Lưu ý hình thức chứng từ XXHH áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Khi làm thủ tục hải quan đối với các mặt hàng thực hiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các đơn vị hải quan thực hiện theo các quyết định về áp dụng thuế chống bán phá giá của Bộ Công Thương.

Lưu ý hình thức chứng từ xuất xứ HH áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Trong thời gian qua, phát sinh vướng mắc của một số cục hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp liên quan đến hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần phải nộp đối với các hàng hóa thuộc diện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

Để tháo gỡ vướng mắc, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố khi làm thủ tục hải quan đối với các mặt hàng thực hiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đơn vị thực hiện theo các Quyết định về áp dụng thuế chống bán phá giá của Bộ Công Thương.

Theo đó trường hợp tại Quyết định của Bộ Công Thương có quy định việc nộp Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phù hợp với các Hiệp định tự do thương mại đang có hiệu lực thì cơ quan Hải quan chấp nhận Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa để giải quyết thủ tục thông quan theo quy định.

Trước đó, để có cơ sở tháo gỡ vướng mắc cho hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan đã phản ánh tới Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương). Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, việc nộp chứng từ chứng nhận xuất hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chỉ tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) và Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (theo quy định tại các khoản từ khoản 4 đến khoản 8 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP).

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với quy định pháp luật, các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, ngăn chặn các hiện tượng gian lận thương mại, trong quá trình áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, người làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong tất cả các Quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực cần cung cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ như sau:

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); hoặc chứng tử tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại một trong các Hiệp định: Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA); Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (СРТРР); Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA); Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Các quy định về tự chứng nhận xuất xứ tại các Hiệp định thương mại tự do được thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn có liên quan. Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Nguồn: Hải quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hướng dẫn về tính hợp lệ của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (XXHH)

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu liên quan đến tính hợp lệ của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.


Cụ thể, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu phản ánh vướng mắc liên quan đến tính hợp lệ của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Công ty Nodor, S.A. phát hành phù hợp với quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ Công Thương thì sự khác biệt về mã số HS khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ với thông tin tra cứu trên hệ thống REX của EU không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ; tuy nhiên chỉ những hàng hóa có mã số HS khai báo trên lời văn tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đủ điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hướng dẫn nộp chứng từ chứng nhận XXHH trong giai đoạn dịch Covid-19

Liên quan đến nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản tháo gớ vướng mắc cho các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện.


 

Theo đó, Tổng cục Hải quan cho biết, hướng dẫn tại công văn số 3980/TCHQ-GSQL ngày 11/8/2021 không áp dụng đối với việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19.

Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus Corona (Covid-19) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 của Bộ Tài chính.

Việc kiểm tra, đối chiếu thông tin về C/O trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện tại các nhiều công văn, chẳng hạn như: số 3480/TCHQ-GSQL ngày 29/5/2020, số 6505/TCHQ-GSQL ngày 07/10/2020, số 8189/TCHQ-GSQL ngày 31/12/2020, số 1120/TCHQ-GSQL ngày 10/3/2020, số 4162/TCHQ-GSQL ngày 25/8/2021, số 4059/TCHQ-GSQL ngày 17/8/2021, số 446/GSQL-GQ4 ngày 03/3/2017 (áp dụng đối với C/O mẫu EAV do cơ quan có thẩm quyền của Liên bang Nga cấp), số 6612/TCHQ-GSQL ngày 14/10/2020.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp C/O nước xuất khẩu chưa thông báo việc sử dụng bản chụp/bản scan và cung cấp trang thông tin điện tử để tra cứu thì việc tiếp nhận, xử lý C/O thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019) và hướng dẫn tại Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục Hải quan.

Đối với việc tra cứu C/O mẫu E, Tổng cục Hải quan cho biết phía cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc đã cung cấp trang thông tin điện tử để tra cứu sự tồn tại của C/O mẫu E, tuy nhiên tại trang điện tử này công chức hải quan chỉ có thể tra cứu được một số thông tin cơ bản của C/O như: thông tin người xuất khẩu, số invoice, nước nhập khẩu, mã số HS, nơi cấp và ngày cấp C/O; thiếu các thông tin về số lượng, tiêu chí xuất xứ…

Do vậy, khi kiểm tra, đối chiếu tính xác thực của C/O trên trang thông tin điện tử này, công chức hải quan ngoài việc kiểm tra, đối chiếu các thông tin về C/O trên trang thông tin điện tử còn thực hiện kiểm tra, đối chiếu giữa hồ sơ hải quan với bản chụp/scan C/O và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xử lý theo quy định.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Cụ thể cách ghi xuất xứ hàng hóa được sửa đổi bổ sung thế nào?

Trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa đang được Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến, một nội dung đáng chú ý liên quan đến cách ghi xuất xứ hàng hóa.

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung Điều 15 (Nghị định 43) quy định về cách ghi xuất xứ hàng hóa (tại khoản 7 Điều 1 dự thảo).

Theo dự thảo, Điều 15 quy định như sau: tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải đảm bảo trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

Trường hợp thể hiện xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa đó phải đáp ứng các ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó hoặc ghi theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện ghi các cụm từ thể hiện công đoạn cuối cùng hoàn thiện hàng hóa như: “lắp ráp tại”, “đóng chai tại”, “phối trộn tại”, “chế biến tại”, “hoàn tất tại”, “đóng gói và dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, qua tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành và nhằm tăng cường các biện pháp quản lý chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, việc sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa trên cơ sở Nghị định 43 quy định cách ghi xuất xứ hàng hóa sau khi đã xác định xuất xứ hàng hóa theo các văn bản pháp luật chuyên ngành về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam hoặc các hiệp định mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết.

Dự thảo Nghị định bổ sung thêm cách ghi đối với những trường hợp không xác định được xuất xứ hàng hóa, phải ghi rõ, minh bạch về nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com