Tháng 12/ 2021, chúng tôi có làm thủ tục thông quan cho lô hàng từ UK về Việt Nam, Và có xin nợ bản chứng nhận xuất xứ cho lô hàng. Trên ô ghi chú của TKHQ chúng tôi có ghi chú: ” Doanh nghiệp xin nợ giấy chứng nhận xuất xứ Form EUR1”
Cuối tháng 12/2021 chúng tôi có nộp bổ sung giấy chưng nhận XX EUR1 này cho cơ quan Hải Quan. Tuy nhiên bản C/O này của chúng tôi có sai sót và đã bị phía cơ quan Hải Quan từ chối cho hưởng ưu đãi.
Sau đó chúng tôi có yêu cầu người bán xin cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ theo yêu cầu của phía cơ quan Hải Quan, thì nguoi bán họ trả lời là sau ngày 1/1/2022, họ đã đăng kí mả EORI và chuyển qua toàn bộ áp dụng cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ, chứ không cấp phát mẫu EUR1 nữa.
Như vậy với trường hợp này của doanh nghiệp chúng tôi, thì chúng tôi có được bổ sung bản Tự Chúng Nhận Xuất Xứ của lô hàng này, thay thế cho mẫu EUR1 đã nộp bổ sung nhưng bị sai trước đó, để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế hay không?
Việc chúng tôi đã ghi chú thông tin xin nợ C/O mẫu EUR1 trên tờ khai có được xem xét và vẫn cho DN bổ dung bản tự chứng nhận XX hay không? Hiện nay có văn bản hay hướng dẫn nào từ Tổng Cục cho trường hợp này của chúng tôi hay không?
Giải đáp vướng mắc trên:
– Căn cứ Điều 19 và Điều 24 Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/9/2020 của Bộ Công thương quy định:.
“Điều 19. Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Hàng hóa có xuất xứ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
a) C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
c) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam. Thông báo có thể gồm quy định Liên minh châu Âu ngừng áp dụng điểm a và điểm b khoản này.
Điều 24. Quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu
1. Nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh châu Âu và đáp ứng quy định khác của EVFTA.
2. Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng Mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Liên minh châu Âu. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.”
Việc kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương tại thông tư số 11/2020/TT-BCT; Thông tư 38/2018/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại thông tư 62/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Vướng mắc về việc xin bổ sung nợ giấy chứng nhận xuất xứ
Tháng 12/ 2021, chúng tôi có làm thủ tục thông quan cho lô hàng từ UK về Việt Nam, Và có xin nợ bản chứng nhận xuất xứ cho lô hàng. Trên ô ghi chú của TKHQ chúng tôi có ghi chú: ” Doanh nghiệp xin nợ giấy chứng nhận xuất xứ Form EUR1”
Cuối tháng 12/2021 chúng tôi có nộp bổ sung giấy chưng nhận XX EUR1 này cho cơ quan Hải Quan. Tuy nhiên bản C/O này của chúng tôi có sai sót và đã bị phía cơ quan Hải Quan từ chối cho hưởng ưu đãi.
Sau đó chúng tôi có yêu cầu người bán xin cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ theo yêu cầu của phía cơ quan Hải Quan, thì nguoi bán họ trả lời là sau ngày 1/1/2022, họ đã đăng kí mả EORI và chuyển qua toàn bộ áp dụng cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ, chứ không cấp phát mẫu EUR1 nữa.
Như vậy với trường hợp này của doanh nghiệp chúng tôi, thì chúng tôi có được bổ sung bản Tự Chúng Nhận Xuất Xứ của lô hàng này, thay thế cho mẫu EUR1 đã nộp bổ sung nhưng bị sai trước đó, để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế hay không?
Việc chúng tôi đã ghi chú thông tin xin nợ C/O mẫu EUR1 trên tờ khai có được xem xét và vẫn cho DN bổ dung bản tự chứng nhận XX hay không? Hiện nay có văn bản hay hướng dẫn nào từ Tổng Cục cho trường hợp này của chúng tôi hay không?
Giải đáp vướng mắc trên:
– Căn cứ Điều 19 và Điều 24 Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/9/2020 của Bộ Công thương quy định:.
“Điều 19. Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Hàng hóa có xuất xứ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
a) C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
c) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam. Thông báo có thể gồm quy định Liên minh châu Âu ngừng áp dụng điểm a và điểm b khoản này.
Điều 24. Quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu
1. Nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh châu Âu và đáp ứng quy định khác của EVFTA.
2. Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng Mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Liên minh châu Âu. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.”
Việc kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương tại thông tư số 11/2020/TT-BCT; Thông tư 38/2018/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại thông tư 62/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Hiện tại DNCX muốn bán phế liệu vào nội địa thì tham khảo văn bản pháp luật nào. Trước đây có Thông tư 01/2013/BTNMT-TT nhưng đã hết hạn, hiện tại có quy định nào liên quan đến việc này không?
Trả lời thắc mắc trên:
– Căn cứ khoản 6 Điều 1 nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 sửa đổi, bổ sung Điều 12 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016:
“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
…
4. Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất xuất khẩu khi chuyển tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật thuế”.
– Căn cứ Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại điểm 4 khoản 51 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
“4. Xử lý phế liệu, phế phẩm của DNCX
a) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng”;
Như vậy, việc bán phế liệu, phế phẩm của DNCX vào thị trường nội địa được thực hiện theo quy định trên, doanh nghiệp nội địa mở tờ khai nhập khẩu theo loại hình tương ứng.
– Nghị định sổ 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ Quy định về quản lý chất thải và phế liệu có hiệu lực hiện hành.
Tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng, hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan nếu khai sai mã loại hình thì không thuộc đối tượng được hủy tờ khai, khai sửa đổi, bổ sung mã loại hình.
Trước vướng mắc của một số đơn vị hải quan địa phương liên quan đến việc khai sai mã loại hình trên tờ khai hải quan của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, mới đây Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cụ thể.
Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 20, Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9, khoản 11 Điều 1 và Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018), tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng, hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan nếu khai sai mã loại hình thì không thuộc đối tượng được hủy tờ khai, khai sửa đổi, bổ sung mã loại hình.
Tổng cục Hải quan giao cục hải quan các tỉnh, thành phố nêu trên thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp. Trường hợp kết quả kiểm tra sau thông quan xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai sai mã loại hình nhưng đã được đưa vào sản xuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu; cơ quan Hải quan đủ cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu đúng với hàng hóa đã nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu đúng với hàng hóa đã xuất khẩu; việc theo dõi, quản lý, sử dụng hàng hóa phù hợp với mã loại hình doanh nghiệp kiến nghị và xác định doanh nghiệp không gian lận, không lợi dụng việc khai sai mã loại hình để trốn thuế, gian lận xuất xứ hoặc vi phạm chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì được xem xét đối với các tờ khai đã khai sai mã loại hình để thực hiện các thủ tục tiếp theo về báo cáo quyết toán và thực hiện quản lý hàng hóa theo đúng quy định.
Trường hợp phát hiện có sai phạm từ hành vi khai sai mã loại hình thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Với thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển mỗi nước không thể thu mình mà cần phải mở cửa giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Trước sự biến đổi đó, ngành xuất nhập khẩu đã và đang nắm giữ được vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Vậy những vai trò của ngành xuất nhập khẩu đang được thể hiện như thế nào.
Hoạt động xuất nhập khẩu thương mại là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Chúng ta không thể phủ nhận được những vai tro to lớn mà nghề xuất nhập khẩu đem lại cho nền kinh tế hiện nay.
Đầu tiên đó chính là tăng trường nền kinh tế về mặt lượng. Nhờ vào ngành xuất nhập khẩu là nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao. So với giai đoạn trước khi xuất nhập khẩu ra đời và phát triển thì đó chính là sự khác biệt rất lớn nhờ đó mà nền kinh tế Việt Nam đã tăng được nhiều bậc và sánh ngang được với nhiều quốc gia trên thế giới.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu có thể làm tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, tiếp cận được với những hình thức kinh doanh mới, tạo thêm công ăn việc làm cho một lực lượng lớn người trong độ tuổi lao động, những người có trình độ cao, tao sự cạnh tranh giữa hàng hóa nội và ngoại nhập, nâng cao mức sống người dân.
Nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu chúng ta có thể kết hợp những nguồn lực của chính đất nước, những tiềm năng như tài nguyên, lao động cùng những thiếu hụt như vốn, ký thuật để mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ nguồn vốn viện trợ, kế thừa thành tựu khoa học kĩ thuật kết hợp với tiềm năng tạo nên sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách kinh tế của nước ta với những quốc gia phát triển trên thế giới.
Nghề xuất nhập khẩu vẫn đang không ngừng phát triển và mở rộng. Nếu bạn là một người trẻ thông minh và năng động đang tìm kiếm cho mình một cơ hội mới, một công việc với một mức lương đúng với khả năng của mình thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi tìm hiểu về khóa học nghề xuất nhập khẩu – một nghề rất hot và đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng. Chắc chắn đây sẽ là một cơ hội mới cho bạn.
2. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế (TGGDTT):
– TGGDTT khi mua bán ngoại tệ: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa Doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
– Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
+ TGGDTT khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi Doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn.
+ TGGDTT khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
+ TGGDTT khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
+ Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (Không qua các tài khoản phải trả), TGGDTT là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiuệp thực hiện thanh toán.
Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán ngay bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 217, 241,… (Tỷ giá mua vào ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 1112, 1122 (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu HĐTC (Lãi tỷ giá hối đoái)
2. Nghiệp vụ 2
Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211,…
Có các TK 331, 341,… (Tỷ giá bán ra tại thời điểm thông quan/nhập hàng)
3. Nghiệp vụ 3
Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
– Hạch toán số tiền ứng trước cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 (Tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)
Nợ TK 635 (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 1112, 1122 (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 (Lãi tỷ giá hối đoái)
– Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211,… (Tỷ giá bán ra thời điểm ứng trước * Số tiền ứng trước + Tỷ giá bán ra thời điểm nhập hàng * Số ngoại tệ còn nợ chưa thanh toán)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
4. Nghiệp vụ 4
Các chi phí liên quan đến nhập khẩu hàng hóa (Chi phí thông quan, lưu kho, xếp dỡ, vận chuyển,…):
Nợ TK 156 (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 1562 (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 1331
Có TK 331/1121/1111
5. Nghiệp vụ 5
Thuế Nhập khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 156 (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 1562 (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Có TK 3333
6. Nghiệp vụ 6
Mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng, ghi:
Nợ TK 1122 – Tỷ giá bán ra Ngân hàng trên hợp đồng mua ngoại tệ
Có TK 1121
7. Nghiệp vụ 7
Thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp, ghi:
Nợ TK 331 – Theo tỷ giá bán ra thời điểm thanh toán
Xuất nhập khẩu đang là ngành nghề khá mới mẻ ở Việt Nam. Mới đây, Việt Nam đã tham gia một loạt các hiệp định quốc tế như EU, AEC, TTP… Điều này mở ra cơ hội cực lớn cho thị trường việc làm ở nước ta. Chắc hẳn các bạn đang tò mò ngành xuất nhập khẩu ra làm gì? Cùng tìm hiểu về các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu và mức lương ngành xuất nhập khẩu ngay nhé!
1. Sales Export – Nhân viên kinh doanh xuất khẩu
Một trong các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu là Sales Export. Vị trí này có thể coi là có yêu cầu cao nhất ở mảng xuất nhập khẩu. Họ cần có mọi kỹ năng về ngoại ngữ, giao tiếp, đàm phán, thuyết phục… Ngoài ra họ còn cần phải nắm rõ nghiệp vụ ngoại thương: thanh toán, chứng từ, hải quan…
Sales Export bị áp lực doanh số vô cùng lớn, lương cơ bản thấp. Bù lại vị trí này có mức hoa hồng cao. Sale Export được rèn luyện nhiều kỹ năng và có cơ hội thăng tiến rộng mở trong công việc.
Các công việc cơ bản ở vị trí Sale Export như:
Tìm kiếm ra các khách hàng quốc tế. Bán sản phẩm của công ty mình cho các khách hàng. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của Sale Export. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lương thưởng của họ và quyết định đến lợi nhuận của công ty.
Liên hệ với các Forwarder để nắm bắt thông tin giá cước, dịch vụ vận tải.
Chăm sóc khách hàng cũ và liên hệ với các khách hàng mục tiêu. Mở rộng thêm nhiều mối quan hệ.
Chốt các đơn hàng, tạo hợp đồng. Theo dõi việc mở thanh toán quốc tế và triển khai đóng hàng. Từ đó, Sales Export sẽ lên kế hoạch lịch tàu xuất hàng cùng Forwarder.
Thông qua hải quan, nộp thuế và làm chứng từ để lấy tiền từ các đối tác. Cung cấp cho bộ phận kế toán, hoàn thuế…
Theo dõi tiến độ hàng di chuyển, ghi nhận các phản hồi từ khách hàng.
Bạn có thể ứng tuyển vị trí Sales Export tại các công ty về nông – lâm – thủy – hải sản, may mặc… Đây là những sản phẩm của Việt Nam đang được xuất khẩu rất nhiều ra nước ngoài.
2. Purchaser – nhân viên thu mua hàng nhập khẩu
Purchaser là công việc có nhiều quyền lợi. Họ ở vị thế người đi mua nên được nhận đón tiếp tốt từ đối tác. Vị trí này cần nhanh nhẹn, tinh tế và các kiến thức chuyên môn như Sales Export.
Công việc cơ bản của các Purchaser như:
Tìm kiếm ra các nhà cung cấp mới, chăm sóc, giữ mối quan hệ với các nhà cung cấp cũ.
Tìm ra nhà cung cấp phù hợp nhất để thu mua nguyên liệu với chi phí thấp nhất có thể nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng.
Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, giao dịch với nhà cung cấp nước ngoài
Chốt đơn hàng, ký hợp đồng để mua hàng cho công ty.
Thực hiện các thanh toán quốc tế
Giám sát hợp đồng, quá trình hàng thông quan, vận tải và các khiếu nại từ nhà cung cấp
Kiểm tra, bàn giao lại các nguyên liệu, hàng hóa mua được với bộ phận liên quan trong công ty.
Công việc cơ bản của các Purchaser là mua được hàng hóa giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất. Và còn cần cung ứng kịp thời để doanh nghiệp sản xuất, tránh gây trì trệ quy trình của công ty.
Đa phần các Purchaser là nữ. Đối tác của nghề này thường là các công ty Trung Quốc, nên biết tiếng Trung là lợi thế của bạn.
3. Nhân viên thanh toán quốc tế
Nhân viên thanh toán quốc tế là một trong các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu thường gặp. Vị trí này có ở các ngân hàng hoặc công ty lớn có phòng thanh toán quốc tế. Nhân viên thanh toán quốc tế có mức lương cao, ổn định và phải tiếp xúc với chứng từ nhiều.
Nếu muốn ứng tuyển ở vị trí này bạn cần phải thật giỏi tiếng Anh. Hiểu biết về mảng xuất khẩu, logistics là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra còn cần hiểu biết các tiêu chuẩn UCP 600 và các nguyên tắc quốc tế khác.
Công việc cơ bản của họ là hỗ trợ khách hàng thực hiện thành công các thanh toán quốc tế. Ví dụ như mở L/C, chuyển T/T, D/P. Nhân viên thanh toán quốc tế còn cần phải kiểm tra các bộ chứng từ hợp lệ.
Yêu cầu của vị trí này là phải có kiến thức cơ bản về xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. Họ phải hiểu các quy định trong Thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng để có thể thực hiện thanh toán và giải đáp thắc mắc của khách hàng. Vậy vị trí này trong ngành xuất nhập khẩu học ở đâu? Nhà tuyển dụng thường ưu tiên sinh viên từ Học viện Ngân Hàng, Đại học Ngoại Thương…
4. Documentation (Docs) – Nhân viên chứng từ
Các nhân viên chứng từ thường là người làm các công việc văn phòng, hỗ trợ khách hàng. Họ có mức lương cơ bản cao hơn sale, không có hoa hồng. Mức lương trung bình của nhân viên chứng từ trên $250/tháng. Đây là công việc ổn định, phù hợp với nữ giới.
Nghề này cần có tính cẩn trọng vì họ làm việc cùng các con số, giấy tờ và các văn bản hợp đồng. Ưu điểm của vị trí nhân viên chứng từ là ổn định, không áp lực doanh số. Họ không cần đi lại quá nhiều mà chỉ cần tập trung cho công việc. Công việc này là câu trả lời khi bạn phân vân ngành xuất nhập khẩu ra làm gì.
Công việc của nhân viên chứng từ:
Hoàn thiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bộ chứng từ vận chuyển, các thủ tục giao nhận, thanh toán.
Liên lạc, đàm phán các điều khoản hợp đồng
Theo dõi các đơn hàng
Làm bill tàu, giấy thông báo hàng đến, invoice, packing list…
Bạn có thể xin ứng tuyển tại vị trí nhân viên chứng từ tại các công ty xuất nhập khẩu như công ty forwarder, công ty dịch vụ khai báo Hải quan…
5. Customer Support Staff (Cus) – Công việc hỗ trợ
Ở một số công ty thì Docs thực hiện luôn phần công việc này. Công việc cơ bản tại vị trí xuất nhập khẩu Cus như:
Thực hiện liên hệ với đại lý lines/agent nước ngoài để xin được giá cước tốt nhất
Xin Dem/Det và lấy booking từ lines để gửi cho Sales hoặc gửi cho direct shipper
Sắp xếp, phối hợp cùng bộ phận điều vận để lên kế hoạch điều xe, đóng cont (trucking). Kiểm tra liên tục tiến độ đóng hàng, hạ bãi.
Cập nhật tình trạng của các lô hàng xuất/nhập khẩu trên hệ thống, thông báo cho khách hàng.
Hỗ trợ nhân viên Sales/Docs làm các chứng từ các lô hàng xuất nhập, check ETA…
Hỗ trợ các bộ phận khác, hoặc làm theo chỉ thị của cấp trên
6. Nhân viên hiện trường/giao nhận Operations – Ops
Bạn phân vân ngành xuất nhập khẩu ra làm gì? Câu trả lời là bạn có thể làm một nhân viên hiện trường. Vị trí Operations này thường xuyên cần đi lại. Ops là người vất vả nhất trong những vị trí trong ngành xuất nhập khẩu. Công việc cực nhọc thường phù hợp với những người trẻ, nam giới. Ops không yêu cầu quá cao về trình độ quá cao như những vị trí khác.
Một số công việc cơ bản của Ops như:
Nhận bộ chứng từ xuất, nhập từ phía Sales / Docs. Sau đó đi nộp thuế, thông quan hàng xuất, đi lấy hàng nhập tại các chi cục, cảng sân bay.
Nhận hồ sơ, yêu cầu từ Sales / Docs để đi làm các chứng từ C/O, Phyto, giấy phép
Đi kiểm hóa, hỗ trợ phân tích, phân loại
7. Coordinator – Nhân viên điều vận đội xe/bãi
Các nhân viên điều vận đội xe có nhiệm vụ
Nhận lệnh báo xin xe / cont từ các Sales và Cus.
Sắp xếp các xe đến đóng hàng, hạ bãi hay rút hàng và chở về kho đúng lịch.
Đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi, xử lý các rắc rối phát sinh trong quá trình vận tải
Vị trí này phù hợp với nam giới. Các nhân viên điều vận đội xe phải làm việc rất vất vả. Họ cần hiểu biết về đường xá, giao thông. Ca làm việc của họ không cố định mà khi nào hàng về là cần xếp xe.
8. Nhân viên hải quan
Đây là vị trí thuộc biên chế của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan sẽ đại diện nhà nước quản lý vấn đề về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu, giám sát hàng hóa.
Vị trí này thường tuyển dụng nhân viên từ các trường đại học riêng biệt. Như khoa Thuế – Hải quan của Học viện Tài Chính, trường Hải quan Việt Nam, cao đẳng Tài chính Hải quan… Công việc của họ liên quan mật thiết đến thuế, nghiệp vụ hải quan để thông quan hàng hóa.
9. Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia
Vậy ngành xuất nhập khẩu ra làm gì được nữa? Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia có thể là lựa chọn dành cho bạn.
Ở các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu thì đây là nhân viên có mức lương cao và chính sách đãi ngộ gần như tốt nhất. Họ ở cấp độ quản lý, và là những vị trí cấp cao thường được tuyển dụng.
Vị trí này đòi hỏi người có kinh nghiệm lâu năm. Họ cần hiểu biết về kiến thức về xuất nhập khẩu, kỹ năng mềm. Ngoài ra cần một IQ cao, tố chất lãnh đạo. Đây là vị trí mà nhiều người hướng tới sau nhiều năm đi làm.
Công việc chủ yếu của vị trí này là:
Làm công việc giao dịch
Chuyển tiếp thông tin giữa hai bên mua – bán
Chỉ tham gia giao dịch, chuyển giao chứng từ
Sự phát triển lớn mạnh của ngành xuất nhập khẩu đã mở ra một thị trường việc làm đa dạng. Các doanh nghiệp nước ngoài và nội địa thường xuyên tuyển dụng vì nhân sự ngành nghề này đang thiếu hụt nghiêm trọng. Các trang tuyển dụng việc làm, tin tức về các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu luôn thuộc top hot. Nếu bạn thấy phù hợp với vị trí nào trong những công việc trên thì hãy ứng tuyển ngay vào những công ty xuất nhập khẩu nhé!
Khi làm thủ tục hải quan đối với các mặt hàng thực hiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các đơn vị hải quan thực hiện theo các quyết định về áp dụng thuế chống bán phá giá của Bộ Công Thương.
Trong thời gian qua, phát sinh vướng mắc của một số cục hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp liên quan đến hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần phải nộp đối với các hàng hóa thuộc diện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Để tháo gỡ vướng mắc, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố khi làm thủ tục hải quan đối với các mặt hàng thực hiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đơn vị thực hiện theo các Quyết định về áp dụng thuế chống bán phá giá của Bộ Công Thương.
Theo đó trường hợp tại Quyết định của Bộ Công Thương có quy định việc nộp Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phù hợp với các Hiệp định tự do thương mại đang có hiệu lực thì cơ quan Hải quan chấp nhận Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa để giải quyết thủ tục thông quan theo quy định.
Trước đó, để có cơ sở tháo gỡ vướng mắc cho hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan đã phản ánh tới Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương). Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, việc nộp chứng từ chứng nhận xuất hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chỉ tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) và Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (theo quy định tại các khoản từ khoản 4 đến khoản 8 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP).
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với quy định pháp luật, các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, ngăn chặn các hiện tượng gian lận thương mại, trong quá trình áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, người làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong tất cả các Quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực cần cung cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ như sau:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); hoặc chứng tử tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại một trong các Hiệp định: Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA); Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (СРТРР); Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA); Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Các quy định về tự chứng nhận xuất xứ tại các Hiệp định thương mại tự do được thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn có liên quan. Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa đã trở thành hoạt động không thể thiếu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Đối với những doanh nghiệp mới về xuất nhập khẩu, hay những bạn mới bắt đầu làm việc trong lĩnh vực này thì một quy trình chung về nhập khẩu hàng hóa là rất cần thiết.
Bài viết dưới đây khái quát chung cho các loại hàng, không cụ thể là loại hàng nào, cũng không nói rõ là nhập khẩu từ nước nào. Do thủ tục nhập khẩu của từng loại hình nhập khẩu và của từng loại hàng hóa khác nhau nên mình cũng chỉ khái quát các bước và các chứng từ cần thiết nhất.
Đối với từng loại mặt hàng riêng, các bạn có thể tham khảo thêm trong các thông tư, văn bản khác.
Quy trình nhập khẩu một lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam.
Bước 1. Tìm nhà cung cấp và khảo giá, đàm phán giá và lựa chọn nhà cung cấp.
Điều đầu tiên là bạn phải tìm hiểu được hàng hóa của bạn và biết được các thông cụ thể về doanh nghiệp xuất khẩu (The exporter / saler).
– Về hàng hóa: Tên hàng hóa, chất lượng hàng hóa (có thể yêu cầu gửi hàng mẫu), quy cách đóng hàng, giá cả (nếu mua hàng số lượng nhỏ? Nếu mua số lượng lớn), thời gian sản xuất hàng, hạn sử dụng của hàng, hàng của bạn đã có nhiều công ty ở VN nhập chưa?.vv…
– Về doanh nghiệp xuất khẩu:
Quy mô của công ty;
Thông tin của công ty: địa chỉ, số đt, email, skype;
Thị trường của công ty;
Sản phẩm nổi bật nhất.
Bước 2. Đặt hàng
Bạn có thể gửi Giấy đặt hàng (Offer Sheet) hoặc Purchase Order cho nhà XK hoặc gửi email. Điều đó không quan trọng trong việc giao thương. Trong Offer Sheet có ghi rõ các nội dung sau:
Thông tin Người bán ( The seller ) (Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
Thông tin Người mua ( The Buyer ) (Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
Thông tin hàng hóa (Tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền)
Điều kiện thanh toán
Ghi nhớ khi đặt hàng bạn nên yêu cầu Người bán (The seller ) gửi luôn Proma Invoice.
Bạn có thể dùng Proma Invoice này để chuyển tiền ở ngân hàng được (Tùy từng điều kiện thanh toán )
Bước 3. Lên hợp đồng và xác định ngày lên tàu. Lên hợp đồng
Trong bài này mình không đề cập chi tiết đến những điều khoản trong hợp đồng.
Nhưng bạn nên chú ý đến 1 vài điều khoản sau:
Tên hàng, số lượng, tổng tiền: Các thông tin này phải khớp với invoice, packing list, BL nữa nhé.
Nguồn gốc: (từ nước nào) Thông tin này quan trọng. Nếu thiếu thì hải quan sẽ làm khó bạn đó.
Điều khoản thanh toán: Bạn cần xem xét nhiều góc độ nhé: về thời gian thanh toán, thời gian giao hàng, thời gian tàu đi, nếu dùng LC thì xem xét cả thời gian vận chuyển nữa.
Những điều khoản khác bạn có thể tham khảo thêm một số sách được học trong trường hoặc ở các trang web khác.
Xác định ngày lên tàu:
Tùy từng điều khoản giao hàng và tiến độ sản xuất bạn cùng với Người bán (The seller ) xác định ngày lên tàu, book tàu và vận chuyển hàng về cảng ở Việt Nam
Nhà Nhập khẩu hay nhà Xuất khẩu đều có thể book tàu trực tiếp với hãng tàu, hay forwarder. Quan trọng là hai bên phối hợp sao cho tốt quá trình book tàu và vận chuyển hàng đến cảng. Nhà Xuất khẩu sẽ không ngại nếu như bạn nói bạn có thể làm tốt phần vận chuyển quốc tế. Hay nếu công ty bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vận chuyển quốc tế, trong khi nhà Xuất khẩu làm tốt việc đó, thì hãy để họ giúp đỡ bạn. Trong việc giao thương quốc tế, quan trọng là hiệu quả như thế nào. Đừng cố ép nó theo điều khoản giao hàng đã định trong hợp đồng.
Bước 4. Nhà Xuất khẩu đóng hàng, làm thủ tục hải quan xuất khẩu và giao hàng tại cảng.
Bạn cũng nên theo dõi quá trình nhà Xuất khẩu đóng hàng và giao hàng tại cảng nhé.
Thời gian họ đóng hàng là bao nhiêu lâu
Thời gian làm thủ tục hải quan trong bao nhiêu lâu?
Vận chuyển từ nhà máy đến cảng mất bao nhiêu thời gian.
Đó là những thông tin quan trọng để bạn sắp xếp thời gian cho những lô hàng sau (Trong trường hợp cần hàng gấp và để khớp với lịch tàu)
Một lời hỏi thăm về hàng hóa sau khi đã đóng hàng xong và vận chuyển hàng đến cảng cũng có thể tạo thêm mối quan hệ của doanh nghiệp bạn với nhà Xuất khẩu
Bước 5. Vận chuyển quốc tế
Bằng đường hàng không
Bằng đường biển
Dù lô hàng của bạn vận chuyển bằng phương thức nào thì bạn cũng nên chú ý các điểm sau:
Tên hãng vận tải
Lịch đi bao nhiêu chuyến/tuần
Thời gian vận chuyển mất bao nhiêu lâu?
Thời gian muộn nhất giao hàng làkhi nào?
Ngày đi/ngày đến
Đi trực tiếp hay chuyển tải (direct/tranship)
Cảng đi/cảng đến
Bước 6. Thanh toán quốc tế:
Thời gian thanh toán dựa theo hợp đồng giữa hai bên. Mình để ở bước 6 cho một lô hàng chung chung thôi nhé.
Thanh toán quốc tế thì bạn lưu ý chuẩn bị chứng từ đúng theo những gì ở trong hợp đồng đã nêu rõ nhé. Ví dụ: Trong hợp đồng nói điều khoản thanh toán TT 100% sau khi nhận được bản copy của BL, invoice, packing list thì bạn phải có đầy đủ giấy tờ thì họ mới chuyển nhé.
Ngoài ra, các thông tin về người hưởng lợi, tên ngân hàng hưởng lợi, địa chỉ cũng phải khớp nhau trong hợp đồng, invoice.
Bước 7. Chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan tại VN.
Như đã nói ở trên, đối với từng loại hình, từng loại mặt hàng sẽ yêu cầu những chứng từ khác nhau. Ở đây mình liệt kê một vài chứng từ nhé:
Hợp đồng (Contract)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Danh sách hàng hóa (Packing list)
Giấy chứng nhận nguồn gốc ( CO)
Kiểm dịch thực vật Phytosanitary
Certificate of analysis
Health certificate
Certificate of free sale
Công bố chất lượng
Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
VV….
Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ, bạn tiến hàng khai hải quan và thông quan.
Bước 8. Lấy hàng và đưa hàng về kho.
Trên đây là những bước cơ bản nhất về nhập khẩu hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa hay mỗi nước đều có những quy định và thủ tục riêng. Khi quyết định nhập khẩu về một mặt hàng nào đó, từ quốc gia nào đó thì việc tìm hiểu các thông tư về chúng là rất quan trọng. Ví dụ, với những hàng hóa là hàng nông sản thì còn cần phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng hay an toàn vệ sinh thực phẩm,…
Rất mong bài viết giúp ích được bạn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa!
Nghề Xuất nhập khẩu là nghề đem lại cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai, tuy nhiên học và làm xuất nhập khẩu như thế nào cho hiệu quả, bài viết này, tác giả bật mí các bí quyết làm và học xuất nhập khẩu thành công của các chuyên gia XNK hiện nay.
1. Xác định rõ mục tiêu làm nghề Xuất nhập khẩu
Nghề Xuất nhập khẩu phù hợp với mọi đối tượng, ở tất cả các ngành học, miễn sao bạn có một đam mê và luôn cố gắng hết sức để có thể làm được nghề xuất nhập khẩu.
Thực tế, có rất nhiều các chuyên gia xuất nhập khẩu xuất than từ cách ngành nghề không lien quan như công nghệ thông tin, nông nghiệp, xây dựng, cơ khí … Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là phủ nhận sự khác biệt của việc đào tạo bài bản.
Được đào tạo bài bản sẽ giúp bạn tự tin và hành nghề hiệu quả hơn, nhưng nếu bạn không có sự tìm tòi và cố gắng thì cũng không thể thành công trong nghề này được.
Vì vậy, đừng mặc cảm về việc mình học đúng chuyên ngành hay không, bạn sẽ thành công nếu như bạn xác định được 1 đích đến rõ rang và luôn cố gắng hết sức về nó.
2. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu
Đây là việc làm rất quan trọng. Bạn sẽ không thể làm nghề nếu bạn không có kiến thức chuyên môn. Mà kiến thức chuyên môn về lĩnh vực Xuất nhập khẩu và Logistics là những kiến thức chuyên môn rộng lớn, thường xuyên có sự thay đổi. Vì thế bạn cần có thói quen đọc sách về xuất nhập khẩu, các văn bản luật liên quan, cũng như học hỏi từ các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Với ngành này, bạn cần có kiến thức chắc chắn ở các kiến thức chuyên môn sau:
Kiến thức về Quy trình Xuất nhập khẩu hàng hóa (export-import process) theo các phương thức khác nhau
Các vấn đề về hợp đồng ngoại thương trong giao dịch, ký kết
Các quy định về Incoterms
Các vấn đề về thủ tục hải quan và văn bản pháp luật liên quan
Hoạt động thanh toán quốc tế học nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Hoạt động bảo hiểm vận tải quốc tế
Ngoài ra là kiến thức về ngành nghề, sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp.
3. Rèn luyện kỹ năng mềm để tạo sự khác biệt
Nghề Xuất nhập khẩu là nghề cần sự linh hoạt và kỹ năng xử lý tình huống, và các kỹ năng khác. Vì vậy, để có thể thành công trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu, bạn cần rèn luyện cho mình các kỹ năng sau:
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình: Tốt kỹ năng này, bạn sẽ là người thành công trong việc giải quyết các tình huống của nghề xuất nhập khẩu, trong ký kết hợp đồng ngoại thương, xử lý công việc với các bên lien quan. Đồng thời, cho bạn sức hút của 1 người thành công với phong thái tự tin, quyết đoán.
Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, vì bạn nhận được sự hỗ trợ từ các cá nhân khác, bạn sẽ không phải làm việc đơn độc, và nhận được sức mạnh của tập thể.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, sẽ có rất nhiều tình huống mà nhiều khi với kinh nghiệm của bạn, bạn chưa thể xử lý được, nếu bạn làm việc nhóm tốt, bạn sẽ nhận được sự giúp sức, tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trong cộng đồng.
Kỹ năng làm việc khoa học, có kế hoạch: Bạn cần có thói quen lên kế hoạch cho công việc, cũng như sắp xếp công việc khoa học để công việc trở lên hiệu quả và có thể xử lý nhiều công việc khác nhau. Công việc Xuất nhập khẩu là 1 công việc rất áp lực, vì thế bạn cần có kỹ năng này để giảm đi được áp lực trong công việc nhé.
Kỹ năng Tin học: Công việc XNK sẽ cần bạn có kỹ năng tin học tốt để có thể truyền tờ khai hải quan, soạn thảo email, báo giá, cũng như tra mã HS Code, học tập các kiến thức qua mạng …, vì thế nếu không tốt kỹ năng này, công việc của bạn sẽ không thể thành công.
Kỹ năng Tiếng Anh: Không phải vị trí công việc nào của xuất nhập khẩu và Logistics cũng cần tiếng anh giỏi, nhưng rõ ràng, nếu không tốt Tiếng Anh, bạn sẽ tự thu hẹp cơ hội nghề nghiệp của bạn lại. Vì thế bạn nên chịu khó đầu tư cho việc học Tiếng Anh nhé.
Sau cùng, đó là kỹ năng thích nghi, mình nghĩ đây là kỹ năng rất quan trọng để bạn có thể hòa đồng với tập thể, làm chủ buổi gặp mặt, chịu được áp lực với công việc và thể hiện khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, những người thành công đều là những người có kỹ năng thích nghi tốt.
4. Luôn duy trì một thái độ hành nghề chuyên nghiệp với tinh thần học tập cao nhất.
Luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao
Làm việc với sự say mê nhất
Luôn lắng nghe, học hỏi từ tất cả những người xung quanh
Đừng ngại khó, ngại khổ
Luôn chịu trách nhiệm về những việc mình làm
Hãy hiểu rằng việc của mình là làm tốt công việc mà mình đang làm, đừng đánh giá, so bì với những người khác. Bạn làm tốt, ắt sẽ được ghi nhận.
Không nản chí dù gặp thất bại, luôn coi khó khăn là thử thách, hãy tin rằng qua khó khăn, bạn sẽ trưởng thành hơn.
Luôn làm việc với tâm thế của người có chính kiến, đáng tin.
5. Rèn luyện sức khỏe và tinh thần vui vẻ
Bạn nên nhớ, nếu không có sức khỏe và 1 tâm trạng tốt, bạn sẽ không thể làm được việc gì. Vì thế, hãy biết chăm sóc bản than để mình khỏe nhất, hãy luôn làm cho tâm hồn tươi trẻ để bạn có nhiều năng lượng.
6. Luôn mở rộng mối quan hệ và chịu khó tham gia các diễn đàn
Bạn nghĩ xem, nếu bên cạnh bạn có 1 chuyên gia Xuất nhập khẩu giỏi ở bên cạnh để hướng dẫn, tư vấn cách làm, công việc sẽ trở lên tốt hơn, và bạn đỡ lo sợ hơn đúng không nào?
Đặc thù của nghề XNK sẽ luôn cho bạn cơ hội giao tiếp với rất nhiều người trong nghề, vì thế hãy luôn tận dụng và trân trọng các cơ hội này để kết bạn, kết than nhé.
Bên cạnh đó, việc tham gia các diễn đàn về xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn có nhiều mối quan hệ hơn, học tập được nhiều kinh nghiệm thực tế hơn.
7. Nếu bạn đang ở những bước đi khởi đầu trong nghề Xuất nhập khẩu
Nên tham gia khóa học xuất nhập khẩu thực tế của các trung tâm uy tín (nhớ là uy tín nhé, vì hiện có nhiều trung tâm lừa đảo). Vì thế, cần tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia khóa học.
Các vấn đề mà bạn cần xem xét khi lựa chọn địa chỉ học là:
Giảng viên
Chương trình đào tạo
Giấy phép hoạt động
Quyền lợi của học viên khóa học lập báo cáo tài chính
Uy tín của trung tâm qua sự đánh giá của cộng đồng.