Những lưu ý về “Kiểm tra sau thông quan” doanh nghiệp cần biết (Kỳ 2)

Kỳ 2: Những sai sót Doanh nghiệp thường mắc phải được phát hiện khi Kiểm tra sau thông quan

1. Đối với lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu:

Hầu hết các công ty đều đáp ứng được năng lực sản xuất, việc quản lý và sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu đúng mục đích. Tuy nhiên qua công tác kiểm tra sau thông quan, nhận thấy:

  • Trong quá trình sản xuất, Doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác quản lý nội bộ, thiếu sự phối hợp, kiểm tra và đối chiếu số liệu thường xuyên giữa các bộ phận liên quan (BP Quản lý Kho, BP Quản lý Sản xuất, BP Kế toán và BP Xuất nhập khẩu) trong thời gian dài dẫn đến phát sinh chênh lệch giữa số liệu quản trị nội bộ (sổ sách và chứng từ kế toán, biên bản kiểm kê tại thời điểm kiểm tra hoặc thời điểm kết thúc năm tài chính v.v.) và số lượng tồn theo hồ sơ khai báo hải quan, đang chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan hải quan (các bộ hồ sơ thanh khoản, hồ sơ thanh lý, hồ sơ hoàn thuế/không thu thuế; báo cáo quyết toán v.v.);
  • Mã nguyên liệu, vật tư; mã thành phẩm; đơn vị tính được quản lý, theo dõi trên sổ sách kế toán; báo cáo nhập – xuất – tồn; báo cáo kiểm kê và hệ thống quản lý nội bộ của Doanh nghiệp không đồng nhất với mã và đơn vị tính khai báo với cơ quan hải quan;
  • Một số trường hợp sử dụng định mức tạm tính (định mức sử dụng + tỷ lệ % hao hụt cố định) để khai báo với cơ quan hải quan không đúng với thực tế sản xuất nhưng Doanh nghiệp không thực hiện đối chiếu, kiểm tra lại để thực hiện điều chỉnh định mức;
  • Trường hợp nguyên liệu, vật tư cấu thành thành phẩm có từ nhiều nguồn khác nhau (nhập GC-SXXK, mua nội địa, nhập kinh doanh nộp thuế) nhưng Doanh nghiệp không phân tách nguồn gốc của nguyên liệu, vật tư, thành phẩm để lập báo cáo xuất – nhập – tồn theo lượng của loại hình tương ứng; hoặc chỉ thực hiện báo cáo lượng nguyên phụ liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu khi thực hiện thủ tục thanh khoản;
  • Doanh nghiệp còn gặp nhiều lúng túng và vướng mắc khi lập Báo cáo quyết toán (BCQT) theo quy định tại Điều 60, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 20/4/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC);

2. Đối với việc phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa:

  • Mã số khai báo trên tờ khai hải quan không đồng nhất với mã số, thuế suất đã được đối chiếu, tra cứu, nghi vấn;
  • Hàng hóa được khai báo các mã số khác nhau tại các các thời điểm khác nhau.

3. Về xác định trị giá hải quan:

Khai báo thiếu các khoản phải cộng, phí bản quyền cần phải khai báo theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 15/3/2015 của Bộ Tài chính.

Kỳ 3: Những điều Doanh nghiệp cần chuẩn bị khi Kiểm tra sau thông quan.

Dịch vụ lập Báo cáo quyết toán

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Những lưu ý về “Kiểm tra sau thông quan” doanh nghiệp cần biết (Kỳ 1)

Kỳ 1: Định nghĩa và Cơ sở pháp lý quy định về công tác Kiểm tra sau thông quan

1. Kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở người khai hải quan (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa v.v.). Thời gian kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan là 5 ngày làm việc. Thời gian kiểm tra sau thông quan taị trụ sở doanh nghiệp là 10 ngày làm việc tính từ ngày công bố Quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

2. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan:

  • Kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế và pháp luật về hải quan của Doanh nghiệp;
  • Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

3. Mục đích chính của Kiểm tra sau thông quan:

  • Đảm bảo cho Luật Hải quan và pháp luật có liên quan được thực hiện nghiêm minh, góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp của Doanh nghiệp;
  • Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp gian lận thương mại Đảm bảo thực hiện thu đúng, thu đủ cho ngân sách Nhà nước.

4. Các căn cứ pháp lý liên quan tới công tác Kiểm tra sau thông quan:

  • Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
  • Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Luật quản lý thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016;
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.

Ngoài ra, các văn bản pháp luật có liên quan đến phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa; xác định trị giá tính thuế của hàng hóa:

  • Quyết định số 49/QĐ-CTN ngày 06/3/1998 của Chủ tịch nước về việc tham gia Công ước HS;
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Quyết định số 2999/QĐ-TCHQ ngày 06/9/2017 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế kiểm định, phân tích hàng hóa XK, NK;
  • Quyết định số 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình Phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa XK, NK;
  • Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 15/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Quyết định số 1811/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018 của Tổng cục Hải quan về ban hành quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
  • Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018 của Tổng cục Hải quan về quy trình kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Kỳ 2: Những sai sót Doanh nghiệp thường mắc phải được phát hiện khi Kiểm tra sau thông quan.

Dịch vụ lập Báo cáo quyết toán

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn