08 BƯỚC TRONG QUY TRÌNH CHUNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa đã trở thành hoạt động không thể thiếu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Đối với những doanh nghiệp mới về xuất nhập khẩu, hay những bạn mới bắt đầu làm việc trong lĩnh vực này thì một quy trình chung về nhập khẩu hàng hóa là rất cần thiết.

Quy trình nhập khẩu một lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam.

Bài viết dưới đây khái quát chung cho các loại hàng, không cụ thể là loại hàng nào, cũng không nói rõ là nhập khẩu từ nước nào. Do thủ tục nhập khẩu của từng loại hình nhập khẩu và của từng loại hàng hóa khác nhau nên mình cũng chỉ khái quát các bước và các chứng từ cần thiết nhất.

Đối với từng loại mặt hàng riêng, các bạn có thể tham khảo thêm trong các thông tư, văn bản khác.

Quy trình nhập khẩu một lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam.

Bước 1. Tìm nhà cung cấp và khảo giá, đàm phán giá và lựa chọn nhà cung cấp.
Điều đầu tiên là bạn phải tìm hiểu được hàng hóa của bạn và biết được các thông cụ thể về doanh nghiệp xuất khẩu (The exporter / saler).
– Về hàng hóa: Tên hàng hóa, chất lượng hàng hóa (có thể yêu cầu gửi hàng mẫu), quy cách đóng hàng, giá cả (nếu mua hàng số lượng nhỏ? Nếu mua số lượng lớn), thời gian sản xuất hàng, hạn sử dụng của hàng, hàng của bạn đã có nhiều công ty ở VN nhập chưa?.vv…

– Về doanh nghiệp xuất khẩu:

  • Quy mô của công ty;
  • Thông tin của công ty: địa chỉ, số đt, email, skype;
  • Thị trường của công ty;
  • Sản phẩm nổi bật nhất.

Bước 2. Đặt hàng
Bạn có thể gửi Giấy đặt hàng (Offer Sheet) hoặc Purchase Order cho nhà XK hoặc gửi email. Điều đó không quan trọng trong việc giao thương. Trong Offer Sheet có ghi rõ các nội dung sau:

  • Thông tin Người bán ( The seller ) (Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
  • Thông tin Người mua ( The Buyer ) (Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
  • Thông tin hàng hóa (Tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền)
  • Điều kiện thanh toán

Ghi nhớ khi đặt hàng bạn nên yêu cầu Người bán (The seller ) gửi luôn Proma Invoice.
Bạn có thể dùng Proma Invoice này để chuyển tiền ở ngân hàng được (Tùy từng điều kiện thanh toán )

Bước 3. Lên hợp đồng và xác định ngày lên tàu.
Lên hợp đồng
Trong bài này mình không đề cập chi tiết đến những điều khoản trong hợp đồng.
Nhưng bạn nên chú ý đến 1 vài điều khoản sau:

  • Tên hàng, số lượng, tổng tiền: Các thông tin này phải khớp với invoice, packing list, BL nữa nhé.
  • Nguồn gốc: (từ nước nào) Thông tin này quan trọng. Nếu thiếu thì hải quan sẽ làm khó bạn đó.
  • Điều khoản thanh toán: Bạn cần xem xét nhiều góc độ nhé: về thời gian thanh toán, thời gian giao hàng, thời gian tàu đi, nếu dùng LC thì xem xét cả thời gian vận chuyển nữa.

Những điều khoản khác bạn có thể tham khảo thêm một số sách được học trong trường hoặc ở các trang web khác.

Xác định ngày lên tàu:
Tùy từng điều khoản giao hàng và tiến độ sản xuất bạn cùng với Người bán (The seller ) xác định ngày lên tàu, book tàu và vận chuyển hàng về cảng ở Việt Nam
Nhà Nhập khẩu hay nhà Xuất khẩu đều có thể book tàu trực tiếp với hãng tàu, hay forwarder. Quan trọng là hai bên phối hợp sao cho tốt quá trình book tàu và vận chuyển hàng đến cảng. Nhà Xuất khẩu sẽ không ngại nếu như bạn nói bạn có thể làm tốt phần vận chuyển quốc tế. Hay nếu công ty bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vận chuyển quốc tế, trong khi nhà Xuất khẩu làm tốt việc đó, thì hãy để họ giúp đỡ bạn. Trong việc giao thương quốc tế, quan trọng là hiệu quả như thế nào. Đừng cố ép nó theo điều khoản giao hàng đã định trong hợp đồng.

Bước 4. Nhà Xuất khẩu đóng hàng, làm thủ tục hải quan xuất khẩu và giao hàng tại cảng.

Bạn cũng nên theo dõi quá trình nhà Xuất khẩu đóng hàng và giao hàng tại cảng nhé.

  • Thời gian họ đóng hàng là bao nhiêu lâu
  • Thời gian làm thủ tục hải quan trong bao nhiêu lâu?
  • Vận chuyển từ nhà máy đến cảng mất bao nhiêu thời gian.

Đó là những thông tin quan trọng để bạn sắp xếp thời gian cho những lô hàng sau (Trong trường hợp cần hàng gấp và để khớp với lịch tàu)
Một lời hỏi thăm về hàng hóa sau khi đã đóng hàng xong và vận chuyển hàng đến cảng cũng có thể tạo thêm mối quan hệ của doanh nghiệp bạn với nhà Xuất khẩu

Bước 5. Vận chuyển quốc tế

  • Bằng đường hàng không
  • Bằng đường biển

Dù lô hàng của bạn vận chuyển bằng phương thức nào thì bạn cũng nên chú ý các điểm sau:

  • Tên hãng vận tải
  • Lịch đi bao nhiêu chuyến/tuần
  • Thời gian vận chuyển mất bao nhiêu lâu?
  • Thời gian muộn nhất giao hàng làkhi nào?
  • Ngày đi/ngày đến
  • Đi trực tiếp hay chuyển tải (direct/tranship)
  • Cảng đi/cảng đến

Bước 6. Thanh toán quốc tế:

Thời gian thanh toán dựa theo hợp đồng giữa hai bên. Mình để ở bước 6 cho một lô hàng chung chung thôi nhé.
Thanh toán quốc tế thì bạn lưu ý chuẩn bị chứng từ đúng theo những gì ở trong hợp đồng đã nêu rõ nhé. Ví dụ: Trong hợp đồng nói điều khoản thanh toán TT 100% sau khi nhận được bản copy của BL, invoice, packing list thì bạn phải có đầy đủ giấy tờ thì họ mới chuyển nhé.

Ngoài ra, các thông tin về người hưởng lợi, tên ngân hàng hưởng lợi, địa chỉ cũng phải khớp nhau trong hợp đồng, invoice.

Bước 7. Chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan tại VN.

Như đã nói ở trên, đối với từng loại hình, từng loại mặt hàng sẽ yêu cầu những chứng từ khác nhau. Ở đây mình liệt kê một vài chứng từ nhé:

  • Hợp đồng (Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Danh sách hàng hóa (Packing list)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc ( CO)
  • Kiểm dịch thực vật Phytosanitary
  • Certificate of analysis
  • Health certificate
  • Certificate of free sale
  • Công bố chất lượng
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
  • VV….

Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ, bạn tiến hàng khai hải quan và thông quan.

Bước 8. Lấy hàng và đưa hàng về kho.

Trên đây là những bước cơ bản nhất về nhập khẩu hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa hay mỗi nước đều có những quy định và thủ tục riêng. Khi quyết định nhập khẩu về một mặt hàng nào đó, từ quốc gia nào đó thì việc tìm hiểu các thông tư về chúng là rất quan trọng. Ví dụ, với những hàng hóa là hàng nông sản thì còn cần phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng hay an toàn vệ sinh thực phẩm,…

Rất mong bài viết giúp ích được bạn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa!

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

07 Bí quyết để học và làm Xuất Nhập Khẩu thành công

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Nghề Xuất nhập khẩu là nghề đem lại cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai, tuy nhiên học và làm xuất nhập khẩu như thế nào cho hiệu quả, bài viết này, tác giả bật mí các bí quyết làm và học xuất nhập khẩu thành công của các chuyên gia XNK hiện nay.

Những bí quyết để học và làm Xuất Nhập Khẩu thành công

1. Xác định rõ mục tiêu làm nghề Xuất nhập khẩu

Nghề Xuất nhập khẩu phù hợp với mọi đối tượng, ở tất cả các ngành học, miễn sao bạn có một đam mê và luôn cố gắng hết sức để có thể làm được nghề xuất nhập khẩu.
Thực tế, có rất nhiều các chuyên gia xuất nhập khẩu xuất than từ cách ngành nghề không lien quan như công nghệ thông tin, nông nghiệp, xây dựng, cơ khí … Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là phủ nhận sự khác biệt của việc đào tạo bài bản.
Được đào tạo bài bản sẽ giúp bạn tự tin và hành nghề hiệu quả hơn, nhưng nếu bạn không có sự tìm tòi và cố gắng thì cũng không thể thành công trong nghề này được.
Vì vậy, đừng mặc cảm về việc mình học đúng chuyên ngành hay không, bạn sẽ thành công nếu như bạn xác định được 1 đích đến rõ rang và luôn cố gắng hết sức về nó.

2. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu

Đây là việc làm rất quan trọng. Bạn sẽ không thể làm nghề nếu bạn không có kiến thức chuyên môn. Mà kiến thức chuyên môn về lĩnh vực Xuất nhập khẩu và Logistics là những kiến thức chuyên môn rộng lớn, thường xuyên có sự thay đổi. Vì thế bạn cần có thói quen đọc sách về xuất nhập khẩu, các văn bản luật liên quan, cũng như học hỏi từ các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Với ngành này, bạn cần có kiến thức chắc chắn ở các kiến thức chuyên môn sau:
Kiến thức về Quy trình Xuất nhập khẩu hàng hóa (export-import process) theo các phương thức khác nhau

  • Các vấn đề về hợp đồng ngoại thương trong giao dịch, ký kết
  • Các quy định về Incoterms
  • Các vấn đề về thủ tục hải quan và văn bản pháp luật liên quan
  • Hoạt động thanh toán quốc tế học nghiệp vụ xuất nhập khẩu
  • Hoạt động bảo hiểm vận tải quốc tế

Ngoài ra là kiến thức về ngành nghề, sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp.

3. Rèn luyện kỹ năng mềm để tạo sự khác biệt

Nghề Xuất nhập khẩu là nghề cần sự linh hoạt và kỹ năng xử lý tình huống, và các kỹ năng khác. Vì vậy, để có thể thành công trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu, bạn cần rèn luyện cho mình các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình: Tốt kỹ năng này, bạn sẽ là người thành công trong việc giải quyết các tình huống của nghề xuất nhập khẩu, trong ký kết hợp đồng ngoại thương, xử lý công việc với các bên lien quan. Đồng thời, cho bạn sức hút của 1 người thành công với phong thái tự tin, quyết đoán.
  •  Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, vì bạn nhận được sự hỗ trợ từ các cá nhân khác, bạn sẽ không phải làm việc đơn độc, và nhận được sức mạnh của tập thể.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, sẽ có rất nhiều tình huống mà nhiều khi với kinh nghiệm của bạn, bạn chưa thể xử lý được, nếu bạn làm việc nhóm tốt, bạn sẽ nhận được sự giúp sức, tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trong cộng đồng.

  • Kỹ năng làm việc khoa học, có kế hoạch: Bạn cần có thói quen lên kế hoạch cho công việc, cũng như sắp xếp công việc khoa học để công việc trở lên hiệu quả và có thể xử lý nhiều công việc khác nhau. Công việc Xuất nhập khẩu là 1 công việc rất áp lực, vì thế bạn cần có kỹ năng này để giảm đi được áp lực trong công việc nhé.
  • Kỹ năng Tin học: Công việc XNK sẽ cần bạn có kỹ năng tin học tốt để có thể truyền tờ khai hải quan, soạn thảo email, báo giá, cũng như tra mã HS Code, học tập các kiến thức qua mạng …, vì thế nếu không tốt kỹ năng này, công việc của bạn sẽ không thể thành công.
  • Kỹ năng Tiếng Anh: Không phải vị trí công việc nào của xuất nhập khẩu và Logistics cũng cần tiếng anh giỏi, nhưng rõ ràng, nếu không tốt Tiếng Anh, bạn sẽ tự thu hẹp cơ hội nghề nghiệp của bạn lại. Vì thế bạn nên chịu khó đầu tư cho việc học Tiếng Anh nhé.
  • Sau cùng, đó là kỹ năng thích nghi, mình nghĩ đây là kỹ năng rất quan trọng để bạn có thể hòa đồng với tập thể, làm chủ buổi gặp mặt, chịu được áp lực với công việc và thể hiện khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, những người thành công đều là những người có kỹ năng thích nghi tốt.

4. Luôn duy trì một thái độ hành nghề chuyên nghiệp với tinh thần học tập cao nhất.

  •  Luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao
  •  Làm việc với sự say mê nhất
  • Luôn lắng nghe, học hỏi từ tất cả những người xung quanh
  • Đừng ngại khó, ngại khổ
  • Luôn chịu trách nhiệm về những việc mình làm
  • Hãy hiểu rằng việc của mình là làm tốt công việc mà mình đang làm, đừng đánh giá, so bì với những người khác. Bạn làm tốt, ắt sẽ được ghi nhận.
  • Không nản chí dù gặp thất bại, luôn coi khó khăn là thử thách, hãy tin rằng qua khó khăn, bạn sẽ trưởng thành hơn.
  • Luôn làm việc với tâm thế của người có chính kiến, đáng tin.

5. Rèn luyện sức khỏe và tinh thần vui vẻ

Bạn nên nhớ, nếu không có sức khỏe và 1 tâm trạng tốt, bạn sẽ không thể làm được việc gì. Vì thế, hãy biết chăm sóc bản than để mình khỏe nhất, hãy luôn làm cho tâm hồn tươi trẻ để bạn có nhiều năng lượng.

6. Luôn mở rộng mối quan hệ và chịu khó tham gia các diễn đàn

Bạn nghĩ xem, nếu bên cạnh bạn có 1 chuyên gia Xuất nhập khẩu giỏi ở bên cạnh để hướng dẫn, tư vấn cách làm, công việc sẽ trở lên tốt hơn, và bạn đỡ lo sợ hơn đúng không nào?
Đặc thù của nghề XNK sẽ luôn cho bạn cơ hội giao tiếp với rất nhiều người trong nghề, vì thế hãy luôn tận dụng và trân trọng các cơ hội này để kết bạn, kết than nhé.

Bên cạnh đó, việc tham gia các diễn đàn về xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn có nhiều mối quan hệ hơn, học tập được nhiều kinh nghiệm thực tế hơn.

7. Nếu bạn đang ở những bước đi khởi đầu trong nghề Xuất nhập khẩu

Nên tham gia khóa học xuất nhập khẩu thực tế của các trung tâm uy tín (nhớ là uy tín nhé, vì hiện có nhiều trung tâm lừa đảo). Vì thế, cần tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia khóa học.
Các vấn đề mà bạn cần xem xét khi lựa chọn địa chỉ học là:

Giảng viên

Chương trình đào tạo

Giấy phép hoạt động

Quyền lợi của học viên khóa học lập báo cáo tài chính

Uy tín của trung tâm qua sự đánh giá của cộng đồng.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn