Quy định về xử lý chênh lệch tồn kho nguyên vật liệu trên báo cáo quyết toán

Nguyên vật liệu do doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế. Việc quản lý, sử dụng những nguyên vật liệu này chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan.

Theo đó, định kỳ Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu (báo cáo quyết toán) cho Cơ quan Hải quan. Trong quá trình kiểm tra hải quan, kiểm tra sau thông quan, bất kỳ sự chênh lệch lượng nguyên vật liệu giữa báo cáo quyết toán và sổ sách kế toán có thể dẫn đến việc truy thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT nhập khẩu. Đây là một vấn đề mà các DNCX thường gặp phải.

Kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp

Tổng cục Hải quan (TCHQ) trả lời vướng mắc của DNCX Ngày 29 tháng 9, TCHQ đã ban hành công văn số 9376/TCHQ -TXNK về việc xử lý thuế đối với việc chênh lệch này.

Chênh lệch có thể là chênh lệch dương hoặc chênh lệch âm:

  • Chênh lệch dương xảy ra khi lượng NVL trong sổ sách kế toán lớn hơn trong báo cáo quyết toán NVL; và ngược lại đối với chênh lệch âm.
  • Chênh lệch âm có thể bị quy là phần NVL chênh lệch đã được tiêu thụ trong nước thay vì dùng để sản xuất hàng xuất khẩu.

Vì thế, thuế nhập khẩu sẽ bị ấn định đối với phần chênh lệch âm này. Vấn đề này chủ yếu phát sinh từ sự sai khác giữa định mức NVL đăng ký với Cơ quan Hải quan
(trước 01/04/2015) và định mức sử dụng thực tế.
Theo công văn 9376, Cơ quan Hải quan sẽ không thực hiện ấn định thuế đối với chênh lệch dương nếu số lượng NVL vẫn còn tồn kho.

Cơ quan Hải quan cũng không thực hiện ấn định thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng nhập khẩu đối với lượng chênh lệch âm nếu sự chênh lệch này phát sinh từ các nguyên nhân sau:
(1) Định mức khai báo với Cơ quan Hải quan thấp hơn định mức thực tế sử dụng nguyên liệu;
(2) Đơn vị tính của doanh nghiệp khác đơn vị tính của Hải quan;
(3) Doanh nghiệp cam kết không bán nguyên liệu, vật tư vào nội địa;
(4) Cơ quan Hải quan không phát hiện doanh nghiệp tiêu thụ nguyên liệu, vật tư này vào thị trường nội địa.

HĐ: DNCX tặng khẩu trang vải & áo thun tự SX cho cơ quan chống dịch

‹‹ DNCX tặng khẩu trang vải & áo thun do DNSX cho cơ quan chống dịch ››

Câu hỏi:

− Công ty chúng tôi dự định tặng một số khẩu trang vải và áo thun là sản phẩm do cty sản xuất đến các cơ quan, tổ chức đang thực hiện phòng chống dịch.
→ Vậy xin hỏi trong trường hợp này cty có được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu và thuế VAT cho số sản phẩm mang đi tài trợ này không? Và nếu có thì thủ tục như thế nào?

Trả lời:

1. VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN:

» Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung tại khoản 55 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC 55. Điều 79 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 79. Thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất

1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
2. Thủ tục thanh lý
a) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu;
b) Trường hợp thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX được lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
b1) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư này”.

Theo quy định trên, Công ty (là DNCX) khi thanh lý TSCĐ theo hình thức biếu, tặng tại thị trường Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan. Công ty được lựa chọn thực hiện thủ tục theo một trong hai hình thức:

(1) Thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng: Công ty đãng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thờỉ điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng. Theo đó, công ty phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
(2) Thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Công ty thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; Tổ chức nhận hàng từ thiện thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định.

2. VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LÀ QUÀ BIẾU, QUÀ TẶNG:

» Căn cứ điểm b khoản 2 điều 8 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định, sửa đổi bổ sung tại khoản 3 điều 1 Nghị Định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021:

b) Đối với quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cơ quan, tổ chức Việt Nam được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động theo pháp luật về ngân sách và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện là toàn bộ trị giá của quà biếu, quà tặng và không quá 04 lần/năm”.

3. HỒ SƠ MIỄN THUẾ:

» Căn cứ Điểm b khoản 3 điều 8 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ, quy định:

a) Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan;
b) Văn bản thỏa thuận biếu tặng trong trường hợp người nhận quà tặng là tổ chức: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức nhận quà tặng.
– Người nhận quà tặng là cá nhân có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là quà biếu, tặng; các thông tin về tên, địa chỉ người tặng, người nhận quà biếu, tặng ở nước ngoài và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai;
c) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc miễn thuế đối với quà biếu, quà tặng vượt định mức miễn thuế: 01 bản chính;
d) Văn bản của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử dụng hàng hóa miễn thuế hoặc văn bản chứng minh tổ chức được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động đối với quà biếu, quà tặng cho cơ quan, tổ chức được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động: 01 bản chính;
đ) Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc bộ, ngành chủ quản đối với quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện: 01 bản chính”.

4. THỦ TỤC MIỄN THUẾ:

» Căn cứ khoản 4 điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:

4. Thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa vượt định mức miễn thuế của tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 8 Nghị định này:
a) Hồ sơ đề nghị miễn thuế được gửi đến Tổng cục Hải quan chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi làm thủ tục hải quan;
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Hải quan phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ;
c) Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính ban hành quyết định miễn thuế hoặc thông báo không miễn thuế trên cơ sở đề xuất của Tổng cục Hải quan;
d) Căn cứ hồ sơ hải quan và quyết định miễn thuế của Bộ Tài chính, người nộp thuế và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều này”.

→ Như vậy, việc miễn thuế đối với hàng hóa quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện công ty sẽ thực hiện theo quy định trên. Cty căn cứ vào định mức hàng hóa được miễn thuế để xác định cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ miễn thuế.

Nguồn: CHQTDN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn