Vấn đề: Chính sách xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài

Bên công ty em muốn bán cho một khách hàng bên Úc máy ép chân không nhưng không có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam mà là máy mua lại từ nhà phân phối đã nhập máy từ Trung Quốc và nhà phân phối nhập linh kiện từ Nhật về và lắp ráp ở Việt Nam.
Trong trường hợp này bên em làm thủ tục xuất khẩu thì phải chịu những khoản thuế gì và cần phải có các loại giấy tờ nào ạ?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Do nội dung trình bày của Công ty chưa rõ ràng và chưa cung cấp hồ sơ vụ việc cụ thể về giao dịch giữa các bên nên chưa đủ cơ sở để trả lời. Tuy nhiên, Công ty có thể tham khảo một số quy định sau và đối chiếu với thực tế hoạt động của Công ty để thực hiện đúng quy định:
– Về việc xác định xuất xứ của hàng hóa: Điều 9 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định các công đoạn gia công, chế biến được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa tại một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ.
– Về chính sách thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ theo hướng dẫn tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021) để thực hiện.
– Về giấy tờ cần có đề nghị Công ty căn cứ vào điều kiện kinh doanh và mặt hàng cụ thể của Công ty để nghiên cứu về chính sách mặt hàng và bộ hồ sơ theo quy định.

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM

————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

Vấn đề xuất khẩu: HS code hàng bao bì PP dệt

Công ty sản xuất bao bì PP dệt, từ hạt nhựa Polypropylene
Từ trước, chúng tôi dùng mã HS Code: 63053390 cho hàng xuất khẩu là bao bì PP dệt, dùng để đóng gói hàng hóa.
Hiện nay, khách hàng của chúng tôi ở thị trường Châu Âu yêu cầu chúng tôi sử dụng mã HS code: 39232990 cho sản phẩm trên khi xuất qua nước họ vì hệ thống tất cả các nhà cung cấp của họ đều sử dụng mã HS code này.
1. Chúng tôi có được sử dụng mã HS code 39232990 cho sản phẩm bao PP dệt, dùng để đóng gói hàng hóa không?
2. Nếu được áp mã 39232990, thì chúng tôi có được sử dụng mã HS 63053390 nữa không, có bị xử phạt gì không?

1. Về việc sử dụng mã HS:

Do thông tin Công ty cung cấp chưa đầy đủ thông tin về hàng hóa nên Tổng cục Hải quan không đủ cơ sở để hướng dẫn phân loại, áp mã số chính xác cho hàng hóa nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên, công ty có thể tham khảo một số quy định sau để phân loại mã số hàng hóa:
– Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
– Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 17/2021/TT-BTC ngày 26/02/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC.
– Chú giải của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới.
Trường hợp vẫn không thể xác định được mã HS thì công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

2. Về việc xử phạt VPHC:

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì: “Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”. Do đó, đối với hàng hóa công ty nhập khẩu nêu trên chỉ có một mã số duy nhất. Trường hợp áp sai mã số sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy đinh tại Điều 8, Điều 9 và Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

Chính sách – Thuế nhập khẩu cho loại hình nhập khẩu H11

Công ty tôi có kiện hàng (nhãn dán sản phẩm-HS code: 4811410000) nặng 5 kg đặt bên Trung Quốc (do khách yêu cầu chung đặt bên đó) thông Fedex vận chuyển. Kiện hàng có giá trị $ 20. Khi vào Việt Nam thì công ty tôi có ủy quyền bên Fedex để khai báo hải quan.

Cuối cùng thì công ty tôi phải trả các phí sau:
1.Thuế nhập khẩu
2.Phi lưu kho
3.Phí H11

Vậy xin giải đáp cho tôi một số câu hỏi sau:

1.Tại sao kiện hàng của chúng tôi phải chịu thuế nhập khẩu ? (theo tôi được biết do giá trị kiện hàng của công ty tôi thấp hơn cước vận chuyển (do Fedex tính toán)-> do đó bị đánh thuế nhập khẩu, điều đó có đúng không?).

2.Nếu cước vận chuyển nhỏ hơn giá trị đơn hàng thì có bị đánh thuế nhập khẩu hay không? Giá trị đơn hàng + cước vận chuyển dưới bao nhiêu thì không phải mở tờ khai và trên bao nhiêu thì phải mở tờ khai

3.Có phải bất cứ kiện hàng theo loại hình H11 khi nhập về Việt Nam thì phải khai báo giá trị đơn hàng + cước vận chuyển và dựa vào đó để quyêt định có mở tờ khai hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 sửa đổi, bổ sung Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định về miễn thuế đối với hàng hóa hóa có giá trị tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh thì: “2. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng Việt Nam trở xuống được miễn thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp trên 100.000 đồng Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ lô hàng; 3. Hàng hóa có tổng trị giá hải quan từ 500.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có tổng số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp từ 50.000 đồng Việt Nam trở xuống cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”.

Tại điểm 5 khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: “5. Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa và hóa đơn thương mại; hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển đến Việt Nam bằng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, không có hợp đồng mua bán và hóa đơn thương mại, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu”.

Đối chiếu với các quy định nêu trên: Trường hợp, cơ quan Hải quan có đủ căn cứ xác định trị giá kê khai của Công ty không phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu thì xác định lại trị giá hải quan theo quy định. Nếu trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định vượt định mức được miễn thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP nêu trên thì Công ty phải kê khai nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ lô hàng.

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM

————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

XIN ĐIỀU CHỈNH TỜ KHAI SAU THÔNG QUAN ĐÚNG HAY SAI

DN TỰ THỎA THUẬN GIẢM GIÁ VỚI ĐỐI TÁC VÀ XIN ĐIỀU CHỈNH TỜ KHAI SAU THÔNG QUAN

Công ty chúng tôi có xuất khẩu 1 lô hàng, đã làm xong thủ tục Hải quan và thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, bên đối tác để nghị giảm giá (do khó khăn trong kinh doanh, tình hình dịch bệnh Covid kéo dài). Nên công ty chúng tối đồng ý giảm giá 2.000usd / tổng trị giá lô hàng (sau khi đả giảm đơn giá trên sản phẩm).
Công ty có làm công văn xin điều chỉnh đơn giá (nêu rõ lý do giảm như trên) và nộp hồ sơ cho HQ để xin điều chỉnh tờ khai sau thông quan. Tuy nhiên, Lãnh đạo chi cục HQ không đồng ý điều chỉnh do tiêu chí trên không nằm trong các tiêu chí được điều chỉnh tờ khai (không phải sai sót trong quá trình khai hải quan, mà do DN tự thỏa thuận giàm giá với đối tác nên không thể điều chỉnh TK).
Kính mong bộ phận tư vấn Hải quan xem xét cho hướng giải quyết đối với tờ khai này.

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 60/2018/TT-BTC thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
– Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC về hàng hóa xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
– Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì sau khi hàng hóa đã được thông quan, trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
+ Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
+ Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì việc điều chỉnh giá do giảm giá không thuộc trường hợp do sai sót. Đề nghị Công ty căn cứ vào hồ sơ thực tế đối chiếu với các quy định nêu trên để thực hiện kê khai đúng quy định. Trường hợp có vướng mắc thì liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể
————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

NHẬP KHẨU A12, KHÔNG HOÀN THUẾ, XUẤT KHẨU ĐI B11

Công ty tôi là công ty 100% vốn Nhật bản, loại hình sản xuất xuất khẩu. Năm 2020, công ty có nhập NVL theo loại hình A12 để dùng sản xuất mẫu, đào tạo trong nhà máy. Nay, công ty muốn xuất sản phẩm sử dụng NVL A12 này để xuất bán sang cho công ty mẹ. Vậy cho công ty được hỏi là công ty nên mở loại hình B11 (xuất kinh doanh) hay mở loại hình E62 (xuất sản xuất xuất khẩu ).
Nếu mở B11 thì công ty không được hoàn thuế, và không làm BCQT cho phần NVL này phải không ạ?
Nếu mở E62 thì công ty phải làm BCQT cho phần NVL này, và có bắt buộc phải thực hiện thủ tục hoàn thuế không?
Trường hợp công ty, không muốn hoàn thuế (vì số tiền thuế ít) thì nên chọn loại hình nào thuận lợi nhất cho doanh nghiệp?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Trường hợp Công ty nhập NVL theo loại hình A12 để dùng sản xuất mẫu, đào tạo trong nhà máy đã nộp đầy đủ thuế. Nay, công ty muốn xuất sản phẩm sử dụng NVL A12 này để xuất bán sang cho công ty mẹ ở nước ngoài và không muốn hoàn thuế (vì số tiền thuế ít) thì nên chọn loại hình B11. Công ty không phải làm BCQT cho phần NVL này vì đã nộp đầy đủ thuế.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể
————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

TK B11 XK CHO DNCX CÓ PHẢI ÁP DỤNG MẪU 22 KHÔNG?

Bên Tôi là Doanh nghiệp nội địa, trụ sở đặt tại Trảng Bom, không thuộc KCX hay KCN, Ngành nghề là kinh doanh các sản phẩm liên quan đến gỗ tràm rừng trồng có nguồn gốc xuất xứ thu mua tại nội địa nước Việt Nam Bên Tôi có cung cấp mặt hàng Pallet gỗ cho DNCX để làm bao bì đóng gói.
Loại hình xuất khẩu của bên Cty Tôi là B11, và DNCX sẽ nhập khẩu tại chỗ theo loại hình E15 và A12 Theo NĐ 18 có qui định về việc áp dụng mẫu 22 cho tờ khai xuất khẩu tại chỗ phải thông báo đã hoàn thành tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng.
Nhưng theo Tôi hiểu là Mẫu 22 sẽ áp dụng cho các DNCX và DN KCN làm hàng sản xuất xuất khẩu hoặc gia công, xuất khẩu tại thị trường Việt Nam thì mới phải thông báo mẫu 22.
Vậy mong Cục giải đáp giúp Tôi là DN nội địa như Công Ty Tôi có phải áp dụng mẫu 22 hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều 12 của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016
“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
e) Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là lượng hàng hóa thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ, nếu người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.”
– Căn cứ khoản 58 Điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“58. Khoản 3, 4, 5 Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan
5. Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
a.3) Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu;
a.4) Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
b.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;
b.4) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan”
Như vậy, trường hợp của công ty xuất khẩu tại chỗ với loại hình tờ khai là B11 để bán hàng cho DNCX (tờ khai nhập loại hình A12, E15), theo khoản 58 Điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 thì Công ty (Bên xuất khẩu) vẫn phải có trách nhiệm theo dõi và THÔNG BÁO CHO CƠ QUAN HẢI QUAN TỜ KHAI NHẬP KHẨU TẠI CHỖ ĐỐI ỨNG ĐÃ HOÀN THÀNH THỦ TỤC theo Mẫu số 22 để thực hiện các quy định về quản lý hải quan và các thủ tục tiếp theo.
Doanh nghiệp tham khảo thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
Nguồn: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI

Thuế Nhập Khẩu và thuế Giá trị gia tăng Nhập khẩu

Công ty cổ phần thủy điện Tân Mỹ xây dựng dự án nhà máy thủy điện, hiện nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài về do thiết bị trong nước chưa thể sản xuất được, vì vậy Thiết bị, máy móc thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nên nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. hay vẫn nằm trong đối tượng chịu thuế

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ khoản 17 Điều 5. Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH13 được sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 quy định về Đối tượng không chịu thuế
“17. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.”.
Căn cứ quy định trên thì trường hợp Công ty Cổ phần thủy điện Tân Mỹ xây dựng nhà máy thủy điện, nhập khẩu máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định không thuộc đối tượng không chiụ thuế giá trị gia tăng.
Đề nghị Công ty kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định và liên hệ với Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để được hướng dẫn cụ thể.
————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tái xuất hàng nhập khẩu như doanh nghiệp vốn nước ngoài

Chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, chúng tôi có nhập nguyên vật liệu về để sản xuất sản phẩm loại hình tờ khai nhập khẩu A12 (đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước) Bây giờ chúng tôi muốn gửi cho một lượng hàng về công ty bên Trung Quốc (không phải là nhà cung cấp mà chúng tôi đã mua) với hình thức không thanh toán, liệu có được hay không? Và thủ tục như thế nào?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ Điều 48 Nghị định  08/2015/NĐ-CP  ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“21. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 Điều 48 như sau:

“1. Các hình thức tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bao gồm:

a) Tái xuất để trả cho khách hàng;

b) Tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan.”

2. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu;

b) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất khẩu trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chụp;

c) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 bản chụp.

3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).”

– Về trị giá khai báo, Công ty tham khảo Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính để thực hiện.

Đề nghị công ty tham khảo quy định trên thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn:  CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI 

————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

PHÂN VÂN KHÔNG BIẾT MỞ THEO LOẠI HÌNH E31 HAY A12

Phần mềm lập Báo Cáo Quyết Toán JUNE

TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI: PHÂN VÂN KHÔNG BIẾT MỞ THEO LOẠI HÌNH E31 HAY A12

Nhập khẩu tại chổ cho loại hình SXXK , khai E31 hay A12?
Chúng tôi phân vân không biết khai E31 hay A12, vì khai E 31 thì doanh nghiệp nộp thuế nhập khẩu theo theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 ( ND 18),.
Còn trường hợp khai theo hình thức A12 thì doanh nghiệp phải nộp cả thuế nhập khẩu và thuế VAT. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19, Doanh nghiệp gặp khó khăn tiền mặt để nộp thêm khoản thuế VAT này,.
Vậy doanh nghiệp có thế khai mã loại hình E31- nhập khẩu tại chổ cho loại hình SXXK để nộp một khoản thuế nhập khẩu theo ND 18 mà không phải khai loại hình A12 có được không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ hướng dẫn sử dụng bảng mã loại hình VNACCS tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015:
Loại hình E31 – Nhập nguyên liệu sản xuất xuẩt khẩu
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư có thể nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
Công ty tham khảo hướng dẫn mã loại hình nêu trên để lựa chọn mã loại hình khai nhập khẩu cho trường hợp của mình.
Công ty lưu ý Điểm e) khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 “quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”, đã quy định điều kiện miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất hàng hóa xuất khẩu như sau:
“e) Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là lượng hàng hóa thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ, nếu người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Quá thời hạn nêu trên, người xuất khẩu tại chỗ không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu, người xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai hải quan mới và kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Sau khi nộp thuế, người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì được xử lý số tiền thuế đã nộp theo quy định của pháp luật quản lý thuế về xử lý tiền thuế nộp thừa”.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện việc khai báo loại hình xuất nhập khẩu hàng hóa của mình cho phù hợp. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Phần mềm Lập Báo Cáo Quyết Toán JUNE

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thuế nhập khẩu sản phẩm gia công từ khu phi thuế quan vào nội địa VN

Theo các chuyên gia từ Tổng cục Hải quan có phổ biến về nội dung của Nghị định 18/2021 hiệu lực từ 25/4/2021, có nôi dung sau:
Trường hợp cty chúng tôi là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuê DN chế xuất gia công, nếu sản phẩm gia công có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào nội địa VN sẽ phải chịu thuế nhập khẩu.
Vậy nếu trường hợp sản phẩm gia công đó gồm 10 nguyên liệu, trong đó cty chúng tôi nhập khẩu 1 nguyên liệu từ nước ngoài , sau đó cấp sang cty nhận gia công, còn lại 9 nguyên liệu do cty nhận gia công nhập từ nội địa Việt nam. Vậy khi công ty chúng tôi nhập khẩu sản phẩm gia công lại nội địa VN thì sẽ phải nộp thuế nhập khẩu tính trên trị giá sản phẩm gia công ( Bao gồm phí gia công + giá của 9 nguyên liệu do Dn chế xuất cung ứng), Như vậy có đúng không?
Nếu đúng thì có nghĩa là công ty chúng tôi phải nộp thuế trên cả phần nguyên liệu mua mà cty chế xuất đã mua từ nội địa Việt Nam đúng không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 (sửa đổi, bổ sung Điều 10, Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016) của Chính phủ;
Căn cứ Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan:
“1. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam.
3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.”
Căn cứ các quy định nêu trên, kể từ ngày 25/4/2021 (ngày hiệu lực của Nghị định số 18/2021/NĐ-CP) thì:
a) Trường hợp người nộp thuế (có hợp đồng gia công) giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa nhập khẩu hoặc bán thành phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác nhận gia công lại tại khu phi thuế quan thì hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm giao gia công lại được miễn thuế xuất khẩu. Sản phẩm thuê gia công tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
b) Trường hợp người nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để SXXK, sau đó giao hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm được sản xuất từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất, gia công lại tại khu phi thuế quan theo một trong các trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2, a.3 khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP được miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm được sản xuất từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại. Sản phẩm thuê sản xuất, gia công tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
c) Trường hợp người nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để SXXK, sau đó giao toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu để thuê tổ chức nhận sản xuất, gia công lại tại khu phi thuế quan được miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại. Sản phẩm thuê sản xuất, gia công tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
Đề nghị Công ty căn cứ quy định nêu trên, đối chiếu thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, Công ty liên hệ trực tiếp cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan để được hướng dẫn cụ thể.
————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com