LOẠI HÌNH TỜ KHAI NHẬP KHẨU A12 – KHAI A12 THAY A11 ĐƯỢC KHÔNG?

LOẠI HÌNH TỜ KHAI NHẬP KHẨU A12

Công ty chúng tôi nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh đơn thuần, không sản xuất. Hiện tại đang nhập hàng kinh doanh loại hình A11 tại hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu chúng tôi muốn nhập hàng qua chi cục hải quan chuyển phát nhanh thì không được phép khai A11 mà phải chuyển sang khai A12. Vậy khai A12 như vậy thì có được không, mong Anh/chị giải đáp giúp chúng tôi nhé.

Trả lời vướng mắc

Căn cứ hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015 của Tổng cục Hải quan về mã loại hình xuất nhập khẩu trên Hệ thống VNACCS thì:
– Mã loại hình A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu): sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập;
– Mã loại hình A12: Nhập kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu): sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần; nhập kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất (trừ gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan); hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập; doanh nghiệp nội địa nhập kinh doanh hàng hóa từ khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất hoặc nhập kinh doanh tại chỗ. (Lưu ý: trường hợp nhập theo quyền nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sử dụng mã A41).
Như vậy, trường hợp hàng hóa nhập khẩu với mục đích kinh doanh thương mại đơn thuần thực hiện thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập thì đăng ký mã loại hình nhập khẩu là A11; trường hợp Công ty nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần và thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh thì khai báo mã loại hình nhập khẩu là A12.
Ngoài ra, đề nghị Công ty tham khảo Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.
Đề nghị Công ty căn cứ các quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

THUẾ XUẤT CỦA TỜ KHAI LOẠI HÌNH A21 – XUẤT NHẬP KHẨU

GIẢI ĐÁP VẤN ĐỀ THUẾ XUẤT CỦA TỜ KHAI LOẠI HÌNH A21 – XUẤT NHẬP KHẨU

Doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% của nước ngoài. Trước đây DN chúng tôi có nhập khẩu 1 thiết bị theo loại hình tạm nhập G12 và đóng thuế NK cho tờ khai này, sau đó chúng tôi có nhu cầu mua lại thiết bị này để phục vụ tiếp sản xuất .
Theo CV 2765 chúng tôi sẽ mở tờ khai chuyển đổi mục đích tương ứng theo mã loại hình A21.
Vậy thuế NK của tờ khai A21 có được bù trừ từ thuế NK của tờ khai A12 không ( theo điều 21 thông tư 38/2015/TT-BTC),nếu có thì thủ tục như thế nào.
Nếu phần thuế NK của tờ khai A21 không được bù trừ từ tờ khai G12, vậy phần thuế NK của tờ khai G12 có được hoàn lại 100% hay không ?
Trả lời qua ý kiến đã trao đổi
Thực hiện theo khoản 3 điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính:
“ 3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng và thực hiện điều chỉnh tiền thuế của tờ khai hải quan cũ tương ứng với số hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đã được kê khai trên tờ khai hải quan mới như sau:
a) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Sau khi số tiền thuế của tờ khai mới đã được nộp, cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai cũ;
b) Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai hải quan cũ, sau đó thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới (thực hiện xử lý tương tự như tiền thuế nộp thừa). Nếu số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ ít hơn so với số tiền thuế phải nộp của tờ khai hải quan mới, người nộp thuế phải nộp bổ sung số tiền còn thiếu trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, nếu thừa thì cơ quan hải quan sẽ hoàn trả theo đúng quy định. Trình tự thực hiện bù trừ hoặc hoàn trả thực hiện theo Điều 132 Thông tư này.
Quyết định điều chỉnh thuế thực hiện theo mẫu số 03/QĐĐC/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời hạn hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Thông tư này. Trong thời gian cơ quan hải quan xử lý hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế đã nộp của tờ khai hải quan cũ với số thuế của tờ khai hải quan mới người nộp thuế không bị tính chậm nộp tiền thuế.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com