Mã loại hình XNK và hoàn thuế nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Phần mềm JUNE lập báo cáo quyết toán tăng hiệu quả gấp 2 lần

Mã loại hình xuất nhập khẩu và hoàn thuế nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Hình ảnh minh họa

Mã loại hình XNK và hoàn thuế nhập khẩu

Theo đó, về mã loại hình, tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành bảng mã loại hình xuất nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng, loại hình nhập khẩu A41 có tên gọi “Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu” được hướng dẫn cụ thể như sau: “Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp chế xuất), doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất)”.

Loại hình xuất khẩu B13 có tên gọi “Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu” được hướng dẫn cụ thể như sau: “Sử dụng trong trường hợp: a) Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài; b) Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bản vào doanh nghiệp chế xuất; c) Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài”.

Đối với thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến thực hiện mã loại hình xuất nhập khẩu và hoàn thuế nhập khẩu, đối chiếu với các quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan cho biết, loại hình nhập khẩu A41 là không phù hợp trong trường hợp của doanh nghiệp vì đây là trường hợp nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không phải dùng trong trường hợp nhập khẩu để bán sang nước thứ 3).

Đối với việc hoàn tiền thuế nhập khẩu, theo Tổng cục Hải quan, khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.

Cũng tại điểm c khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu; khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì hàng hóa quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.

Chi tiết hơn tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm: Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan. Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu”.

Căn cứ các quy định nêu trên, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp doanh nghiệp được phép thực hiện quyền nhập khẩu theo quy định pháp luật về đầu tư và đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật, sau đó hàng hóa được xuất bản sang nước thứ ba phù hợp với quyền xuất khẩu theo quy định của pháp luật thì được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu nếu hàng hóa này chưa qua sử dụng, gia công, chế biến tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Nguồn: Hải quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hàng đi đường nhưng chưa nhập kho có đưa vào cột 6 BCQT hay không?

Hiện nay, một số bạn vẫn hỏi rằng, hàng đi trên đường (Hàng đã mở tờ khai Hải quan) nhưng chưa nhập kho có đưa vào cột 6 báo cáo quyết toán hay không. Mình xin phân tích như sau:

HĐĐ Chưa nhập kho có đưa vào cột 6 BCQT hay không?

Căn cứ khoản 39 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 về yêu cầu lập báo cáo quyết toán:
“Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này”
Tại hướng dẫn số 1 mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL như sau: “Thông tin nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư được lập trên cơ sở quản lý theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho.”
Mặt khác căn cứ khoản 39 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 về nguyên tắc lập sổ kế toán trong việc theo dõi nhập xuất tồn kho nguyên liệu, vật tư và sản phẩm như sau:
“Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất…) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ”
Kết luận:
Theo các căn cứ trên, dữ liệu lập báo cáo quyết toán là lấy theo sổ sách kế toán.
Căn cứ Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 điều 24 tài khoản 151 được định danh là hàng mua đang đi đường;
Căn cứ điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 tài khoản 152 được định danh là nguyên vật liệu.
Điều đó chứng tỏ rằng khi lập báo cáo quyết toán chúng ta không phản ánh tài khoản hàng mua đang đi đường mà phản ánh tài khoản nguyên liệu, vật tư 152.
Nhưng:
Tại hướng dẫn 6 mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL lại hướng dẫn: “Cột (6): Gồm lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm bán thành phẩm, thành phẩm để gắn với sản phẩm xuất khẩu thành sản phẩm đồng bộ) để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhập kho trong kỳ báo cáo; lượng nguyên liệu, vật tư nhận từ hợp đồng gia công khác chuyển sang; hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đang đi trên đường chưa nhập kho tại cuối kỳ báo cáo; nhập lại kho khi dư thừa trên dây chuyền sản xuất; nhập kho sau khi thuê gia công lại; lượng nguyên liệu, vật tư của DNCX không làm thủ tục hải quan
Như vậy:
Có 1 sự mâu thuẫn giữa hướng dẫn tại cột 6 với hướng dẫn 1 khi mà hướng dẫn 6 lại cho tờ khai đang đi đường vào cột 6 trong khi đó tài hướng dẫn 1 lại yêu cầu báo cáo về kho nguyên liệu, vật tư theo sổ sách kế toán (152).
Vấn đề đặt ra:
Thứ nhất, nếu ta cho hàng đi đường vào cột 6 nghĩa là lượng nhập trong kỳ chúng ta đã tăng lên, đồng nghĩa với việc Tồn cuối kỳ chúng ta cũng phát sinh thêm 1 lượng bằng tờ khai hàng đi đường đưa vào và nó KHÔNG KHỚP SỐ TỒN CUỐI KỲ theo sổ sách kế toán tại cột 11.
Thứ 2, đối với tài khoản 151 của kế toán, không phải chỉ những hàng hóa đã mở tờ khai Hải quan chưa nhập kho mới hạch toán vào đó. Tùy theo Incoterms, nếu điều kiện giao hàng là EXW thì khi đạt thỏa thuận mua bán kế toán cũng đã có thể hạch toán vào 151 chưa cần biết đã mở tờ khai hay không, nếu ta đưa lượng đó vào Báo cáo quyết toán thì khi đối chiếu lại không có tờ khai trong năm tài chính đó để giải trình, nếu chỉ phản ánh những trường hợp đã mở tờ khai HQ thì lại khó giải trình.
Thứ 3 thế nếu trường hợp giao hàng trước mở tờ khai sau mà cũng xét đến việc có tờ khai hay không thì lại không được đưa vào báo cáo à?
Do đó hướng dẫn Hàng đi đường tại cột 6 là KHÔNG HỢP LÝ và có thể nói là KHÔNG ĐÚNG TINH THẦN của BCQT.
Kết luận cuối cùng:
Khi mà thông tư đã yêu cầu chúng ta Báo cáo quyết toán theo sổ sách kế toán thì chúng ta nên mạnh dạn bỏ những tờ khai hàng đi đường vào năm tài chính sau báo cáo.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn