chuyển nhượng vốn cho chử sở hữu mới đê tiếp tục hoạt động kinh doanh.
– Theo yêu cầu của chủ sở hữu, chúng tôi phải hoàn tất tất cả nghĩa vụ về thuế và thủ tục hải quan trước khi chuyển giao.
– Nhưng vào tháng 01 năm 2020, công ty chúng tôi đã được kiểm tra sau thông quan bởi tổng cục hải quan- cục kiểm tra sau thông quan.
– Vậy xin được hỏi, doanh nghiệp chúng tôi có thể chủ động làm công văn đề nghị tổng cục hải quan kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp không? Có cần đính kèm những hồ sơ nào thêm khi gửi công văn? Và có thể xin phép cố định thời gian kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp để phục vụ cho việc chuyển giao?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Cục Kiểm tra sau thông quan đã kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan là Công ty TNHH giày da Mỹ Phong từ ngày 24/2/2020 đến ngày 06/3/2020, Phạm vi thời gian kiểm tra hồ sơ từ ngày 01/01/2017 đến ngày 13/02/2020. Hiện nay, Cục KTSTQ chưa có kế hoạch kiểm tra lại Công ty.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hướng dẫn cách sửa tờ khai sau thông quan trên dịch vụ công

Bước 1 :

Bước 2 :

  • Kích chuột vào mục : “Đăng Nhập” như hình bên trên để đăng nhập vào hệ thống.
  • Màn hình sẽ hiện ra như hình.

Bước 3 :

    • Sau đó các bạn đăng nhập vào tài khoản cá nhân hoặc tài khoản doanh nghiệp (lưu ý : khai báo này thì không cần chữ ký số của DN, nhưng cần các chứng từ được ký điện tử, lát nữa mình sẽ giới thiệu phần mềm ký số cho các bạn)
    • Sau khi đăng nhập thì màn hình sẽ như bên dưới:

Tại đây có 2 mục hiện ra, đó là : Nộp Hồ Sơ Mới & Danh Sách Hồ Sơ Cũ.

– Mục “Nộp Hồ Sơ Mới” : đối với những hồ sơ đang chuẩn bị Khai báo và Up các thông tin và File lên mạng để truyền dữ liệu đến Bộ phận Hải quan phụ trách Hồ sơ của mình.

– Mục “Danh Sách Hồ Sơ Cũ” : là những Danh sách Hồ sơ bạn đã khai báo với Hải quan (có thể là danh sách Hồ sơ Hải quan đã chấp nhận và Danh sách những hồ sơ đang chờ Kết quả xử lý của cơ quan Hải quan nơi bạn truyền dữ liệu). Bạn sử dụng chuyên mục này để kiểm tra thông tin phản hồi từ Hải quan về Hồ sơ của mình nhé.

Bước 4: 

Các bạn click vào ô nộp hồ sơ mới, khi đó sẽ ra cửa sổ có các nghiệp vụ cần khai báo. ở đây các bạn chọn mục khai bổ sung nhé.

Sau đó thì điền thông tin cần nhập và up tờ khai thông quan cùng các chứng từ liên quan đến tờ khai cần khai bổ sung đặc biệt là mẫu Mẫu số 03/KBS/GSQL 

Lưu ý: Tất cả các File Attack bạn phải đổi sang đuôi PDF và được ký chữ ký số lên File đó. Cách ký chữ ký số lên File PDF .

Bước 5:

  • Sau khi đính kèm xong hồ sơ thì ghi chú nội dung , lý do khai bổ sung, sau đó click vào ô nộp hồ sơ, sau đó sẽ có thông tin hệ thống phản hồi đã gửi hồ sơ cho cơ quan hải quan.

  • Sau đó Các bạn quay lại cửa sổ danh sách hồ sơ (mục quản lý hồ sơ ) và chờ phản hồi từ hải quan
  • Sau khi trạng thái để là đã phát hành kết quả xử lý các bạn click vào mục xem và vào ô lịch sử để xem phản hồi thông điệp.
  • Khi nào có thông điệp chấp nhận của Hải Quan là xong.

Sau khi có thông điệp từ hải quan thì bạn phải đem bộ hồ sơ xuống hải quan đăng ký một lần nữa nhé.

Nếu có vấn đề gì chưa hiểu hoặc cần tư vấn thì vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé, chúng tôi sẽ giải đáp cho quý vị hoàn toàn miễn phí nha.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hướng dẫn sửa tờ khai sau thông quan theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

Thì để hiểu rõ hơn thì mời bạn tham khảo thêm các trường hợp được sửa tờ khai hải quan và bổ sung hồ sơ hải quan được thực hiện theo Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

1. Các trường hợp khai bổ sung:

a) Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;

b) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;

c) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Việc khai bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm d khoản này chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.”

Tại khoản 2 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về nội dung khai bổ sung như sau:

2. Nội dung khai bổ sung bao gồm:

c) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; đối với các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan mà Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung thì việc khai bổ sung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan được khai bổ sung thông tin trên tờ khai hải quan, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.”

Chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan điện tử không được khai bổ sung:

  • Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu
STT Chỉ tiêu thông tin
1 Tờ khai nhập khẩu
1.1 Mã loại hình
1.2 Mã phân loại hàng hóa
1.3 Mã hiệu phương thức vận chuyển
1.4 Cơ quan Hải quan
1.5 Mã người nhập khẩu
1.6 Mã đại lý hải quan
2 Tờ khai xuất khẩu
2.1 Mã loại hình
2.2 Mã phân loại hàng hóa
2.3 Mã hiệu phương thức vận chuyển
2.4 Cơ quan Hải quan
2.5 Mã người xuất khẩu
2.6 Mã đại lý hải quan
  • Trường hợp giải phóng hàng (BP), các chỉ tiêu sau không được khai bổ sung:
1 Mã loại hình
2 Mã phân loại hàng hóa
3 Mã hiệu phương thức vận chuyển
4 Cơ quan Hải quan
5 Mã người nhập khẩu
6 Mã người xuất khẩu
7 Mã đại lý hải quan
8 Số vận đơn
9 Số lượng
10 Tổng trọng lượng hàng (Gross)
11 Phương tiện vận chuyển
12 Ngày hàng đến
13 Địa điểm dỡ hàng
14 Địa điểm xếp hàng
15 Số lượng container
16 Phân loại hình thức hóa đơn
17 Số tiếp nhận hóa đơn điện tử
18 Mã lý do đề nghị BP
19 Mã ngân hàng bảo lãnh
20 Năm phát hành bảo lãnh
21 Ký hiệu chứng từ bảo lãnh
22 Số chứng từ bảo lãnh

Chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan điện tử Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung:

STT Chỉ tiêu thông tin Hướng dẫn sửa đổi/Ghi chú
1 Tờ khai nhập khẩu
1.1 Phân loại cá nhân/tổ chức Người khai hải quan:

+ Trong thông quan khai bổ sung bằng nghiệp vụ IDA01, ghi chính xác nội dung khai bổ sung trên ô “Ký hiệu và số hiệu” của tờ khai hải quan.

+ Sau thông quan:

Người khai hải quan khai bổ sung bằng nghiệp vụ AMA, ghi chính xác tên người nhập khẩu trên ô “Phần ghi chú” của tờ khai sửa đổi.

Công chức hải quan căn cứ vào đề nghị sửa đổi và phê duyệt của Lãnh đạo Chi cục để thực hiện chức năng Chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống

1.2 Tên người nhập khẩu
1.3 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
2 Tờ khai xuất khẩu
2.1 Tên người xuất khẩu – Trong thông quan:

Người khai hải quan sửa đổi bằng nghiệp vụ EDA01, ghi chính xác tên người xuất khẩu trên ô “Ký hiệu và số hiệu” của tờ khai hải quan.

– Sau thông quan:

Người khai hải quan sửa đổi bằng nghiệp vụ AMA, ghi chính xác tên người xuất khẩu trên ô “Phần ghi chú” của tờ khai sửa đổi.

2.2 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
3 Tờ khai nhập khẩu đề nghị giải phóng hàng
3.1 Phân loại cá nhân/tổ chức – Trong thông quan: Người khai sửa đổi bằng cách ghi thông tin đúng vào ô “Phần ghi chú”.

– Sau thông quan: Người khai đề nghị sửa đổi bằng văn bản (mẫu 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC)

3.2 Ngày khai báo (dự kiến) Không phải sửa đổi
3.3 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến Công chức hải quan căn cứ vào đề nghị sửa đổi và phê duyệt của Lãnh đạo Chi cục để thực hiện chức năng Chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống

Như vậy khi các bạn muốn khai bổ sung sau thông quan thì hãy chú ý xem tiêu chí khai bổ sung có nằm trong các tiêu chí không được khai bổ sung hay không?

Như các bạn biết kể từ 01/04/2017 khai báo sửa, huỷ tờ khai và một số nghiệp vụ khác phải khai báo hồ sơ trên trang web dịch vụ công của tổng cục Hải Quan.

Nguồn: HỘI XUẤT NHẬP KHẨU

———–Phần mềm Kế toán Vĩnh viễn, Phần mềm Kế toán Online, Phần mềm Kế toán Dược phẩm, Trang chủ

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

 

Kiểm tra sau thông quan là gì? Mục đích, đối tượng, Phạm vi, Nội dung…

Mục đích của việc kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra việc chấp hành Luật hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng như các quy định khác về xuất nhập khẩu, từ đó mà phát hiện, ngăn chặn tình trạng gian lận trốn thuế và/hoặc vi phạm Luật Hải quan, vi phạm chính sách mặt hàng.

Hiện nay về chủ trương, hải quan đang đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thông quan nhanh giải phóng hàng sớm.

Tuy nhiên, làm nhanh thì dễ bỏ sót, nên họ cũng siết lại khâu hậu kiểm. Nghĩa là, khi hàng về cảng, có thể làm thủ tục nhanh chóng, chỉ cần dựa trên bộ chứng từ chụp, chủ yếu gồm: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Vận đơn hãng tàu (B/L), Chứng nhận xuất xứ bản gốc (C/O, nếu có)…

rong quá trình làm thủ tục, hải quan có thể có nghi ngờ một vài nội dung nào đó trên tờ khai, nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ về trị giá khai báo. Họ thông báo cho  chủ hàng lựa chọn:

  • Có thể làm tham vấn giá ngay
  • Hoặc không tham vấn giá, mà để kiểm tra sau.

Thường thì chủ hàng thích chọn cách thứ 2 để giải phóng hàng cho nhanh, tránh lưu kho lưu bãi. Và do đó, việc hải quan sẽ kiểm tra lại hồ sơ lô hàng đó coi như đã biết ngay lúc đang làm thủ tục nhập khẩu.

Nhưng cũng nhiều trường hợp, phải đến sau khi thông quan, phòng nghiệp vụ của hải quan mới có thời gian để kiểm tra lại kỹ hồ sơ, và phát hiện ra điểm này điểm kia nghi ngờ và cần làm rõ. Chủ yếu là vấn đề giá trị hàng khai báo trên tờ khai.

Trong những trường nêu trên, cơ quan hải quan ra quyết định kiểm tra lại bộ hồ sơ sau khi hàng đã thông quan.

Như vậy, kiểm tra sau thông quan là để đảm bảo số liệu trên tờ khai là hợp lý, hợp lệ, và chủ hàng không khai man để trốn thuế.

Đối tượng của hoạt động KTSTQ

  • Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động XNK
  •  Các đơn vị ủy thác XNK
  •  Đại lý khai thuê hải quan
  •  Các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh

Người khai hải quan có khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế được xác định theo một trong các tiêu chí cụ thể như sau:

– Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan liên quan đến nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực;

– Người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan lớn, kim ngạch và trị giá cao;

– Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan ngoài thời hạn 60 ngày lớn, phát sinh tại nhiều Chi cục Hải quan, nhiều Cục Hải quan.

– Dấu hiệu vi phạm nếu chỉ nhìn trên hồ sơ người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan theo quy định thì khả năng thực hiện kiểm tra tại Chi cục Hải quan chưa đủ cơ sở kết luận chính xác (ví dụ như: các dấu hiệu liên quan đến việc phân tích phân loại hàng hóa phải thực hiện giám định, các vấn đề phải xin ý kiến các đơn vị có liên quan).

Sau khi xác định được đối tượng cụ thể, công chức/nhóm công chức thực hiện đề xuất kiểm tra và tiếp tục tiến hành thu thập, phân tích thông tin chi tiết, toàn diện hơn về đối tượng đã được lựa chọn.

Phạm vi và nội dung của KTSTQ

  • Phạm vi: kiểm tra tất cả chứng từ sổ sách trong vòng 5 năm trở về trước, tính từ ngày trên Quyết định KTSTQ (Thậm chí HQ còn yêu cầu chứng từ trong giai đoạn trước thời điểm 5 năm nếu như không đủ căn cứ để đưa ra con số cụ thể)
  •  Nội dung: chứng từ bộ phận kế toán, kho, xuất nhập khẩu, sản xuất, và nội dung có trên Quyết định KTSTQ.

 Địa điểm KTSTQ

  • Kiểm tra sau thông quan tại cơ quan Hải Quan.
  • Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

Chi tiết quy trình kiểm tra sau thông quan đươc quy định tại Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 của Tổng cục hải quan. Các bước thực hiện quy định tại Điều 9.

Doanh nghiệp cần làm gì khi có quyết định kiểm tra sau thông quan?

Có 2 trường hợp, kiểm tra tại doanh nghiệp, hoặc tại cơ quan hải quan (chi cục làm tờ khai).

Nhưng thường thì nếu không có gì đặc biệt, hải quan sẽ mời doanh nghiệp đến chi cục đã làm tờ khai để kiểm tra hồ sơ. Khi doanh nghiệp bạn rơi vào trường hợp đó thì cần chuẩn bị kỹ để đảm bảo thời gian làm việc được nhanh chóng, thuận lợi.

Một số điều bạn cần lưu ý như sau:

  • Đọc kỹ quyết định kiểm tra, trong đó có nêu rõ: thời gian, địa điểm, những tờ khai nào cần kiểm tra… Xem mục đích kiểm tra là gì: thường liên quan đến trị giá hải quan.
  • Chuẩn bị hồ sơ từng lô hàng thuộc diện phải kiểm tra, đã ghi rõ trên Quyết định. Hồ sơ cần chuẩn bị 2 bản: bản chính để kiểm tra và bản chụp để nộp. Việc chuẩn bị hồ sơ theo giấy tờ ghi trên quyết định, và những giấy tờ khác có liên quan, mục đích là để giải thích về giá hàng nhập là đúng, không khai man để trốn thuế. Điều này cũng tương tự như trường hợp phải Tham vấn giá hải quan. Bạn chuẩn bị giấy tờ càng đầy đủ, càng chuẩn chỉnh thì càng dễ làm việc với hải quan.
  • Khi đến làm việc theo thời gian trong quyết định, bạn đem hồ sơ tới gặp cán bộ hải quan được phân công giải quyết hồ sơ. Buổi làm việc sẽ xoay quanh vấn đề giá khai báo, có thấp hơn thực tế không, có đủ tài liệu chứng minh không. Trường hợp bạn cung cấp đủ thì ngon rồi. Nhưng nếu không đủ, hoặc không chứng minh được, bạn sẽ bị hải quan áp thuế cao hơn, và tiến hành những biện pháp khác như: phạt hành chính, truy thu thuế.

Như vậy là EXIM-VN đã giới thiệu chi tiết về kiểm tra sau thông quan cho bạn hiểu hơn rồi nhé, cái này chỉ là để hải quan họ xác minh lại cho đúng thôi nếu doanh nghiệp làm đúng thì chả phải sợ gì hết còn làm sai thì tự hiểu rồi đó.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com