04 Lý do khiến hàng hóa vận chuyển chậm Thường gặp

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Hiện nay, chúng ta đã quá quen với việc hàng hóa order từ Trung Quốc bị chậm trễ, mất hàng. Trong bài viết này, chia sẻ một số nguyên nhân khiến cho hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam chậm; khiến nhiều người ảnh hưởng và e ngại khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Lý do khiến hàng hóa vận chuyển chậm – vận chuyển hàng hóa chính ngạch

Xưởng hàng tại Trung gửi hàng chậm

Khi đặt các sản phẩm khó gia công, các mặt hàng hot; điều này khiến các xưởng sản xuất tại Trung Quốc không thể đáp ứng kịp nhu cầu. Mặt khác, nếu bạn là cá nhân đặt hàng nhỏ lẻ; khi đó các đơn vị đặt hàng hộ phải gom đơn thành kiện hàng lớn đỡ phí vận chuyển.

Hàng vận chuyển chậm do cấm biên, tắc biên

Có thể dễ dàng thấy thời gian gần đây, hàng hóa vận chuyển theo đường tiểu ngạch đều gặp tình trạng này. Do vận chuyển hàng qua đường biên giới, không có đủ giấy tờ chứng minh; đồng thời sự kiểm soát chặt chẽ của các đơn vị Hải Quan. Do đó, hàng hóa vận chuyển chậm, tắc nghẽn tại các biên giới, không thể đưa sang biên giới Việt Nam.

Trong khi đó, nếu bạn tự đánh hàng theo đường chính ngạch; việc thiếu kinh nghiệm về giấy tờ, chứng từ nhập khẩu cũng làm việc thông quan hàng hóa lâu hơn.

Thiếu vỏ container, tắc nghẽn bãi cont

Đây là tình trạng thường gặp khi vào mùa cao điểm. Vào các khoảng thời gian cuối năm, giáp Tết; các ngày sale lớn tại Trung Quốc: Thất tịch, 12/12,… Số lượng hàng hóa đi tăng đột biến do nhiều người đặt hàng; do đó, việc thiếu vỏ container rỗng tại cảng Trung Quốc là một nguyên do khiến hàng hóa vận chuyển chậm về Việt Nam. Lúc này, tại cảng Việt Nam lại đổ dồn nhiều tàu, hàng từ khắp nơi đổ về. Vì vậy, cảng biển, cảng hàng không xuất hiện tình trạng tắc nghẽn, delay dỡ hàng tại cảng. Từ đó, vỏ container rỗng không đủ để quay lại cảng đi.

Thiên tai, bão lũ

Đây là những nguyên nhân khách quan khiến hàng về chậm, thậm chí mất hàng. Thiên tai thì không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể theo dõi thời tiết, tình hình thời tiết để tính toán vận chuyển hàng hóa được thuận lợi hơn.

Thiên tai, bão, lũ khiến cho quá trình vận chuyển hàng hóa về chậm hơn vì những hậu quả mà chúng gây ra. Trong những dịp này, các đường di chuyển có thể bị cấm để giải quyết hậu quả thiên tai. Đây cũng được cho là nguyên nhân bất khả kháng nên quý khách hàng cũng nên hiểu và thông cảm cho các đơn vị vận chuyển.

Trên đây là 4 lý do phổ biến khiến hàng hóa vận chuyển chậm. Hy vọng doanh nghiệp có cái nhìn và sự chuẩn bị kỹ khi quyết định nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc về Việt Nam.

Biện pháp khắc phục – vận chuyển hàng hóa chính ngạch

Nếu bạn đang nhập hàng hóa từ Trung Quốc hãy tham khảo; và chuyển đổi sang phương thức vận chuyển hàng hóa chính ngạch. Vì:

  • Vận chuyển hàng hóa chính ngạch phải có hóa đơn thương mại và vận tải đơn. Do đó, việc hàng hóa cần phải hoàn thành và vận chuyển theo thời gian đã được trao đổi giữa doanh nghiệp bạn và xưởng sản xuất tại Trung Quốc. Đồng thời, điều này cũng đảm bảo được số lượng, chất lượng hàng hóa theo packing list.
  • Không lo tình trạng tắc biên, thu giữ hàng hóa. Do vận chuyển hàng hóa chính ngạch đều có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ theo quy định.
  • Khi vận chuyển hàng hóa chính ngạch, bạn có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Điều này đảm bảo hàng hóa của bạn không bị thất thoát, mất, hư hại kể cả trong các trường hợp dịch bệnh, chiến tranh, chìm tàu,… Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

HỎI VỀ MÃ SỐ ĐỊNH DANH HÀNG HÓA CHO HÀNG XUẤT

MÃ SỐ ĐỊNH DANH HÀNG HÓA CHO HÀNG XUẤT

Chúng tôi xin được tư vấn về mã định danh hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu như sau ạ:
1. Những mã định danh hàng hóa cho hàng xuất khẩu được cấp từ năm 2019, 2020 ( đầu số 1219, 1220) và chưa dùng cho bất kì lô hàng nào có được dùng để khai báo cho các tờ khai xuất khẩu đăng kí trong năm 2021 không ạ.
2. Xin hỏi có quy định nào về việc chỉ được sử dụng mã định danh cấp trong 1 năm cho tờ khai xuất khẩu mở trong năm đó không ạ.

Trả lời vướng mắc:

Căn cứ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, khi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan phải khai đầy đủ số hiệu container trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng container và số quản lý hàng hóa xuất khẩu theo hướng dẫn tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 2.24 mẫu số 02 Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì chỉ tiêu số vận đơn (số B/L, số AWB v.v.) được mô tả như sau: trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan phải thông báo thông tin về hàng hóa dự kiến xuất khẩu sẽ đưa vào khu vực giám sát hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 Phụ lục này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; Hệ thống tự động cấp số quản lý hàng hóa cho lô hàng xuất khẩu và người khai hải quan sử dụng số đó để khai tại ô này.
Đề nghị Công ty căn cứ thực tế hàng hóa xuất khẩu, hồ sơ, chứng từ có liên quan, đối chiếu với các quy định nêu trên để thực hiện.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

7 Bước kiểm kê kho hàng hóa trước khi lập báo cáo

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Kiểm kê kho là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của nguyên liệu, sản phẩm, hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ sách kế toán.

Sau khi kiểm kê, các bộ phận phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, phần mềm hải quan, các bộ phận phải xác định nguyên nhân vì phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo.

Các bước kiểm kê kho hàng hóa

Bước 1:

Căn cứ vào phần mềm hải quan, báo cáo tồn kho hoặc thẻ kho để lập bảng kê hàng tồn kho theo danh sách đầy đủ nhất. Trong mẫu kiểm kê hàng tồn kho có các cột chi tiết như Tên hàng; Mã hàng; Số lượng hàng trong báo cáo; Số lượng kiểm kê thực tế; Ghi chú.

Bước 2:

Tiến hành kiểm đếm số lượng hàng thực tế tại kho, ghi chú vào mẫu kiểm kê kho hàng có sẵn. Nguyên tắc nên có 2 người cùng thực hiện song song, ghi số liệu độc lập vào hai biên bản khác nhau để tăng tính chính xác.

Bước 3:

So sánh 2 biên bản kiểm kê (cột số lượng thực tế) xem có sự chênh lệch hay không. Nếu có, cần kiểm đếm lại một lần nữa để có được số liệu hàng tồn kho thực tế chính xác nhất.

Bước 4:

Sau khi đã chốt lại lượng tồn kho thực tế cuối cùng, thực hiện đối chiếu giữa con số này với số lượng trong báo cáo hải quan. Trường hợp có sự chênh lệch thì người chịu trách nhiệm trực tiếp (như thủ kho, nhân viên kho khu vực,…) phải giải trình cụ thể.

Bước 5:

Nếu có chênh lệch, điều chỉnh lại số liệu tồn kho đúng theo thực tế.

Bước 6:

Lập biên bản kiểm kê hàng tồn kho sau khi hoàn tất, các bên liên quan ký xác nhận đầy đủ.

Bước 7:

Với các trường hợp sai lệch, ban quản lý hoặc chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu để làm rõ nguyên nhân. Có các trường hợp sau:
Chênh lệch thừa (số lượng thực tế nhiều hơn trong báo cáo) có thể do nhầm lẫn trong khâu ghi số liệu báo cáo, làm báo cáo sai, quên nhập số liệu vào hệ thống khi nhập hàng,…
Chênh lệch thiếu (hàng ít hơn trong báo cáo) là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Có thể do nhân viên quên quét mã vạch hay ghi sổ khi xuất hàng, hao hụt do chuyển vị trí, cũng không loại trừ khả năng thất thoát hàng do mất cấp, gian lận,…
Nhiều trường hợp, nhà cung cấp gửi thiếu hoặc gửi thừa số lượng nhưng không phát hiện ra để điểu chỉnh tồn kho trên hệ thống, sửa tờ khai sau thông quan.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trên thực phẩm nhập khẩu thế nào?

Việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trên bao bì thực phẩm nhập khẩu cần có những giải pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo phòng, chống dịch vừa đảm bảo an toàn cho cán bộ công chức thực hiện và không ảnh hưởng tới việc thông quan hàng hóa, nhất là thời điểm cuối năm lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thường tăng đột biến.

Bộ Y tế – Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã có đề nghị các bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính (Tổng cục Hải quan), UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch bệnh Covid-19 (đặc biệt là thực phẩm đông lạnh).

Tại Hải Phòng, địa bàn có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc và cũng là địa bàn nhập khẩu nhiều thực phẩm, trong đó có cả thực phẩm đông lạnh, cũng đã có chỉ đạo liên quan đến việc lấy mẫu trên bao bì thực phẩm nhập khẩu để xét nghiệm.Đáng chú ý, Bộ Y tế đề nghị thực hiện lấy mẫu trên bao bì để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với các thực phẩm và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19).

Cụ thể, ngày 26/11, UBND TP Hải Phòng có công văn 7520/UBND- VX về việc thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế

Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Kiên Giang cho biết, sau khi có chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng, đơn vị đã chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với thực phẩm nhập khẩu.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã có phát sinh một số vướng mắc. Cụ thể, theo các văn bản pháp luật chuyên ngành về kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm thì việc lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành do cơ quan chuyên ngành thực hiện. Tuy nhiên tại công văn số 7520/UBND-VX, UBND TP Hải Phòng giao Cục Hải quan Hải Phòng, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Sở Y tế thực hiện lấy mẫu trên bao bì.

“Vậy, cơ quan nào trực tiếp thực hiện lấy mẫu và việc lấy mẫu có thực hiện đối với tất cả các quốc gia và tất cả hàng hóa là thực phẩm nhập khẩu hay không? (hiện chưa có danh sách các quốc gia đang có dịch bệnh Covid-19 cũng như danh sách hàng hóa phải thực hiện lấy mẫu); phương pháp, trang thiết bị kỹ thuật lấy mẫu thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn không lây truyền dịch bệnh?”- đại diện Cục Hải quan Hải Phòng đặt câu hỏi.

Trước vướng mắc trên, Cục Hải quan Hải Phòng đã có văn bản gửi Sở Y tế Hải Phòng. Tuy nhiên, đến ngày 14/12, Cục Hải quan Hải Phòng chưa nhận được văn bản trả lời của Sở Y tế.

Một số băn khoăn khác được được chúng tôi ghi nhận là vấn đề đảm bảo an toàn phòng dịch cho công chức khi lấy mẫu; thời gian chờ kết quả xét nghiệm bao lâu, quá trình chờ kết quả để thông quan với hàng hóa được lưu giữ như thế nào…?

Những vấn đề thực tiễn được đặt ra tại Hải Phòng là hết sức đáng lưu tâm, bởi lưu lượng hàng hóa liên quan đến thực phẩm nhập khẩu tại địa bàn này là không hề nhỏ. Dù chưa có những thông số cụ thể cho những lô hàng phải lấy mẫu để xét nghiệm nhưng dựa vào dữ liệu hàng hóa kiểm tra chuyên ngành cũng nói lên phần nào khối lượng hàng hóa hết sức lớn này.

Trong một báo cáo mới nhất của Cục Hải quan Hải Phòng cho thấy, trong tháng 10 có hơn 5.500 tờ khai phải thực hiện kiểm dịch (kiểm dịch động vật và thực vật) và kiểm tra an toàn thực phẩm. Nếu tính chung trong 10 tháng đầu năm, số lượng này lên đến gần 58.000 tờ khai.

Vấn đề kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng và phòng, chống dịch bệnh nói chung là việc làm hết sức cần thiết. Nhưng để việc lấy mẫu xét nghiệm

Covid-19 trên bao bì thực phẩm nhập khẩu cần có những giải pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo phòng, chống dịch vừa đảm bảo an toàn cho cán bộ công chức thực hiện và không ảnh hưởng tới việc thông quan hàng hóa, nhất là thời điểm cuối năm lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thường tăng đột biến.

(nguồn: Báo Hải quan)