THỦ TỤC HẢI QUAN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ MIỄN THUẾ

TƯ VẤN THẮC MẮC THỦ TỤC HẢI QUAN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ MIỄN THUẾ

Công ty chúng tôi được Ban quản lý các khu công nghiệp Hưng Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư vào địa bàn được ưu đãi. Chúng tôi muốn thông báo danh mục miễn thuế đến cơ quan hải quan để được xét miễn thuế của dự án thì thủ tục thông báo danh mục miễn thuế thực hiện trên hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan (Theo điều 30 nghị định số 134/2016/NĐ-CP).
Về thủ tục này chúng tôi có thể thuê đại lý hải quan thực hiện hay không?
Khi nhập khẩu máy móc thiết bị của dự án có thể ủy quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan thay chúng tôi kê khai việc nhập khẩu hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
“Điều 30. Thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu đối với các trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế
…2. Nguyên tắc xây dựng Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu (sau đây gọi chung là Danh mục miễn thuế):
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa (chủ dự án; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh; chủ cơ sở đóng tàu; tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí) sau đây gọi chung là chủ dự án, là người thông báo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế. Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, công ty cho thuê tài chính sử dụng danh mục miễn thuế do chủ dự án đã thông báo với cơ quan hải quan…”
– Căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
…14. Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan”
Theo đó, đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế hoạt động giao dịch của Công ty để nghiên cứu thực hiện đúng quy định. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tổng cục HQ ban hành Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mới

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/6/2021 và thay thế công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 1/4/2015 của Tổng cục Hải quan về mã loại hình xuất nhập khẩu trên hệ thống VNACCS.

Theo Bảng mã loại hình được ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ, có 16 mã loại hình xuất khẩu; 24 mã loại hình nhập khẩu.

Quyết định của Tổng cục Hải quan quy định điều khoản chuyển tiếp như sau:

Đối với các tờ khai hải quan đã đăng ký theo loại hình tương ứng trước ngày Quyết định 1357/QĐ-TCHQ có hiệu lực, nếu có thay đổi mục đích sử dụng, đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mới thì sử dụng mã loại hình theo quy định tại Quyết định này kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Đối với các mã loại hình đã được quy định tại Quyết định này nhưng thủ tục hải quan chưa được quy định cụ thể tại các nghị định của Chính phủ và thông tư của Bộ Tài chính thì chưa thực hiện cho đến khi có quy định cụ thể.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thuế suất hàng hóa sản xuất xuất khẩu nhập tại chỗ từ DNCX

Giải đáp về thuế suất hàng hóa sản xuất xuất khẩu nhập tại chỗ từ DNCX

Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất hàng xuất khẩu (SXXK), có nhập tại chỗ hàng hóa do một DNCX ở khu chế xuất Tân Thuận sản xuất. Hàng hóa này do DNCX này sản xuất tại VN nhưng xuất tại chỗ vào nội địa nên không xin cấp được chứng nhận xuất xứ, xem như hàng hóa sản xuất ở VN nhưng không có C/O. Theo nghị định 18/2021/NĐ-CP, thì doanh nghiệp nội địa nhập tại chỗ hàng hóa loại hình SXXK (tờ khai E31) từ DNCX, từ khu phi thuế quan thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu.

Xin hỏi: trường hợp này doanh nghiệp chúng tôi phải áp mức thuế suất ưu đãi hay là mức thuế suất thông thường ?

Theo khoản 1, điều 1 của Nghị định 18/2021/ND-CP: 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau: “Điều 3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ c) Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP , Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Xin hỏi trường hợp doanh nghiệp chúng tôi nhập hàng hóa tại chỗ phục SXXK từ DNCX do họ sản xuất thì được áp mức thuế suất ưu đãi như điểm c, khoản 3 như nêu trên không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm k khoản 2 Điều 4 Nghị định 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 quy định:

Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất Atiga phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

2.Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, bao gồm các nước sau:

k) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước)

Như vậy, căn cứ theo quy định trên trường hợp của Công ty thuộc quy định về thực hiện chính sách thuế ưu đãi đặc biệt hàng nhập khẩu từ khu phi thuế quan. Tuy nhiên, để xem xét được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì công ty đồng thời phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại các khoản 1,3,4 Điều 4 Nghị định 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017.

Công ty tham khảo quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

NGUỒN: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI

——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

KHAI BẢO HIỂM HÀNG NHẬP KHẨU TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN

TƯ VẤN KHAI BẢO HIỂM HÀNG NHẬP KHẨU TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN

Công ty chúng tôi có nhập khẩu hàng hóa từ công ty mẹ TP-Link Trung Quốc, term FOB, công ty mẹ thực hiện mua bảo hiểm hàng hóa cho toàn bộ các lô hàng nhập khẩu của công ty chúng tôi và công ty chúng tôi TPLink Việt Nam không phải thanh toán lại số tiền bảo hiểm hàng hóa này cho công ty mẹ.
Vậy chúng tôi muốn hỏi chúng tôi có phải khai số tiền bảo hiểm hàng hóa này lên tờ khai hải quan không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Nguyên tắc:
a) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;
b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;
c) Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
a) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận”
Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch
“1. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này”.
Điều 13. Các khoản điều chỉnh cộng
“1. Chỉ điều chỉnh cộng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
b) Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
c) Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có liên quan.
Trường hợp lô hàng nhập khẩu có các khoản điều chỉnh cộng nhưng không có các số liệu khách quan, định lượng được để xác định trị giá hải quan thì không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
2. Các khoản điều chỉnh cộng, trong đó có phí bảo hiểm, với quy định:
“….
h) Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
h.1) Trường hợp người nhập khẩu không mua bảo hiểm cho hàng hóa thì không phải cộng thêm chi phí này vào trị giá hải quan;
h.2) Phí bảo hiểm mua cho cả lô hàng gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa, thì phân bổ theo trị giá của từng loại hàng hóa”.
Việc khai báo trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu, khai số tiền bảo hiểm hàng hóa lên tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định nêu trên.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính trên để áp dụng vào trường hợp xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu của công ty. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: CHQTĐN
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

HD THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT HÀNG BỊ LỖI TỪ DNCX RA SỬA CHỬA

HƯỚNG DẪN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT HÀNG BỊ LỖI TỪ DNCX RA SỬA CHỬA

Công ty GPA HongKong Limited ( Thâm Quyến, Trung Quốc) bán sản phẩm bao bì hộp giấy cho Công ty TNHH Marigot Việt Nam (DNCX thuộc KCX Long Bình).
Sản phẩm bao bì hộp giấy giao từ Trung Quốc qua Công ty Marigot có một số lượng hàng bị lỗi cần kiểm tra và sửa chữa.
Công ty TNHH GPA Việt Nam thuộc sở hữu của Công ty GPA Hongkong muốn thỏa thuận với khách hàng là Công ty Marigot nhận hàng ra để kiểm tra và sửa chữa.
Công ty chúng tôi muốn xin được tư vấn:
1. Công ty GPA Viet Nam có thể lấy hàng lỗi từ DNCX Marigot về kiểm tra và sửa chữa không?
2. Nếu có thể lấy hàng lỗi ra sửa chữa và giao lại đúng số lượng cho DNCX thì thủ tục Hải Quan như thế nào? — Công ty GPA Việt Nam có phải đóng thuế nào không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2020 quy định:
“50. Điều 74 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 74. Quy định chun­g đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.”
Công ty tham khảo quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: CHQTĐN
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

NHẬP KHẨU TẠI CHỖ THEO NGHỊ ĐỊNH 18/2021/NĐ-CP

TƯ VẤN GIẢI ĐÁP NHẬP KHẨU TẠI CHỖ THEO NGHỊ ĐỊNH 18/2021/NĐ-CP

1. Công ty nhập tại chỗ nguyên liệu sợi để SXXK theo chỉ định của thương nhân nước ngoài từ doanh nghiệp chế xuất (EPE) thì có phải nộp thuế nhập khẩu theo nghị định 18/2021/NĐ-CP hay không?

2. Công ty nhập tại chỗ nguyên liệu sợi để SXXK theo chỉ định của thương nhân nước ngoài từ doanh nghiệp FDI. Đầu xuất tại chỗ xuất sợi mở tờ khai loại hình B11, công ty đầu nhập sợi mở loại hình E31, sau khi sản xuất ra vải thành phẩm xong thì xuất tại chỗ loại hình E62 cho doanh nghiệp FDI theo chỉ định thương nhân nước ngoài, đầu nhập sẽ nhập tại chỗ loại hình E21 gia công thành quần áo xuất đi nước ngoài. Vậy công ty nhập tại chỗ nguyên liệu sợi ban đầu có được miễn thuế nhập khẩu áp dụng điểm e khoản 2 điều 12 nghị định 18 không hay phải nộp thuế nhập khẩu áp dụng theo điểm h khoản 2 điều 12 nghị định 18/2021/NĐ-CP

3. Như nội dung ở câu hỏi 2, nếu đầu xuất tại chỗ xuất sợi mở tờ khai loại hình E62 thì công ty nhập tại chỗ nguyên liệu sợi ban đầu có được miễn thuế nhập khẩu áp dụng điểm e khoản 2 điều 12 nghị định 18 không hay phải nộp thuế nhập khẩu áp dụng theo điểm h khoản 2 điều 12 nghị định 18/2021/NĐ-CP.?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ quy định:

“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu

2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:

h) Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai.

Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.

Theo quy định nêu trên, chỉ Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công mới được miễn thuế.

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể..

——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

ĐIỀU KIỆN CHI NHÁNH ĐƯỢC ĐỨNG TÊN TRÊN TỜ KHAI XNK

GIẢI ĐÁP VỀ ĐIỀU KIỆN CHI NHÁNH ĐƯỢC ĐỨNG TÊN TRÊN TỜ KHAI XUẤT NHẬP KHẨU

Khách hàng của công ty chúng tôi là doanh nghiệp FDI vốn 100% Nhật bản, công ty thương mại. Hiện khách hàng này của chúng tôi có trụ sở ở Hcm và chi nhánh ở Hà Nội.
Trong thời gian tới, khách hàng của công ty chúng tôi muốn chi nhánh được phép đứng tên trên tờ khai xuất nhập khẩu hàng hoá. Vậy kính mong quý cục tư vấn giải đáp theo quy định hải quan hiện hành thì chi nhánh phải đáp ứng những điều kiện cần và đủ gì về mặt giấy phép, thủ tục thì mới được đứng tên trên tờ khai xuất nhập khẩu hàng hoá.

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

1) Về người khai hải quan:
– Khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định “Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan”;
– Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 quy định:
“Người khai hải quan gồm:
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.
3. Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
5. Đại lý làm thủ tục hải quan.
6. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác”.
Như vậy, Chi nhánh chỉ được đứng tên trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá khi Chi nhánh là “Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” và là pháp nhân. Trong trường hợp này, khi khai báo hải quan, Chi nhánh phải thực hiện đúng các quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, trong đó cần lưu ý:
+ Điều 5. “Sử dụng chữ ký số trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử”;
+ Khoản 2, Phụ lục 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC: “Chỉ tiêu thông tin khai báo đối với tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu và chứng từ kèm theo”, chú ý:
++ Mẫu số 01: Tờ khai điện tử nhập khẩu (Khi thực hiện đăng ký trước thông tin hàng hóa nhập khẩu). Chỉ tiêu 1.12 – Mã người nhập khẩu, 1.13 – Tên người nhập khẩu. (1.12 là mã số người nộp thuế, 1.13 là tên người nộp thuế ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế do cơ quan thuế nội địa cấp cho DN theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế);
++ Mẫu số 02: Tờ khai điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu (Áp dụng cho trường hợp xuất khẩu). Đặc biệt chú ý chỉ tiêu 2.11 – Mã người xuất khẩu, chỉ tiêu 2.12 – Tên người xuất khẩu (2.11 là mã số người nộp thuế, 2.12 là tên người nộp thuế ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế do cơ quan thuế nội địa cấp cho DN theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế).
2) Về ủy quyền của Công ty cho Chi nhánh:
Theo điều 84 Luật Dân sự thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân mà không phải là pháp nhân. Ngoài ra, theo khoản 1 điều 45 Luật Doanh nghiệp thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hay 01 phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc điều lệ hoạt động và việc uỷ quyền cho chi nhánh mà công ty hay chi nhánh sẽ đứng tên, ký duyệt và sử dụng mộc dấu được cấp (nếu có) để khai báo, làm thủ tục khi nhập khẩu.
Khi công ty uỷ quyền cho chi nhánh làm thủ tục thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, tranh chấp phát sinh (nếu có) và chấp hành pháp luật về hải quan, chi nhánh công ty vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ hải quan, phân loại hàng hoá, áp mã, tính thuế… mà chi nhánh công ty được uỷ quyền. Mã số thuế ghi tờ khai hải quan là mã số thuế của công ty, dấu đóng trên tờ khai hải quan là dấu của chi nhánh nhưng phải ghi rõ là “Thừa uỷ quyền của giám đốc công ty”.
3) Về thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:
DN phải thực hiện theo quy định của Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

HÀNG NHẬP KHẨU KHÔNG DÁN NHÃN XUẤT XỨ

Giải đáp vấn đề: HÀNG NHẬP KHẨU KHÔNG DÁN NHÃN XUẤT XỨ

Công ty chúng tôi xin được tư vấn về việc dán nhãn xuất xứ hàng hóa trên hàng nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ SXXK.
Nếu trường hợp hàng nhập về không dán nhãn xuất xứ thì có bị phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP hay không? Vì theo nội dung CV 1512/TCHQ-PC ngày 19/10/2020 thì Hải quan không xử phạt vấn đề này.

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có Hiệu lực từ ngày 10/12/2020.
Theo quy định hiện hành, hàng hóa nhập khẩu phải thể hiện ghi nhãn hàng hóa cụ thể (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP nêu trên).
Trường hợp hàng nhập khẩu vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017) thì tùy theo trị giá lô hàng, Công ty sẽ bị xử phạt theo quy định . Đồng thời, Công ty cũng bị buộc áp dụng khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 22, Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Trường hợp cần thêm thông tin, đề nghị Công ty liên hệ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

THUẾ NHẬP KHẨU LOẠI HÌNH NHẬP SXXK TẠI CHỖ – E31

GIẢI ĐÁP VỀ: THUẾ NHẬP KHẨU LOẠI HÌNH NHẬP SXXK TẠI CHỖ – E31

Công ty chúng tôi nhập khẩu NPL của Cty gia công trong nước ( Bên được chỉ định giao hàng ) để SXXK và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Hồ sơ gồm có :
– Hợp đồng 03 bên ( Có nêu rõ Cty nước ngoài chỉ định Cty trong nước giao hàng )
– Invoice : Do Cty nước ngoài phát hành – Packing list : Do Cty gia công trong nước phát hành
– Tờ khai xuất tại chỗ
– Giấy Chỉ định giao hàng : Do Cty nước ngoài phát hành + trong nước ký Theo nội dung tại NGHỊ ĐỊNH 18/NĐ-CP (Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu),
Như vậy Công ty chúng tôi sẽ được miễn thuế nhập` khẩu theo quy định tại Điều 12 khoản 1 hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ quy định:
“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
h) Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.”
Theo quy định nêu trên, chỉ Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công mới được miễn thuế.
Nguồn: CHQTĐN

——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thủ tục nhập khẩu liên quan đến máy thiêu xác động vật

Trả lời: Thủ tục nhập khẩu liên quan đến máy thiêu xác động vật

Hiện nay doanh nghiệp chúng tôi có kế hoạch nhập khẩu máy thiêu xác động vật mục đích sử dụng trong các trang trại chăn nuôi công nghiệp, với mục đích thương mại nhập khẩu về và bán lại cho khách hàng là các trang trại chăn nuôi.

Nguyên liệu đốt : Dầu Diesel hoặc GAS LPG Nước xuất khẩu : Trung Quốc Mã hscode đối tác cung cấp : 8417809090

Xin hỏi thủ thục nhập khẩu cần thiết đối với mặt hàng này?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định 69/2018//NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương.

Căn cứ Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Căn cứ Thông tư số 65/2018/TT-BTC ngày 27/06/2017 (đẫ được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019) của Bộ Tài chính về việc Ban hành danh mục hàng hóa XNK Việt Nam.

Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trả lời như sau:

Mặt hàng Máy thiêu xác động vật (mới 100%), sử dụng trong trang trại chăn nuôi công nghiệp, nhập khẩu thương mại, hiện tại không thuộc danh mục hành hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện. Do đó Công ty có thể tiến hành nhập khẩu như hàng hoá thương mại thông thường. Thủ tục nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC đẫ được sửa đổi bổ sung tại TT 39/2018/TT-BTC nêu trên.

Việc xác định mã số thuế (mã HS) phải căn cứ vào hồ sơ, hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu. Mặt hàng trên, Cty có thể tham khảo mã HS 8417.80.00 theo DM hàng hóa, Biểu thuế XNK của Việt Nam hiện hành.

Lưu ý trường hợp Công ty nhập khẩu MMTB nêu trên đã qua sử dụng phải thỏa điều kiện theo quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019 của Thủ tướng chính phủ quy định việc nhập khẩu MMTB dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Trường hợp cần thêm thông tin, Đề nghị Công ty liên hệ Đội Nghiệp vụ Chi cục Hải quan Biên Hòa để được hướng dẫn cụ thể.

——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com