Giải đáp thủ tục đối với HH giao dịch qua thương mại điện tử (TMĐT)

Tổng cục Hải quan vừa giải đáp các vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử, cập nhập trước thông tin về đơn hàng, thông tin về vận chuyển hàng hóa… của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).

Thương mại điện tử là xu hướng phát triển rất tích cực ở Việt Nam

Tại Hội nghị đối thoại giữa Tổng cục Hải quan với các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (ngày 8/4/2022), Tiểu ban Vận tải và Hậu cần, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đề xuất gỡ bỏ hạn chế về tần suất nhập khẩu các lô hàng thương mại điện tử trị giá thấp nhằm tạo thuận lợi thương mại và áp dụng quy định nhất quán với thực tiễn các nước trong khu vực. Đồng thời, người khai hải quan được tuỳ chọn sử dụng hệ thống khai báo hải quan đối với hàng thương mại điện tử, có thể thực hiện khai theo loại hình XNK thông thường đối với hàng thương mại điện tử, không bắt buộc phải khai theo hệ thống thông quan thương mại điện tử. Đơn giản hoá các chỉ tiêu khai báo hải quan đối với hàng thương mại điện tử, không yêu cầu khai mã HS đối với hàng trị giá thấp. Đề xuất cho phép người khai hải quan cung cấp thông tin đơn hàng trước khi khai báo hải quan.

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), để đảm bảo hạn chế tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách miễn thuế để chia, tách hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế, dự thảo Nghị định về thương mại điện tử đã quy định giới hạn số lần được hưởng định mức miễn thuế. Cụ thể, mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu không quá 1 đơn hàng/ngày và không quá 4 đơn hàng/tháng (tương tự quy định giới hạn số lần miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới quy định tại Điều 9 và Phụ lục V Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ). Đối với trường hợp hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng phải thực hiện khai báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử. Ngoài ra, việc khai báo mã HS là yêu cầu đối với tất cả các loại hàng hóa. Tại dự thảo Nghị định về thương mại điện tử đã quy định đơn giản hóa các chỉ tiêu khai báo đối với hàng trị giá thấp.

Bên cạnh đó, việc yêu cầu cập nhật trước thông tin về đơn hàng, thông tin về vận chuyển hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan là rất cần thiết cho cơ quan Hải quan. Bởi, việc cập nhật trước thông tin là cơ sở để cơ quan Hải quan xác định hàng hóa xuất nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử. Ngoài ra, cơ quan Hải quan có thông tin trước để đánh giá, phân tích rủi ro đối với hoạt động mua bán đặc thù này để áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát và kiểm soát phù hợp nhằm ngăn chặn gian lận, buôn lậu (xuất nhập khẩu hàng cấm, hàng giả mạo xuất xứ, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ…); ràng buộc trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa.

Cũng theo Tiểu ban Vận tải và Hậu cần, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 3923/TCHQ-GSQL ngày 6/8/2021 về việc yêu cầu phải có số chứng minh thư/căn cước công dân của người nhận hàng đối với hàng hoá nhập khẩu trị giá thấp (nhóm 2) gây khó khăn cho người nhập khẩu, người khai hải quan, làm tăng chi phí, trì hoãn quá trình thông quan đặc biệt đối với các lô hàng chuyển phát nhanh, yêu cầu nhạy cảm về thời gian giao nhận. Thời gian khai báo bị kéo dài do phải liên hệ với chủ hàng lấy thông tin và thực hiện khai báo thủ công trên hệ thống VNACCS/VCIS. Đề xuất cơ quan Hải quan không áp dụng quy định này và tham vấn ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về các chính sách đảm bảo phù hợp nhằm giải quyết vấn đề quản lý một cách hiệu quả nhưng không gây phát sinh chi phí, cũng như phức tạp quá trình thông quan cho các bên liên quan (doanh nghiệp XNK, cơ quan Hải quan, đại lý khai báo hải quan, doanh nghiệp chuyển phát nhanh).

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, theo quy định tại số thứ tự 5 phần A, mục II, Phụ lục II, Danh mục II Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23/8/2019 của Bộ Tài chính thì chỉ tiêu thông tin đối với mã người nhập khẩu/xuất khẩu đã quy định: “Người nhập khẩu là cá nhân thì doanh nghiệp chuyển phát nhanh nhập số chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân; nhập số hộ chiếu trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài”. Như vậy, việc quy định nhập số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân đã được quy định tại Thông tư số 56/2019/TT-BTC, nội dung quy định này không phải là quy định mới. Đồng thời, trong thời gian vừa qua Bộ Công an đã thực hiện việc lưu giữ dữ liệu quốc gia về dân cư trong đó có dữ liệu liên quan đến mã số định danh cá nhân. Để đảm bảo việc công bằng trong việc hưởng các chính sách miễn thuế nhập khẩu của nhà nước, việc cơ quan Hải quan theo dõi, quản lý các cá nhân thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa là hợp lý.

Về việc yêu cầu gộp nhiều lô hàng thuộc cùng một người nhận hàng, thời gian qua, Bộ Tài chính đã phát hiện có dấu hiệu lợi dụng chính sách để gian lận. Các cá nhân, tổ chức thực hiện việc chia nhỏ lô hàng có trị giá cao thành nhiều lô hàng có trị giá thấp để hưởng chính sách ưu đãi về thuế, miễn kiểm tra chuyên ngành của Nhà nước. Để đảm bảo đúng chính sách ưu đãi của nhà nước (quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ) và tránh việc lợi dụng chính sách ưu đãi này để chia nhỏ lô hàng nhằm hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể trong việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, việc hướng dẫn thực hiện này phù hợp với quy định của pháp luật.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thương mại điện tử mới nhất

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.


Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thương mại điện tử

Theo quy định mới, đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website, người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm, như năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy.

Người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó.

Nghị định số 85/2021/NĐ-CP cũng quy định rõ các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử gồm: Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng; Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.

Bổ sung trách nhiệm của thương nhân

Về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, Nghị định bổ sung đối với những sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến, ngoài các nghĩa vụ trên, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm: Chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp và có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các đối tượng trên cũng là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử có nhiều hơn 2 bên tham gia; lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán; liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều 36 mà gây thiệt hại.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn