7 Bước kiểm kê kho hàng hóa trước khi lập báo cáo

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Kiểm kê kho là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của nguyên liệu, sản phẩm, hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ sách kế toán.

Sau khi kiểm kê, các bộ phận phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, phần mềm hải quan, các bộ phận phải xác định nguyên nhân vì phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo.

Các bước kiểm kê kho hàng hóa

Bước 1:

Căn cứ vào phần mềm hải quan, báo cáo tồn kho hoặc thẻ kho để lập bảng kê hàng tồn kho theo danh sách đầy đủ nhất. Trong mẫu kiểm kê hàng tồn kho có các cột chi tiết như Tên hàng; Mã hàng; Số lượng hàng trong báo cáo; Số lượng kiểm kê thực tế; Ghi chú.

Bước 2:

Tiến hành kiểm đếm số lượng hàng thực tế tại kho, ghi chú vào mẫu kiểm kê kho hàng có sẵn. Nguyên tắc nên có 2 người cùng thực hiện song song, ghi số liệu độc lập vào hai biên bản khác nhau để tăng tính chính xác.

Bước 3:

So sánh 2 biên bản kiểm kê (cột số lượng thực tế) xem có sự chênh lệch hay không. Nếu có, cần kiểm đếm lại một lần nữa để có được số liệu hàng tồn kho thực tế chính xác nhất.

Bước 4:

Sau khi đã chốt lại lượng tồn kho thực tế cuối cùng, thực hiện đối chiếu giữa con số này với số lượng trong báo cáo hải quan. Trường hợp có sự chênh lệch thì người chịu trách nhiệm trực tiếp (như thủ kho, nhân viên kho khu vực,…) phải giải trình cụ thể.

Bước 5:

Nếu có chênh lệch, điều chỉnh lại số liệu tồn kho đúng theo thực tế.

Bước 6:

Lập biên bản kiểm kê hàng tồn kho sau khi hoàn tất, các bên liên quan ký xác nhận đầy đủ.

Bước 7:

Với các trường hợp sai lệch, ban quản lý hoặc chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu để làm rõ nguyên nhân. Có các trường hợp sau:
Chênh lệch thừa (số lượng thực tế nhiều hơn trong báo cáo) có thể do nhầm lẫn trong khâu ghi số liệu báo cáo, làm báo cáo sai, quên nhập số liệu vào hệ thống khi nhập hàng,…
Chênh lệch thiếu (hàng ít hơn trong báo cáo) là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Có thể do nhân viên quên quét mã vạch hay ghi sổ khi xuất hàng, hao hụt do chuyển vị trí, cũng không loại trừ khả năng thất thoát hàng do mất cấp, gian lận,…
Nhiều trường hợp, nhà cung cấp gửi thiếu hoặc gửi thừa số lượng nhưng không phát hiện ra để điểu chỉnh tồn kho trên hệ thống, sửa tờ khai sau thông quan.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

2022 Cần biết báo cáo quyết toán hàng hóa Gia công Sản xuất Xuất khẩu

Báo cáo quyết toán hàng hóa gia công sản xuất xuất khẩu

Thời hạn và địa điểm nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất được quy định như thế nào? Doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán tại đâu?

Theo Khoản 1, khoản 2 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, thời hạn va địa điểm nộp báo cáo quyết toán được quy định như sau:

1. Thời hạn nộp báo cáo: Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.

2. Địa điểm nộp báo cáo: Tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 Thông tư số 38/2015/TT-BTC hoặc Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện báo cáo quyết toán như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây trong việc thực hiện báo cáo quyết toán:

1. Nộp báo cáo quyết toán

a) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:

Nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ chức, cá nhân.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều này.

b) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài:

Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân thì nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL đối với nguyên liệu, vật tư và mẫu số 16/BCQT-MMTB/GSQL đối với máy móc, thiết bị ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống của tổ chức, cá nhân để lập báo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý theo trị giá này.

c) Đối với DNCX báo cáo quyết toán được lập theo nguyên tắc nêu tại điểm a, b nêu trên tương ứng với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công.

2. Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.

3. Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng.

4. Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm.

5. Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thời điểm nào kiểm tra báo cáo quyết toán tại doanh nghiệp?

Bạn đọc gửi đến Báo Hải quan câu hỏi về việc nộp báo cáo quyết toán hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và việc cơ quan Hải quan kiểm tra quyết toán với DN. Vấn đề này được Cục Hải quan Đồng Nai hướng dẫn cụ thể.

Bạn đọc hỏi:

“Theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì hết năm tài chính các doanh nghiệp gia công, SXXK, chế xuất sẽ phải nộp báo cáo quyết toán (BCQT) theo mẫu 15, 16 cho cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, Thông tư chỉ quy định việc nộp BCQT và kiểm tra BCQT chứ không hề quy định về việc quyết toán. Giữa Hải quan và doanh nghiệp không “quyết toán” với nhau, không kiểm tra và xác nhận lại tính đúng đắn, hợp lý… của toàn bộ nội dung doanh nghiệp đã làm trong 1 năm tài chính đó. Khác hẳn việc cơ quan Thuế nội địa và doanh nghiệp khi quyết toán thuế là có sự “quyết toán” giữa 2 bên. Vậy việc nộp BCQT có ý nghĩa gì khi cơ quan Hải quan không quyết toán với doanh nghiệp, đây thực sự là 1 thiệt thòi cho doanh nghiệp khi họ nộp BCQT mà không được quyết toán.

“Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế đối với hàng gia công, SXXK có rất nhiều tiêu chí, trong đó tại điểm c nêu rõ: Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu. Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế xuất khẩu, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.

“Khi quyết toán, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế nhập khẩu đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.

“Như vậy, cơ sở để miễn thuế là việc quyết toán chứ không phải việc nộp BCQT. Doanh nghiệp chỉ thực sự được miễn thuế đối với nguyên liệu vật tư gia công, SXXK khi quyết toán với cơ quan Hải quan. Vậy sau khi nộp BCQT thì bao giờ doanh nghiệp sẽ được quyết toán để được thực sự miễn thuế?”

 

Trả lời câu hỏi này, Cục Hải quan Đồng Nai hướng dẫn như sau:

 

Về việc lựa chọn đối tượng kiểm tra báo cáo quyết toán tại trụ sở doanh nghiệp: Căn cứ khoản 4 công văn 1501/TCHQ-GSQL ngày 29/02/2016 của Tổng Cục Hải quan quy định:

“…4. Xử lý báo cáo quyết toán:

a) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán:

Căn cứ qui định tại Điều 41 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, khoản 5 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận báo cáo quyết toán thực hiện phân loại doanh nghiệp để áp dụng biện pháp kiểm tra theo quy định. Các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán gồm:

a1) Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu;

a2) Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với Hệ thống của cơ quan hải quan;

a3) Kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế;

a4) Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân…”.

Theo quy định trên, sau khi tiếp nhận báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành phân loại báo cáo quyết toán. Nếu công ty thuộc một trong các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại các điểm a1, a2, a3, a4 thì cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán tại trụ sở của công ty. Riêng trong trường hợp tại điểm a4, cơ quan Hải quan sẽ lựa chọn đối tượng kiểm tra báo cáo quyết toán dựa trên các tiêu chí quản lý rủi ro, đánh giá sự tuân thủ pháp luật các doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đảm bảo việc kiểm tra báo cáo quyết toán hiệu quả, đúng trọng tâm và tránh tình trạng phải kiểm tra nhiều các doanh nghiệp, cơ quan Hải quan sẽ xem xét và chọn đối tượng kiểm tra phù hợp nhất.

Về nội dung kiểm tra báo cáo quyết toán khi kiểm tra tại doanh nghiệp, Hải quan Đồng Nai hướng dẫn: Căn cứ khoản 7 Điều 59 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: “Điều 59. Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu”

7. Xử lý kết quả kiểm tra

a) Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu phù hợp với sản phẩm sản xuất xuất khẩu, phù hợp với thông tin thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất; kiểm tra xác định thông tin, chứng từ, tài liệu, số lượng hàng hóa còn tồn (trong kho, trên dây chuyền sản xuất, bán thành phẩm, thành phẩm dở dang…) phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, phù hợp với hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thì chấp nhận số liệu cung cấp, ban hành kết luận kiểm tra và cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống;

b) Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu không phù hợp với sản phẩm sản xuất xuất khẩu, không phù hợp với thông tin thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất; kiểm tra xác định thông tin, chứng từ, tài liệu, số lượng hàng hóa còn tồn (trong kho, trên dây chuyền sản xuất, bán thành phẩm, thành phẩm dở dang…) không phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, không phù hợp với hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình.

b.1) Trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận nội dung giải trình của tổ chức, cá nhân thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này;

b.2) Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung giải trình của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp tổ chức, cá nhân không giải trình thì cơ quan căn cứ quy định pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan và hồ sơ hiện có để quyết định xử lý về thuế và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định pháp luật…”.

Căn cứ quy định về thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán theo Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC, sau khi kết thúc kiểm tra, cơ quan Hải quan sẽ có kết luận về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu của công ty theo các quy định kể trên để có các bước xử lý phù hợp.

Nguồn: HQ Online

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com