Khái niệm D/O là gì? Phí D/O trong xuất nhập khẩu

1.Phí D/O là gì?

Phí D/O được viết tắt từ Delivery Order fee là lệnh giao hàng, là chứng từ do hãng tàu phát hành dùng để nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,… Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này, khi chứng từ có ghi trong lệnh giao hàng_consignee.

Bạn lưu ý, phí D/O – Delivery Order fee là phí lệnh giao hàng, không phải là phí chứng từ -Documentation fee, nhiều bạn thường nhầm lẫn hai phí này vì chữ viết tắt khá giống nhau.

Phí D/O phát sinh khi lệnh giao hàng được phát hành, vì vậy bạn nên tìm hiểu chi tiết về các thông tin dưới đây. mẫu 08 thông tư 95

2.Phân loại D/O

Các loại lệnh giao hàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được phân chia tùy theo đối tượng ban hành bao gồm 2 loại: D/O của forwarder và D/O của hãng tàu.

D/O do forwarder phát hành:

Hình thức D/O này là do đại lý vận chuyển ban hành cho người nhận hàng, yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng đó. Tuy nhiên, nếu D/O của forwarder nhưng FWD không phải là người phát hành Bill, khi đó, người nhận hàng không có quyền lấy hàng, mà bắt buộc phải có chứng từ kèm theo.

D/O do hãng tàu phát hành:

Hình thức D/O này là do hãng tàu phát hành yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nhận (người đang có lệnh giao hàng này). Thông thường, Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho họ. Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với Bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng.

Đây là hai loại D/O phát sinh trong hai trường hợp riêng tùy theo việc bạn làm việc trực tiếp với hãng tàu hay thuê FWD, do vậy, phí D/O chỉ thanh toán cho đơn vị trực tiếp ban hành và 1 lần duy nhất.

3.Thông tin về lệnh D/O

Nội dung trên delivery order là gì? Bao gồm các nội dung dưới đây:

  • Tên tàu và hành trình của con tàu
  • Người nhận hàng (Consignee)
  • Cảng dỡ hàng (POD)
  • Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)
  • Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá (Gross Weight, Net weight….)

Quy trình lấy lệnh D/O

Lệnh giao hàng thường có 3 bản, là chứng từ bắt buộc mà người nhận hàng phải có, tuy nhiên, không phải chỉ có lệnh giao hàng thì Consignee có thể đến lấy hàng, mà cần phải chuẩn bị thêm các chứng từ khác theo quy định. Các chứng từ khác bao gồm:

  • Giấy tờ cá nhân của người nhận hàng (CMND/Thẻ căn cước)
  • Giấy giới thiệu
  • Thông báo hàng đến
  • Vận đơn photo có ký hậu và đóng dấu hoặc Vận đơn gốc – có ký hậu và đóng dấu của ngân hàng (nếu trường hợp doanh nghiệp thanh toán bằng L/C).

Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trên, bạn đến hãng tàu hoặc FWD để lấy lệnh. Việc lấy lệnh này độc lập với việc làm thủ tục hải quan, do vậy bạn có thể thực hiện cùng lúc hoặc lấy lệnh D/O trước.

Lưu ý: Bên cạnh phí D/O, khi đi nhận lệnh giao hàng, Consignee cần thanh toán một số chi phí khác như phí vệ sinh container, phí THC, Handling, và phí CFS (hàng lẻ) hoặc phí cược container theo quy định của mỗi hãng tàu (hàng FCL), do vậy, bạn nên giữ lại Bill nếu cần kiểm tra.

Ngoài ra, đối với hàng nguyên container thì trên D/O sẽ được đóng dấu “hàng giao thẳng”, còn nếu trong trường hợp người nhập khẩu hạ hàng và cắt chì tại bãi thì D/O sẽ được đóng dấu “hàng rút ruột”.

Lưu ý:

– Khi chỉ cần D/O của forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.

– Khi cần lệnh nối của feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.

Nguồn: XNK Lê Ánh

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Quy định thủ tục kê khai, thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 126/2014/TT-BTC quy định một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, các tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau được đăng ký tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Hải quan: Đã triển khai hệ thống Core Banking; Có phần mềm thu ngân sách nhà nước tích hợp với Core Banking, có khả năng kết nối và trao đổi thông tin với cổng thanh toán điện tử hải quan của cơ quan hải quan; Có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước; Cam kết tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, quy trình, trách nhiệm trong việc thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước; Đảm bảo cơ sở pháp lý hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

Địa điểm nộp thuế: Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc tại tổ chức tín dụng.
Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế bằng tiền mặt nhưng Kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng không tổ chức điểm thu tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã thu vào tài khoản thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại theo quy định.
Hình thức nộp thuế: Người nộp thuế được lựa chọn nộp tiền thuế bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt.
Trường hợp người nộp thuế nộp trực tiếp qua tổ chức tín dụng phối hợp thu với cơ quan Hải quan nhưng chưa có ủy nhiệm thu với Kho bạc Nhà nước: Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu quy định gửi tổ chức tín dụng phối hợp thu để nộp tiền hoặc yêu cầu trích chuyển tiền nộp thuế; Tổ chức tín dụng phối hợp thu kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và thực hiện xử lý theo quy định
Nộp thuế qua tổ chức tín dụng chưa tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Hải quan: Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai đầy đủ các thông tin về thu ngân sách trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mẫu  quy định.
Tổ chức tín dụng chưa phối hợp thu căn cứ thông tin do người nộp thuế kê khai, thực hiện chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại đảm bảo đầy đủ các thông tin mà người nộp thuế kê khai.
Ngay sau khi nhận được thông tin chuyển tiền do tổ chức tín dụng chuyển đến, tổ chức tín dụng đã ủy nhiệm thu với kho bạc nhà nước có trách nhiệm: Kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếuvới thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và thực hiện xử lý theo quy định
Nộp thuế trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước: Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu quy định.
Kho bạc Nhà nước kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và xử lý theo quy định…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2014.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Báo cáo Nhập Xuất Tồn nguyên vật tư của doanh nghiệp chế xuất

Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định chi tiết về việc báo cáo nhập – xuất – tồn nguyên liệu vật tư của DNCX.

Theo đó, DNCX phải nộp báo cáo nhập – xuất – tồn nguyên liệu vật tư một quý một lần và chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau cho Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp ưu tiên đã được Tổng cục Hải quan công nhận thì được lựa chọn nộp báo cáo nhập – xuất – tồn theo năm dương lịch, vào cuối quý I của năm sau hoặc theo quý.

Riêng đối với hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu hoặc mua từ nội địa để phục vụ cho hoạt động của nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm (ví dụ: vải, giấy để lau máy móc, thiết bị; xăng dầu để chạy máy phát điện; dầu làm sạch khuôn; bút đánh dấu sản phẩm bị lỗi…) hoặc để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng cũng như sinh hoạt của cán bộ, công nhân của DNCX thì: DNCX không phải phân chia theo mục đích sử dụng hay nguồn nhập khẩu, không phải đăng ký danh mục, đặt mã quản lý và không phải báo cáo nhập – xuất – tồn định kỳ hàng tháng với cơ quan hải quan.

Riêng đối với DNCX nằm ngoài khu chế xuất thì hàng quý DNCX nộp báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa trong quý.

DNCX tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích.

Quy định này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Trên cơ sở báo cáo nhập – xuất – tồn nguyên liệu vật tư, Chi cục Hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com