Mục đích lời khuyên về giải trình số liệu khi kiểm tra báo cáo quyết toán

Mục đích kiểm tra

Là để thẩm định tính chính xác, trung thực các khai báo hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu thông qua việc kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, dữ liệu kế toán, chứng từ hải quan, dữ liệu thương mại, hồ sơ kỹ thuật, quy trình sản xuất, thực tế hàng tồn kho tại doanh nghiệp…

Để lập đúng báo cáo quyết toán (theo mã NPL, mã thành phẩm đã khai báo trên tờ khai hải quan nhưng dựa trên số liệu thực tế phát sinh tại doanh nghiệp) cần phải có sự phối kết hợp của bộ phận kế toán, bộ phận kho và bộ phận xuất nhập khẩu.

Để lập đúng báo cáo định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu cũng cần phải có sự phối kết hợp giữa bộ phận kế toán, bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật và bộ phận xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, bên cạnh việc DN phải minh chứng cho mục đích sử dụng của NPL nhập khẩu, DN còn phải mình chứng cho lượng phế liệu được xử lý thông qua tỷ lệ hao hụt.

Để giải trình báo cáo quyết toán và minh chứng cho mục đích sử dụng của NPL được miễn thuễ, cần thiết phải có sự tham gia giải trình của bộ phận kế toán, bộ phận kỹ thuật, bộ phận kho, bộ phận XNK.

Khi lập báo cáo quyết toán và giải trình số liệu trong kiểm tra báo cáo quyết toán

Doanh nghiệp cần có phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đối với các bộ phận: kế toán, kho, kỹ thuật, XNK. Quan trọng hơn cả là DN cần chuẩn bị sẵn sàng về nhân sự, chứng từ, dữ liệu, sổ sách cho việc giải trình khi kiểm tra báo cáo quyết toán.

Suy cho đến cùng: bài toàn về lập và giải trình báo cáo quyết toán phải là bài toán của người đứng đầu DN trong quản trị dữ liệu XNK giữa các bộ phận: kế hoạch, mua hàng, sản xuất, kế toán, XNK, kho.

Đừng để nước đến chân mới nhày. Đừng đặt hết gánh nặng lên vai Bộ phận XNK trong việc giải trình số liệu của BCQT.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thông tin dự kiến sửa đổi quy định về định mức, báo cáo quyết toán

Bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, những vấn đề liên quan đến quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất đã được Ban soạn thảo nghiên cứu sửa đổi nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó quy định về định mức, báo cáo quyết toán được đề xuất sửa đổi, bổ sung.

Bổ sung thuật ngữ

Liên quan đến vấn đề định mức, để thống nhất thuật ngữ sử dụng chung với Điều 40 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và thực tế sản xuất tại doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đề xuất sửa thuật ngữ định mức thực tế thành định mức sử dụng thực tế và bổ sung khái niệm về định mức sử dụng dự kiến. Nội dung sửa cụ thể như sau: Định mức sử dụng thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá để sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh…thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2).

Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.

Bên cạnh đó, về định mức sử dụng dự kiến được nêu rõ là lượng nguyên liệu, vật tư dự kiến sẽ sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu do tổ chức, cá nhân xây dựng để thực hiện sản xuất.

Dự thảo quy định: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xây dựng định mức sử dụng dự kiến, xác định định mức sử dụng thực tế và thông báo định mức sử dụng thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan Hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này. Doanh nghiệp ưu tiên lưu trữ định mức sử dụng thực tế hoặc định mức sử dụng dự kiến, các dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức sử dụng thực tế hoặc định mức sử dụng dự kiến tại doanh nghiệp ưu tiên và xuất trình cho cơ quan Hải quan khi kiểm tra, thanh tra, không phải thông báo cho cơ quan Hải quan khi báo cáo quyết toán.

Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chưa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chưa phải nộp định mức sử dụng thực tế khi nộp báo cáo quyết toán (Ví dụ: gia công, sản xuất xuất khẩu tàu biển có thời gian dự kiến hoàn thành trong 3 năm thì đến năm tài chính thứ 3 mới phải nộp định mức sử dụng thực tế).

Vật tư tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nhưng không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lưu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư và thể hiện trong báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho của vật tư này.

Tổ chức, cá nhân và cơ quan Hải quan căn cứ định mức sử dụng thực tế sản xuất để xác định số thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, hoàn thuế, không thu thuế hoặc khi cơ quan Hải quan kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.

Cho phép sửa định mức thực tế nếu phát hiện sai sót

Về vấn đề báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu, theo quy định hiện hành tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 60 quy định doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán và định mức thực tế cho cơ quan Hải quan khi hết năm tài chính. Trường hợp phát hiện sai sót khi lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vướng mắc khi thực hiện quy định nêu trên, nếu phát hiện sai sót khi xác định định mức thực tế thì có được sửa đổi, bổ sung định mức thực tế như báo cáo quyết toán không.

Để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, Ban soạn thảo dự kiến sửa đổi, bổ sung theo hướng cho phép doanh nghiệp được sửa định mức thực tế nếu phát hiện sai sót tương tự như báo cáo quyết toán, cụ thể như sau: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan Hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán, xác định định mức sử dụng thực tế thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán, định mức sử dụng thực tế và nộp lại cho cơ quan Hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc trước khi cơ quan Hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán, xác định định mức sử dụng thực tế thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán, định mức sử dụng thực tế với cơ quan Hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật.

Nguồn

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com