Những chính sách về HQ tạo thuận lợi cho thông quan trong dịch Covid-19

Nhiều cơ chế chính sách đã được Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là các chính sách đặc thù giải quyết vướng mắc trong quá trình nhập khẩu hàng hóa phục vụ phòng chống dịch.


 

Những chính sách hải quan tạo thuận lợi do doanh nghiệp trong dịch covid 19

Miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu phục vụ phòng, chống dịch

Theo Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Đào Duy Tám, có 6 nhóm giải pháp trọng tâm đã được Tổng cục Hải quan triển khai quyết liệt trong thời gian vừa qua nhằm hỗ trợ hoạt động thông quan hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu phục vụ công tác phòng chống dịch. Cụ thể gồm: nhóm giải pháp tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK; nhóm giải pháp hỗ trợ thủ tục xuất khẩu nông sản qua các tỉnh biên giới phía Bắc; nhóm giải pháp thông quan nhanh đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư thiết bị y tế, tân dược, vắc xin và sinh phẩm y tế phục vụ phòng chống dịch; nhóm giải pháp về chính sách thuế và thu, nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; nhóm giải pháp về tổ chức, điều hành và bố trí nhân lực đảm bảo việc thông quan hàng hóa; nhóm giải pháp về xây dựng chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động XNK trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Cơ quan Hải quan đã thực hiện thủ tục miễn thuế nhập khẩu và không thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 đến ngày 23/9/2021 là 34,18 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 11/9/2021 của Chính phủ xử lý chung đối với hàng hóa của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhập khẩu hoặc đã nhập khẩu để tài trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, được áp dụng chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT như hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại (thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế GTGT).

Qua đó, cơ quan Hải quan đã thực hiện thủ tục miễn thuế nhập khẩu và không thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 đến ngày 23/9/2021 là 34,18 tỷ đồng.

Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo, hướng dẫn việc tạo điều kiện thuận lợi, thông quan nhanh các lô hàng vật tư, thiết bị y tế, tân dược, vắc-xin, sinh phẩm xét nghiệm,…hàng hóa viện trợ, biếu, tặng từ nước ngoài hoặc hàng hóa do các tổ chức, cá nhân trong nước nhập khẩu để ủng hộ, hỗ trợ, tài trợ, biếu tặng cho Chính phủ, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố để phục vụ yêu cầu khẩn cấp công tác phòng, chống dịch, điều trị, khám chữa bệnh.

Xây dựng chính sách hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn cao điểm dịch Covid-19, để tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt, thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vừa đảm bảo hỗ trợ công tác phòng chống dịch, vừa đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã kiến nghị, xây dựng nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu.

Bên cạnh các giải pháp về cơ chế, chính sách, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương thực hiện nhiều giải pháp về tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; hỗ trợ thủ tục xuất khẩu nông sản qua các tỉnh biên giới phía Bắc; tổ chức, điều hành và bố trí nhân lực để đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, kịp thời hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo nguồn cung cho các bệnh viện, cơ sở y tế phục vụ kịp thời công tác khám, điều trị bệnh cho người dân.

Tổng cục Hải quan đã tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, trong đó có đề xuất sửa Điều 47, Điều 61 Luật Hải quan về thời hạn lưu giữ đối với hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế và hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan, theo hướng cho phép hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế, hàng hóa gửi kho ngoại quan được tiếp tục lưu giữ trong trường hợp xảy ra dịch bệnh theo công bố của cơ quan, người có thẩm quyền đến ngày cơ quan, người có thẩm quyền công bố hết dịch và được thực hiện gia hạn một lần không quá 12 tháng kể từ thời điểm công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt khác phát sinh giao Chính phủ quy định. Đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan, khi xuất khẩu chỉ được xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Cơ quan Hải quan đã tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, đề xuất Thủ tướng Chính phủ đưa vào chương trình họp Chính phủ xem xét thông qua Nghị quyết nhằm giải quyết khó khăn vướng mắc trong tình hình dịch bệnh Covid-19 về việc cho phép kéo dài thời gian tạm dừng hoạt động của cửa hàng miễn thuế và cho phép doanh nghiệp chế xuất được thuê kho ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để lưu giữ hàng hóa thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đang khẩn trương thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ trong việc xây dựng hoàn thiện dự thảo 2 Thông tư theo thủ tục rút gọn: Thông tư “Quy định về giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19” và Thông tư “Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp phòng, chống dịch Covid 19; nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19”.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng tham mưu cho Bộ Tài chính có một số ý kiến tham gia, đóng góp với những chủ trương, chính sách trong phòng chống dịch bệnh và chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hướng dẫn nộp C/O để áp dụng mức thuế ưu đãi đặc biệt

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn một số đơn vị hải quan địa phương thực hiện Nghị định 83/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2021-2022.


Theo đó, về chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) để áp dụng mức thuế suất ưu đãi, Tổng cục Hải quan cho biết hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định ASEAN – Trung Quốc người khai hải quan phải nộp C/O mẫu E và đáp ứng các quy định tại Nghị định số 153/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ.

Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2021-2022 người khai hải quan phải nộp C/O mẫu S, đáp ứng quy định tại Nghị định số 83/2021/NĐ-CP.

Theo đó, khi thực hiện thủ tục hải quan, người khai hải quan có quyền lựa chọn thuế suất áp dụng theo thỏa thuận song phương Việt Nam-Campuchia hoặc theo Hiệp định ASEAN-Trung Quốc nếu đáp ứng các quy định tương ứng.

Về quản lý, theo dõi trừ lùi, Tổng cục Hải quan cho biết việc theo dõi trừ lùi những mặt hàng thuộc Phụ lục II Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (HNTQ) ban hành kèm Nghị định số 83/2021/NĐ-CP tiếp tục thực hiện theo điểm 2 công văn số 5302/TCHQ-GSQL ngày 19/8/2019 của Tổng cục Hải quan.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các chi cục hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Gia Lai – Kon Tum, Đắk Lắk cử cán bộ đầu mối theo dõi hàng hóa và lượng hạn ngạch thuế quan, gửi thông tin về Cục Giám sát quản lý về Hải quan để theo dõi quản lý.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

 

Công ty NK tại chỗ loại hình E31 có phải nộp thuế hay không?

❓Công ty nhập khẩu tại chỗ loại hình E31, đề nghị cho biết Công ty có phải nộp thuế hay không?
Việc hoàn lại số tiền thuế được thực hiện như thế nào? Thời gian thực hiện trong vòng bao nhiêu ngày?

✅ Trả lời vướng mắc:

Theo quy định tại điểm h Điều 12 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, khi Công ty nhập khẩu tại chỗ theo loại hình E31 thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu.
– Trường hợp Công ty đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và khoản 18 Điều 1 NĐ 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021. Thủ tục hoàn thuế được thực hiện qua dịch vụ công.
Thời hạn hoàn thuế cụ thể như sau:
– Nếu trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì thời hạn là 06 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Nếu trường hợp kiểm tra trước, hoàn sau thì thời hạn là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Nguồn: CHQTBD

Cục Hàng không yêu cầu dừng mở bán vé trên các đường bay nội địa

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng công ty Hàng không Việt Nam-CTCP và các công ty Cổ phần Hàng không: Pacific, Vietjet, Tre Việt và Công ty TNHH Hàng không lữ hành Việt Nam về việc dừng mở bán vé trên các đường bay nội địa cho đến khi có thông báo mới.


Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (hàng không, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa, đường bộ) trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Do vậy, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các hãng hàng không Việt Nam thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu tại Công văn số 3706/CHK-VTHK, đặc biệt là việc dừng mở bán vé trên các đường bay nội địa cho đến khi Bộ Giao thông vận tải ban hành kế hoạch chính thức.

Tại dự thảo quy định về tổ chức hoạt động vận tải hành khách trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra 2 phương án khai thác trở lại các chuyến bay nội địa.

Theo đó, với phương án 1, Bộ Giao thông vận tải quy định tần suất khai thác theo 4 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch này): Tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay.

Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1): Tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay.

Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2): Tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó (không phải giãn cách ghế trên tàu bay). Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) được khai thác trở lại bình thường;

Trong thời gian thực hiện các giai đoạn 1, 2 và 3: các đường bay mới, đường bay có tần suất 1 chuyến/ngày của mỗi hãng hàng không thì được khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày; thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn 1.

Phương án 2 ở giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch này) tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay.

Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1) tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021của hãng hàng không đó.

Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2), tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quátần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021của hãng hàng không đó (không phải giãn cách ghế trên tàu bay). Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới): được khai thác trở lại bình thường.

Trong thời gian thực hiện các giai đoạn 1 và 2, các đường bay mới, đường bay có tần suất 1 chuyến/ngày của mỗi hãng hàng không thì được khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày; thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn 1.

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thương mại điện tử mới nhất

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.


Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thương mại điện tử

Theo quy định mới, đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website, người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm, như năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy.

Người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó.

Nghị định số 85/2021/NĐ-CP cũng quy định rõ các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử gồm: Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng; Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.

Bổ sung trách nhiệm của thương nhân

Về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, Nghị định bổ sung đối với những sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến, ngoài các nghĩa vụ trên, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm: Chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp và có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các đối tượng trên cũng là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử có nhiều hơn 2 bên tham gia; lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán; liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều 36 mà gây thiệt hại.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hướng dẫn thủ tục nhập xe ô tô cứu thương đã qua sử dụng

Các vấn đề liên quan đến thủ tục, hồ sơ, kiểm tra chuyên ngành và địa điểm làm thủ tục hải quan đối với xe ô tô cứu thương đã qua sử dụng vừa được Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh thực hiện.


Thủ tục nhập xe cứu thương đã qua sử dụng

Cụ thể, Tổng cục Hải quan cho biết, về chính sách quản lý thực hiện theo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6275/VPCP-KTTH ngày 7/9/2021 của Văn phòng Chính phủ.

Theo đó, xe ô tô cứu thương đã qua sử dụng từ nhận viện trợ không hoàn lại của đối tác nước ngoài để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 được phép nhập khẩu vào Việt Nam cho đến thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh bãi bỏ áp dụng Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Về thủ tục hải quan, thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Hải quan năm 2014. Theo đó, hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan và văn bản xác nhận của UBND TP Hồ Chí Minh về việc hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp.

Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với mặt hàng xe cứu thương đã qua sử dụng phục vụ mục đích phòng, chống dịch Covid-19 theo quyết định của Chính phủ do doanh nghiệp lựa chọn theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan năm 2014.

Về việc kiểm tra chuyên ngành, Tổng cục Hải quan cho biết căn cứ điểm 2 công văn 6275/VPCP-KTTH, để kịp thời đưa hàng hóa vào sử dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, cơ quan Hải quan không yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng tại thời điểm làm thủ tục hải quan với xe cứu thương đã qua sử dụng.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Công ty nhập khẩu loại hình A11 xuất xứ TQ, thực tế khác nhau áp dụng thế nào?

Công ty chúng tôi có nhập khẩu lô hàng theo loại hình A11 ngày 09/08/2021 , trên invoice , trên TNNK có thể hiện tiêu chí xuất xuất xứ là Made in China . Nhưng khi kiểm tra thực tế hàng hóa : trên nhãn mác chỉ thể hiện các tiêu chí bắt buộc ( a,b và d ) theo quy định của nghị định 43/2017/NĐ-CP và thiếu tiêu chí c ( thiếu dòng chữ made in China ) .
Xin cho công ty hỏi trường hợp này thì công ty chúng tôi có được xem xét áp dụng theo cv 1512/TCHQ-PC ngày 11/03/2020 là không xử phạt ?
Còn nếu bị phạt thì bị bị áp dụng theo khoản 1 hay khoản 2 điều 22 nghị đinh 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 ? Rất mong nhận được hồi đáp sớm của quý cơ quan

Trả lời vướng mắc:

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định:
“1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện những nội dung sau: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa; d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.”
Căn cứ khoản 3 điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định:
“Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với các nội dung ghi trên nhãn gốc”.
Căn cứ công văn 1512/TCHQ-PC ngày 11/03/2020 thì trường hợp công ty nêu, cơ quan hải quan không phải xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, công ty cần lưu ý, khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài yêu cầu đối tác ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Nguồn: CHQTBD

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hướng dẫn về tính hợp lệ của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (XXHH)

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu liên quan đến tính hợp lệ của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.


Cụ thể, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu phản ánh vướng mắc liên quan đến tính hợp lệ của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Công ty Nodor, S.A. phát hành phù hợp với quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ Công Thương thì sự khác biệt về mã số HS khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ với thông tin tra cứu trên hệ thống REX của EU không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ; tuy nhiên chỉ những hàng hóa có mã số HS khai báo trên lời văn tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đủ điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Cách kiểm tra thông tin C/O trên trang điện tử của nước xuất khẩu (XK)

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra thông tin một số mẫu C/O trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu.


Cách kiểm tra thông tin C/O trên trang điện tử
Cụ thể, với C/O mẫu D có con dấu và chữ ký dạng điện tử do Indonesia phát hành, cơ quan có thẩm quyền của Indonesia thông báo cấp C/O mẫu D, E, AK, AI, AANZ và AJ có chữ ký và con dấu dạng điện tử từ ngày 1/4/2020.
Do đó, cơ quan Hải quan kiểm tra thông tin về C/O tại trang thông tin điện tử: http://e-ska.kemendag.go.id -> chọn e-COO verification -> điền số tham chiếu C/O.
Đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp qua hệ thống điện tử bao gồm chữ ký dạng điện tử và mã quét QR, cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ thông báo cấp C/O mẫu AI có chữ ký và con dấu dạng điện tử từ 1/4/2020.
Kiểm tra thông tin về C/O tại trang thông tin điện tử: http://Coo.dgft.gov.in -> đánh số tham chiếu C/O vào ô “verife certinficate” để tra cứu thông tin.
Đối với C/O mẫu D do Malaysia có con dấu và chữ ký điện tử, cơ quan có thẩm quyền của Malaysia thông báo cấp C/O dạng điện tử từ ngày 13/4/2020, áp dụng cho các Hiệp định thương mại tự do mà Malaysia là thành viên: AANZFTA; AKFTA; AHKFTA và ATIGA.
Thông tin về C/O được tra cứu tại trang thông tin điện tử: http://newepco.dagangnet.com.my -> điền tên và mật khẩu vào User Login.
Đối với C/O mẫu E, kiểm tra thông tin về C/O tại: http://origin.customs.gov.cn -> chọn chức năng Certificate info search -> điền số C/O và số hóa đơn thương mại để xem thông tin.
Kiểm tra thông tin về C/O tại trang thông tin điện tử: http://check.ccpiteco.net -> điền thông tin C/O Certification No, CO Serial No để tra cứu thông tin.
Các trường hợp C/O còn lại, các đơn vị hải quan thực hiện kiểm tra theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 (được sửa đổi, bổ sung tai Thông tư 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019 của Bộ Tài chính) và các Thông tư hướng dẫn về quy tắc xuất xứ của Bộ Công Thương.
Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ, hình thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus Corona (Covid-19).
Tin: Báo Hải Quan Online

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Tất tần tật về Xuất nhập khẩu tại chỗ (XNK TC) là gì?

Khi xuất nhập khẩu một số lô hàng, có một số trường hợp được coi là xuất nhập khẩu tại chỗ.


1. Các trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ

Theo Điều 86 thông tư 38/2015/TT-BTC có định nghĩa Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

2. Hồ sơ hải quan

Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.

3. Thời hạn làm thủ tục hải quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

4. Trách nhiệm làm Thủ tục hải quan

a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:

a.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;

a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

a.3) Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:

b.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

b.3) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;

d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

d.1) Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

d.2) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá;

d.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.

Chú ý:

Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau.

Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.

— Sưu tầm —

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn