Lựa chọn mã loại hình cần căn cứ vào mục đích sử dụng và tình trạng HH như nào?

Theo cơ quan Hải quan, khi doanh nghiệp khai báo mã loại hình xuất khẩu sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng của hàng hóa để lựa chọn mã loại hình phù hợp.

Ngày 1/4/2015, Tổng cục Hải quan đã có công văn 2765/TCHQ-GSQL hướng dẫn về mã loại hình xuất nhập khẩu trên Hệ thống VNACCS.

Căn cứ vào mục đích sử dụng và tình trạng của hàng hóa để lựa chọn mã loại hình

Cụ thể, mã loại hình A11- nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại chi cục hải quan cửa khẩu), sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập.

Mã loại hình A41- nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất) thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất).

Mã loại hình B11- xuất kinh doanh, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa kinh doanh thương mại đơn thuần ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng mua bán và trường hợp thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (bao gồm cả quyền kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất).

Mã loại hình B13- xuất khẩu hàng đã nhập khẩu, sử dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu của các loại hình phải trả lại (gồm tái xuất để trả lại cho khách hàng nước ngoài; tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan); hàng hóa là nguyên phụ liệu dư thừa của hợp đồng gia công xuất trả bên đặt gia công ở nước ngoài; hàng hóa là máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế biến, máy móc, thiết bị được miễn thuế, thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài.

Tổng cục Hải quan cho rằng, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất) thì sử dụng mã loại hình A41. Mã loại hình A11 và A41 bản chất đều là nhập kinh doanh, việc phân loại mã loại hình A11 hoặc A41 nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nhập khẩu theo quyền nhập khẩu.

Theo đó, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng của hàng hóa xuất khẩu để lựa chọn mã loại hình B11 hoặc B13 như quy định hiện hành. Đối với các tờ khai xuất khẩu theo mã loại hình B11, việc quản lý được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro thông qua việc phân luồng tờ khai; đối với các tờ khai xuất khẩu mã loại hình B13, cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa 100% lô hàng.

Trường hợp khai báo theo mã loại hình B13 doanh nghiệp phải kê khai chính xác, trung thực hàng hoa tái xuất thuộc tờ khai nhập khẩu nào trước đây trên tờ khai xuất khẩu.

Nguồn: Hải quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hướng dẫn áp dụng mã loại hình đối với trường hợp tái nhập NL VT

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Liên quan đến việc xác định mã loại hình tờ khai hải quan, mới đây Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn Cục Hải quan Bình Phước thực hiện một số nội dung.

Theo đó, căn cứ quy định tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan thì loại hình A31 sử dụng trong trường hợp “tái nhập hàng đã xuất khẩu của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất nguyên liệu đặt nước ngoài gia công (bao gồm: nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm), hàng hóa xuất khẩu khác theo loại hình H21 nhưng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy”.

Loại hình G13 sử dụng trong trường hợp “Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan”.

Do vậy, trường hợp tái nhập nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm đã xuất khẩu theo loại hình đặt nước ngoài gia công thì sử dụng mã loại hình A31, không sử dụng loại hình G13 do loại hình này áp dụng đối với tái nhập sản phẩm đã xuất khẩu của các loại hình liên quan theo quy định nêu trên.

Tổng cục Hải quan cho biết, công văn số 2802/TCHQ-GSQL ngày 8/6/2021 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn trường hợp hàng hóa nhập khẩu về để sửa chữa, tái chế theo mã loại hình G13 – tạm nhập miễn thuế thì khi xuất khẩu hàng hóa đã sửa chữa, tái chế doanh nghiệp sử dụng mã loại hình G23 – Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế; không hướng dẫn mã loại hình trường hợp tái nhập nguyên liệu đã xuất khẩu theo loại hình đặt gia công ở nước ngoài.

Nguồn: Hải quan Online

 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Trường hợp khai sai mã loại hình Có được hủy tờ khai không?

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng, hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan nếu khai sai mã loại hình thì không thuộc đối tượng được hủy tờ khai, khai sửa đổi, bổ sung mã loại hình.

Trường hợp khai sai mã loại hình Có được hủy tờ khai không?

Trước vướng mắc của một số đơn vị hải quan địa phương liên quan đến việc khai sai mã loại hình trên tờ khai hải quan của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, mới đây Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cụ thể.

Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 20, Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9, khoản 11 Điều 1 và Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018), tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng, hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan nếu khai sai mã loại hình thì không thuộc đối tượng được hủy tờ khai, khai sửa đổi, bổ sung mã loại hình.

Tổng cục Hải quan giao cục hải quan các tỉnh, thành phố nêu trên thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp. Trường hợp kết quả kiểm tra sau thông quan xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai sai mã loại hình nhưng đã được đưa vào sản xuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu; cơ quan Hải quan đủ cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu đúng với hàng hóa đã nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu đúng với hàng hóa đã xuất khẩu; việc theo dõi, quản lý, sử dụng hàng hóa phù hợp với mã loại hình doanh nghiệp kiến nghị và xác định doanh nghiệp không gian lận, không lợi dụng việc khai sai mã loại hình để trốn thuế, gian lận xuất xứ hoặc vi phạm chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì được xem xét đối với các tờ khai đã khai sai mã loại hình để thực hiện các thủ tục tiếp theo về báo cáo quyết toán và thực hiện quản lý hàng hóa theo đúng quy định.

Trường hợp phát hiện có sai phạm từ hành vi khai sai mã loại hình thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Hải quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Mã loại hình XNK và hoàn thuế nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Phần mềm JUNE lập báo cáo quyết toán tăng hiệu quả gấp 2 lần

Mã loại hình xuất nhập khẩu và hoàn thuế nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Hình ảnh minh họa

Mã loại hình XNK và hoàn thuế nhập khẩu

Theo đó, về mã loại hình, tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành bảng mã loại hình xuất nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng, loại hình nhập khẩu A41 có tên gọi “Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu” được hướng dẫn cụ thể như sau: “Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp chế xuất), doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất)”.

Loại hình xuất khẩu B13 có tên gọi “Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu” được hướng dẫn cụ thể như sau: “Sử dụng trong trường hợp: a) Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài; b) Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bản vào doanh nghiệp chế xuất; c) Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài”.

Đối với thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến thực hiện mã loại hình xuất nhập khẩu và hoàn thuế nhập khẩu, đối chiếu với các quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan cho biết, loại hình nhập khẩu A41 là không phù hợp trong trường hợp của doanh nghiệp vì đây là trường hợp nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không phải dùng trong trường hợp nhập khẩu để bán sang nước thứ 3).

Đối với việc hoàn tiền thuế nhập khẩu, theo Tổng cục Hải quan, khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.

Cũng tại điểm c khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu; khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì hàng hóa quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.

Chi tiết hơn tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm: Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan. Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu”.

Căn cứ các quy định nêu trên, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp doanh nghiệp được phép thực hiện quyền nhập khẩu theo quy định pháp luật về đầu tư và đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật, sau đó hàng hóa được xuất bản sang nước thứ ba phù hợp với quyền xuất khẩu theo quy định của pháp luật thì được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu nếu hàng hóa này chưa qua sử dụng, gia công, chế biến tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Nguồn: Hải quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Vấn đề: Vướng mắc về khai mã loại hình theo Quyết định 1357

Công ty chúng tôi là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư ngoài thường thực hiện các hoạt động nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ nước ngoài và nhập khẩu tại chỗ để bán tại Việt Nam.
Qua tham khảo Quyết định số: 1357/QĐ-TCHQ của TCHQ về bảng mã loại hình mới, chúng tôi xin hỏi, trường hợp công ty nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh, bán tại thi trường Việt Nam thì sẽ khai báo theo mã loại hình A41 hay A11 ?
Vì loại hình A11 sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm cả “Nhập khẩu tại chỗ” trong cũng có hướng dẫn thêm là “Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu”

Trả lời vướng mắc:

Trả lời câu hỏi của Công ty, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau:

Căn cứ Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Bảng mã loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng thì:

– Mã loại hình A11 – nhập kinh doanh tiêu dùng: sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm: nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài; nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX; nhập khẩu tại chỗ. (Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu).

– Mã loại hình A41 – nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu: sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX), doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất).

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh, bán tại thị trường Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu thì sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu.

Đề nghị Công ty căn cứ thực tế hàng hóa nhập khẩu, mục đích sử dụng, hồ sơ, chứng từ có liên quan, đối chiếu với các quy định nêu trên để thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc liên hệ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589